Cơ sở đánh giá năng lực tài chính của ngân hàng thương mại

Một phần của tài liệu NÂNG CAO NĂNG lực tài CHÍNH của NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM đến năm 2020 (Trang 28)

1.1.3.1. Đánh giá theo chuẩn mực xếp hạng tín nhiệm của Moody’s

Từ công ty xếp hạng đầu tiên do John Moody sáng lập năm 1909, trên thế giới hiện có khá nhiều công ty cung cấp dịch vụ này và ba tên tuổi lớn nhất trong số đó là Moody’s, Standard&Poors và Fitch Ratings. Moody’s là công ty được niêm yết độc lập trên Thị trường chứng khoán New York. Công ty đã tiến hành xếp hạng hơn 750

định chế tài chính chỉ riêng tại khu vực châu Á còn trên phạm vi toàn cầu là gần 1.000 NH.

Xếp hạng tín nhiệm NH của Moody’s bao gồm hai nhóm xếp hạng chính: Xếp hạng NLTC của NH và xếp hạng tiền gửi NH. Trong đó, xếp hạng NLTC ( Bank Financial Strength Rating – BFSR) phản ánh mức độ an toàn và sự lành mạnh của NH, nhưng ngoại trừ một số rủi ro tín dụng nhất định từ bên ngoài và các yếu tố hỗ trợ tín dụng.

Chuẩn mực đánh giá NLTC của Moody’s:

 Quy mô VCSH

Để thích ứng với xu thế hội nhập quốc tế, để tạo điều kiện có thể thu được lợi nhuận đạt mức trên trung bình của ngành đòi hỏi VCSH của NH phải tương đương với mức VCSH của một NH khá trong khu vực. Mức VCSH khoảng: 1 tỷ USD (tương đương 21.000 tỷ đồng VNĐ)

 Khả năng thanh khoản

Chỉ tiêu thanh khoản (đo bằng tỷ trọng TS thanh khoản (dưới 1 năm) trên tổng TS) phải đạt 30%. Có chiến lược quản lý rủi ro thanh khoản hiệu quả.

 Qui mô và chất lượng TS - nguồn vốn

Tốc độ tăng trưởng bình quân: Tổng TS: 25%/năm; Nguồn vốn: 23%/năm;

Tín dụng: 15%/năm; Đầu tư: 31%/năm ; Hệ số CAR =12% ; Nợ xấu < 2% tổng dư nợ; Khả năng sinh lời: ROA ≥1%; ROE ≥12-15%; Cơ cấu dư nợ/TS có ≤ 60%.

1.1.3.2. Đánh giá theo mô hình CAMEL

Hệ thống đánh giá thống nhất các tổ chức tài chính (UFIRS) còn được gọi là hệ thống đánh giá CAMEL, đã được thông qua bởi Hội đồng kiểm tra liên bang các tổ chức tài chính (FFIEC) vào ngày 13/11/1979. Hệ thống đánh giá này được thực hiện tại các tổ chức NH Mỹ, và sau đó là trên toàn cầu, theo một khuyến cáo của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ, phân tích năm khía cạnh truyền thống được xem là quan trọng nhất trong hoạt động của một trung gian tài chính. Năm lĩnh vực phản ánh các điều kiện tài

 C – Capital Adequacy – Mức độ an toàn vốn

Đây là phần VCSH của NHTM và khả năng của NHTM đáp ứng các món vay ngày càng mở rộng cũng như các định hướng phát triển TS tiềm năng mà NHTM cần đạt được. Hệ thống phân tích CAMEL xem xét khả năng của NHTM trong việc huy động thêm VCSH trong trường hợp thua lỗ và khả năng cũng như chính sách để thiết lập dự trữ trong trường hợp có rủi ro hoạt động.

Các chỉ tiêu thường được sử dụng để phân tích vốn:

 Tốc độ tăng quy mô VCSH

 Tuân thủ quy định về mức vốn tối thiểu cần thiết (CAR) Tổng số vốn tự có Hệ số an toàn vốn (CAR) =

Tổng TS Có được điều chỉnh theo mức độ rủi ro

Điều kiện tối ưu: Theo chuẩn mực Basel II mà các hệ thống NH trên thế giới áp dụng phổ biến là 8%. Ở Việt Nam, theo thông tư số 13/2010/TT-NHNN ngày 20/5/2010 tỉ lệ này được quy định là 9%.

 A – Asset quality – Chất lượng TS Có

Đây là chỉ tiêu về chất lượng nói chung của các món vay và các TS khác, bao gồm các khoản cho vay cơ sở hạ tầng. Điều này đòi hỏi việc xem xét phải xem xét sự phù hợp của hệ thống phân loại các món vay, quá trình thu thập thông tin và các chính sách xoá nợ.

Một số chỉ tiêu thường được sử dụng để đánh giá chất lượng TS có như: Dư nợ tín dụng/Tổng TS có; Tỷ lệ nợ xấu/Tổng dư nợ; Hệ số nợ không có khả năng thu hồi; Hệ số bù đắp nợ xấu,...

 M – Management ability – Năng lực quản lý

Công tác tổ chức và quản trị tại NH sẽ tác động trực tiếp không chỉ đến NLTC của NH mà còn tới vị thế và uy tín của NH. Một cách tổng quát, công tác QTNH là thước đo cho khả năng chống đỡ của NH trước biến động của nền kinh tế.

Các chính sách về quản lý con người, các chính sách quản lý chung của tổ chức, các hệ thống thông tin, các chế độ kiểm soát và kiểm toán nội bộ, các kế hoạch chiến lược và ngân sách đều được xem xét một cách riêng rẽ để phản ảnh toàn bộ chất lượng

của hoạt động quản lý, phân tích nhân sự và phong cách làm việc của: HĐQT, Ban điều hành, mối quan hệ giữa hai bên…

 E – Earning – Khả năng sinh lời

Đây là yếu tố quan trọng của việc phân tích doanh thu và chi phí, bao gồm cả mức độ hiệu quả của hoạt động và chính sách lãi suất cũng như các kết quả hoạt động tổng quát được đo lường bằng các chỉ số. Phân tích khả năng tạo đủ thu nhập để bù đắp chi phí và tăng vốn bền vững.

Các chỉ tiêu thường được sử dụng để đánh giá khả năng sinh lời như: Tỷ lệ thu nhập trên tổng TS (ROA), tỷ lệ thu nhập trên VCSH (ROE), hệ số thu nhập lãi cận biên (NIM). Trong đó, ROA phải đạt lớn hơn 1%; ROE phải đạt từ 15% trở lên. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

 L – Liquidity – Khả năng thanh khoản

Đây là yếu tố được sử dụng khi phân tích khả năng của tổ chức trong việc xác định nhu cầu tài trợ cho dự án nói chung cũng như nhu cầu vốn cho vay nói riêng. Cấu trúc nợ và VCSH của tổ chức, khả năng thanh toán của các TS ngắn hạn cũng là một yếu tố rất quan trọng trong việc đánh giá tổng quan khả năng quản lý tính lỏng của tổ chức.

Có thể đánh giá mức độ thanh khoản dựa trên khả năng của NH trong việc đáp ứng nhu cầu về vốn cho hoạt động của mình. Các chỉ tiêu cần xem xét bao gồm mức độ biến động của tiền gửi, khả năng sẵn có của những TS có thể chuyển đổi nhanh chóng thành tiền mặt,...

1.1.3.3. Đánh giá theo quyết định 06/2008/QĐ - NHNN

Ngày 12/3/2008, NHNN đã ban hành quyết định 06/2008/QĐ – NHNN về quy định xếp loại NHTMCP với các chỉ tiêu đánh giá xếp loại theo quyết định trên của NHNN bao gồm: Vốn tự có, chất lượng TS, năng lực quản trị, kết quả kinh doanh và khả năng thanh khoản. Trong đó:

 Vốn tự có: điểm tối đa là 15 điểm, tối thiểu là -3 điểm

 Chất lượng hoạt động: Mức điểm tối đa 35 điểm, tối thiểu 0 điểm

 Quản trị, kiểm soát, điều hành: Mức điểm tối đa 15 điểm, tối thiểu 0 điểm  Kết quả kinh doanh: Mức điểm tối đa 20 điểm, tối thiểu 0 điểm

Phương pháp đánh giá xếp loại:

 Việc đánh giá xếp loại các TCTD được căn cứ vào số điểm của từng chỉ tiêu đã quy định.

 Nguyên tắc tính điểm là lấy điểm tối đa trừ đi số điểm bị trừ của từng chỉ tiêu.

Những TCTD không có hoạt động nghiệp vụ theo các quy định tại quy định này thì không cho điểm đối với các chỉ tiêu quy định tại nghiệp vụ đó.

 Số liệu để xem xét cho điểm được căn cứ: Số liệu trên bảng cân đối tài khoản (cấp III, IV, V), số liệu báo cáo thống kê của TCTD tại thời điển 31/12 hàng năm, số liệu qua công tác thanh tra giám sát của NHNN, các số liệu khác có liên quan như kết quả kiểm toán, báo cáo tài chính của TCTD.

 TCTD xếp loại A có tổng số điểm đạt từ 80 trở lên và có điểm của từng chỉ tiêu không thấp hơn 65% điểm tối đa của từng chỉ tiêu đó.

 TCTD xếp loại B có tổng số điểm đạt từ 60 điểm đến 79 điểm và có điểm của từng chỉ tiêu không thấp hơn 50% điểm tối đa của từng chỉ tiêu đó; hoặc có tổng số điểm cao hơn 79 nhưng có điểm số của từng chỉ tiêu từ 50% đến 65% số điểm tối đa của chỉ tiêu đó.

 TCTD xếp loại C có tổng số điểm đạt từ 50 điểm đến 59 điểm và có điểm của từng chỉ tiêu không thấp hơn 45% điểm tối đa của từng chỉ tiêu đó. Hoặc có tổng số điểm cao hơn 59 điểm nhưng điểm số của từng chỉ tiêu từ 45% đến dưới 50% số điểm tối đa của chỉ tiêu đó.

 TCTD xếp loại D có tổng số điểm dưới 50 điểm hoặc có tổng số điểm cao hơn 50 điểm nhưng có điểm số của từng chỉ tiêu thấp hơn 45% số điểm tối đa của chỉ tiêu đó.

1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực tài chính của ngân hàng thương mại 1.2.1. Môi trường vĩ mô

1.2.1.1. Chính sách điều hành

Là một doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực đặc biệt là tiền tệ, vốn là lĩnh vực liên quan trực tiếp đến các ngành, liên quan đến mọi mặt của đời sống kinh tế xã

hội, do đó, việc điều hành hoạt động của ngành NH đòi hỏi phải thận trọng để tránh gây ra thiệt hại cho nền kinh tế.

NHTW ở bất kỳ quốc gia nào đều có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo ổn định giá trị đồng tiền, kiềm chế lạm phát và sự an toàn của hệ thống NH. Kinh nghiệm từ khủng hoảng tài chính của nhiều nước trên thế giới trong giai đoạn vừa qua (đặc biệt là Mỹ, Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản) đã cho thấy vai trò “người dẫn đường” đối với hệ thống NH và nền kinh tế của một quốc gia của NHTW.

Đối với các quốc gia áp dụng mô hình NHTW trực thuộc Quốc hội và độc lập với Chính phủ như Mỹ, Đức, Nga,…NHTW không nằm trong cơ cấu bộ máy của Chính phủ, không chịu sự lãnh đạo, điều hành của Chính phủ. Chính phủ không có quyền can thiệp vào hoạt động của NHTW, vì vậy NHTW có tính độc lập cao trong việc điều hành chính sách tiền tệ. Lúc này, mọi hoạt động của NHTM phụ thuộc vào đường lối, chính sách mà NHTW nước này đề ra nhằm mục đích cuối cùng là thực hiện tốt nhất các mục tiêu kinh tế - xã hội.

Phần lớn các quốc gia trong đó có Việt Nam đều áp dụng mô hình NHTW trực thuộc Chính phủ. Theo mô hình tổ chức này thì NHTW là một bộ máy của Chính phủ, là cơ quan ngang bộ, chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Chính phủ trong việc điều hành chính sách tiền tệ quốc gia. Thông qua NHTW, Chính phủ có thể có những chính sách điều hành tác động đến cung, cầu, đến ổn định kinh tế vĩ mô, đ ến sự phát triển của thị trường chứng khoán, đến các điều kiện yếu tố sản xuất, các ngành liên quan và phụ trợ của ngành NH để tạo thuận lợi hay kìm hãm sự phát triển NLTC của ngành NH.

Vì vậy, khi xây dựng chiến lược phát triển, tùy vào mô hình tổ chức NHTW, các NHTM phải xem xét đến sự tác động của qui định pháp luật, đường lối chiến lược và mức độ ảnh hưởng của các chính sách điều hành kinh tế vĩ mô đến xu hướng hoạt động của hệ thống NHTM.

1.2.1.2. Kinh tế

Sự phát triển của nền kinh tế là một trong những yếu tố tác động đến sự phát triển của các ngành trong nền kinh tế nói chung và ngành NH nói riêng.

Trong thời kỳ kinh tế tăng trưởng, thu nhập của dân cư tăng lên, NH có nhiều cơ hội thu hút tiền vốn nhàn rỗi trong công chúng. Mặt khác, nền kinh tế phát triển, nhiều doanh nghiệp mới được thành lập, giao dịch kinh tế tăng hình thành một bộ phận tích luỹ, tạo môi trường tiềm tàng để NHTM thu hút vốn, tăng trưởng tín dụng, vừa thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển, vừa đem lại lợi nhuận cho NH. Ngược lại, khi nền kinh tế suy thoái, sản xuất bị đình trệ, môi trường đầu tư của NH sẽ bị thu hẹp, lợi nhuận của NH giảm. Hơn thế nữa, lạm p hát làm cho đồng tiền mất giá, người dân sẽ có xu hướng tích trữ hàng hóa hơn là gửi tiền vào NH.

Chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa quốc gia cũng ảnh hưởng tới hoạt động của NH. Nếu mở rộng tiền tệ thì NH dễ dàng hơn trong việc tăng quy mô VCSH, huy động vốn tăng, nâng cao khả năng thanh khoản,… và ngược lại nếu thắt chặt tiền tệ. Khi chính sách tài khóa thu hẹp cũng như tăng thuế, giảm chi tiêu chính phủ cũng dẫn tới tăng thất nghiệp sẽ gây ra khó khăn trong việc nâng cao NLTC.

Bên cạnh đó, sự phát triển của thị trường tài chính sẽ tạo điều kiện cho các chủ thể trong nền kinh tế khi cần vốn có thể huy động từ các nguồn như: Phát hành cổ phiếu (Công ty, NHTM), trái phiếu (Kho bạc, NH, Công ty). Thông qua các phương thức này NHTM sẽ có thể tăng VCSH bằng cách phát hành cổ phiếu hoặc trái phiếu chuyển đổi. Mặt khác, công chúng có cơ hội lựa chọn hình thức đầu tư ngoài gửi tiền vào NHTM, từ đó làm thu hẹp thị phần huy động và cho vay của các NHTM dẫn đến ảnh hưởng trực tiếp đến việc nâng cao hoặc suy giảm NLTC của NHTM (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ngoài ra, xu hướng hội nhập của nền kinh tế cũng ảnh hưởng không nhỏ tới sự phát triển của hệ thống NHTM. Thông qua hội nhập đã tạo tiền đề cho các tổ chức tài chính, NH nước ngoài vào kinh doanh trong nước, tác động đến việc gia tăng đối thủ cạnh tranh với các NHTM đến từ bên ngoài nền kinh tế, ngược lại điều này cũng tạo tiền đề cho các NHTM nội địa phát triển thị trường, hội nhập vào kinh tế toàn cầu.

Như vậy, có thể thấy NLTC của các NHTM chịu ảnh hưởng rất lớn vào sự phát triển của nền kinh tế. Điều này không chỉ tạo cơ hội cho các NHTM nâng cao NLTC và còn có thể làm suy giảm NLTC thậm chí phá sản nếu các NHTM không nắm bắt được xu thế.

1.2.1.3. Xã hội

Mỗi quốc gia, vùng lãnh thổ đều có những yếu tố xã hội đặc trưng. Các đặc điểm về xã hội cũng có những tác động đến nền kinh tế nói chung và ngành NH nói riêng.

Đời sống, thu nhập của người dân là một yếu tố trực tiếp quyết định đến khả năng thu hút tiền gửi cũng như mở rộng quy mô tín dụng. Khi thu nhập của người lao động càng cao thì ngoài việc thoả mãn được yêu cầu của đời sống, họ còn dành một phần để tích luỹ. Số tiền tích luỹ này sẽ dùng để thoả mãn nhu cầu cao hơn trong tương lai. Đây là cơ hội cho các NH tăng cường huy động vốn. Đồng thời, các doanh nghiệp cũng có nhu cầu vay vốn mở rộng sản xuất kinh doanh để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người dân.

Tâm lý và thói quen của người dân cũng có những ảnh hưởng nhất định. Người dân có xu hướng lựa chọn những NH có quy mô lớn và tầm ảnh hưởng sâu rộng, do đó, các NH muốn phát triển không gì khác là phải không ngừng nâng cao NLTC để nâng cao vị thế của mình trong lòng công chúng.

Ngoài ra, các yếu tố xã hội khác như: dân số, cơ cấu độ tuổi, tính năng động của dân cư hay tốc độ đô thị hóa,… đều có những ảnh hư ởng nhất định đến việc hoạch định chiến lược kinh doanh của NH, từ đó ảnh hưởng đến việc nâng cao hay hạn chế NLTC của NHTM.

1.2.1.4. Công nghệ

Sự phát triển như vũ bão của công nghệ hiện nay đã tạo ra những sự chuyển biến mạnh mẽ trong mọi lĩnh vực trong đó có ngành NH. Các NH càng ứng dụng công nghệ càng có điều kiện mở rộng hoạt động, thu hút khách hàng. Nắm bắt được trào lưu công nghệ sẽ giúp cho NH đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ, tạo ra các sản phẩm có tính cạnh tranh cao khi mà các sản phẩm dịch vụ của các NHTM là tương tự nhau và không có sự khác biệt. Mặt khác, việc cho ra đời những sản phẩm, dịch vụ dựa trên nền tảng công nghệ sẽ giúp cho NH xây dựng được hình ảnh hiện đại, năng động đối với công

Một phần của tài liệu NÂNG CAO NĂNG lực tài CHÍNH của NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM đến năm 2020 (Trang 28)