C– Capital Adequacy – Mức độ an toàn vốn

Một phần của tài liệu NÂNG CAO NĂNG lực tài CHÍNH của NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM đến năm 2020 (Trang 51)

2.2.1.1. Quy mô vốn chủ sở hữu

Kể từ khi niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán, quy mô vốn chủ sở hữu của Vietcombank đã không từng gia tăng qua các năm.

Đơn vị: Tỷ đồng

Biểu đồ 2.1. Quy mô VCSH của Vietcombank giai đoạn 2008 – 2013

Nguồn: BCTC của Vietcombank qua các năm

Số liệu cho thấy năm 2009, mức tăng VCSH là 19,81% so với 2008; năm 2010 mức tăng là 24,1%; năm 2011 tăng 38,11%; năm 2012 tăng 45,07%; năm 2013 tăng 2,02%. VCSH các năm 2010, 2011, 2012 tăng nhanh do vốn điều lệ tăng nhanh, đặc biệt trong năm 2012, vốn điều lệ tăng 3.476 tỷ đồng (tăng 17,6%). Thặng dư vốn cổ phần tăng 8.205 tỷ đồng (tăng 823,9%), tỷ trọng thặng dư vốn cổ phần trong tổng VCSH tăng đột biến từ 3,5% năm 2011 lên đến 22,1% năm 2012.

0 10000 20000 30000 40000 50000 2008 2009 2010 2011 2012 2013 13946 16710 20737 28639 41547 42386

Mizuho Corporate Bank vào tháng 9/2011 hứa hẹn sẽ giúp Vietcombank ngày càng lớn mạnh về quy mô VCSH.

2.2.1.2. Hệ số an toàn vốn CAR

Tỷ lệ an toàn vốn là một trong những tiêu chuẩn quan trọng trong việc đánh giá TCTD về mặt rủi ro kinh doanh cũng như NLTC.

Tỷ lệ CAR của các NHTM Việt Nam được xác định như sau: Tổng số vốn tự có

Hệ số an toàn vốn (CAR) = x 100%

Tổng TS có rủi ro quy đổi

Biểu đồ 2.2. CAR của Vietcombank giai đoạn 2008 - 2013

Nguồn: BCTC của Vietcombank qua các năm

Trước năm 2010, hệ số CAR tại nước ta quy định tổi thiểu theo Basel II là 8%, do đó, tuy các năm 2008, 2009 CAR của Vietcombank là 8,9% và 8,11% nhưng vẫn đảm bảo tỷ lệ an toàn tối thiểu theo quy định của NHNN. Sau đó thông tư 13/2010/TT- NHNN ra đời đã nâng mức CAR tối thiểu lên 9%, do đó, kể từ năm 2010, CAR của Vietcombank đã nâng lên mức 9%. Đặc biệt, có thể thấy, hệ số CAR của Vietcombank từ năm 2011 là khá cao, điều này cho thấy hiện nay, tỷ lệ này của VCB không những đáp ứng được yêu cầu tối thiểu của NHNN mà còn phần nào thể hiện quy mô vốn của Vietcombank hiện khá an toàn cho phần TS có chứa đựng rủi ro .

2.2.2. A – Asset quality - Chất lượng tài sản có2.2.2.1. Tỷ lệ dư nợ tín dụng trên tổng tài sản có 2.2.2.1. Tỷ lệ dư nợ tín dụng trên tổng tài sản có

Dư nợ là khoản NH cho vay, chỉ tiêu này lớn cho thấy khả năng cho vay của NH là rất tốt, tuy nhiên tỷ lệ này quá lớn dẫn đến khả năng thanh khoản của NHTM giảm. 8,90% 8,11% 9,00% 11,14% 14,63% 13,13% 0,00% 5,00% 10,00% 15,00% 20,00% 2008 2009 2010 2011 2012 2013 CAR

Biểu đồ 2.3. Tỷ lệ dư nợ trên tổng TS có của Vietcombank giai đoạn 2008 - 2013

Nguồn: Tính toán của tác giả từ BCTC của Vietcombank qua các năm

Tỷ lệ dư nợ giai đoạn này cho thấy tình trạng tăng trưởng tín dụng khá ổn định. Đặc biệt trong năm 2013, tỷ lệ dư nợ đạt mức cao nhất 58,49%. Nguyên nhân là do Vietcombank đã thực hiện các giải pháp mở rộng tín dụng, tháo gỡ khó k hăn cho sản xuất kinh doanh, tích cực triển khai nhiều chương trình lãi suất ưu đãi hỗ trợ doanh nghiệp. Tiếp tục giải ngân và thực hiện các công tác sau giải ngân đối với nhiều dự án mang tính trọng điểm quốc gia nhằm góp phần vào sự phát triển hạ tầng cơ sở của đất nước như: dự án Nhà máy thủy điện Sơn La, dự án Nhà máy thủy điện Lai Châu, dự án Nhà máy lọc dầu Dung Quất…

Tính đến 31/12/2013, dư nợ cho vay nền kinh tế (bao gồm đầu tư trái phiếu doanh nghiệp) đạt 278.357 tỷ đồng, tăng 14,8% so với năm 201 2, cao hơn mức tăng trưởng tín dụng chung của toàn ngành, cao hơn mức kế hoạch 9% đã đề ra.

Như vậy tỷ lệ dự nợ trên tổng TS có của Vietcombank giai đoạn 2008 – 2013 là hợp lý. Điều này không những thể hiện được sự ổn định trong hoạt động tín dụng, đảm bảo thanh khoản mà còn cho thấy phần nào chất lượng TS có thông qua những gói tín dụng có khả năng sinh lời cao, có tính chất gối đầu làm nền tảng cho sự phát triển bền vững về sau.

2.2.2.2. Tỷ lệ nợ xấu

Tỷ lệ nợ xấu là chỉ tiêu đo lường rủi ro trong quá trình cho vay của các NHTM Việt Nam và được xác định bằng cách lấy giá trị nợ nhóm 3,4,5 chia cho tổng dư nợ của các NH. Tình hình nợ xấu tại Vietcombank giai đoạn 2008 – 2013 như sau:

40,00% 50,00% 60,00%

2008 2009 2010 2011 2012 2013 50,82%55,43% 57,50% 57,11% 58,19% 58,49%

Biểu đồ 2.4. Tỷ lệ nợ xấu của Vietcombank giai đoạn 2008 - 2013

Nguồn: BCTC của Vietcombank qua các năm

Ngoại trừ năm 2008, khủng hoảng kinh tế đã gây ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh và tình hình tài chính khiến nhiều DN gặp khó khăn trong việc thực hiện các cam kết trả nợ với NH. Tỷ lệ nợ xấu của các NH tăng lên là một thực tế khó tránh khỏi, riêng trong năm này tỷ lệ nợ xấu của Vietcombank ở mức khá cao là 4,61%. Từ năm 2009 đến 2013 chất lượng tín dụng của Vietcombank ngày càng được cải thiện, tỷ lệ nợ xấu tuy có biến động qua các năm nhưng mức chên h lệch không đáng kể qua các năm và luôn đảm bảo mức an toàn là dưới 3%.

Trong tình hình khó khăn hiện nay, việc duy trì được tỷ lệ nợ xấu ở mức an toàn phần nào cho thấy Vietcombank đã thực hiện tốt các giải pháp nhằm cải thiện chất lượng tín dụng, làm tăng trưởng tổng TS và nâng cao thu nhập cho NH.

2.2.2.3. Hệ số khả năng bù đắp rủi ro

Hệ số khả năng bù đắp rủi ro cho biết khả năng bù đắp những tổn thất do nợ xấu gây ra dựa vào quỹ DPRR của NH. Hệ số này được xác định bằng cách lấy giá trị quỹ DPRR chia cho giá trị nợ nhóm 3,4,5.

Biểu đồ 2.5. Hệ số khả năng bù đắp rủi ro của Vietcombank giai đoạn 2008 - 2013

Nguồn: Tính toán của tác giả dựa vào BCTC của Vietcombank qua các năm

0,00% 2,00% 4,00% 6,00% 2008 2009 2010 2011 2012 2013 4,61% 2,47% 2,83% 2,03% 2,40% 2,73% 0,0 0,5 1,0 1,5 2008 2009 2010 2011 2012 2013 0,8 1,3 1,1 1,3 0,9 0,9

Nhìn vào biểu đồ thống kê có thể thấy, năm 2008 với những khó khăn chung của cả nền kinh tế khiến nợ xấu tăng cao, quỹ dự phòng chỉ có thể bù đắp 80% rủi ro. Bước sang các năm 2009 – 2011, hệ số này lớn hơn 1 nghĩa là quỹ dự phòng có thể bù đắp hoàn toàn các rủi ro. Năm 2012 và 2013, Vietcombank có khả năng bù đắp 90% rủi ro.

Thực trạng này cho thấy quỹ DPRR của Vietcombank chưa thật sự ổn định nhưng vẫn có khả năng bù đắp phần lớn rủi ro có thể xảy ra. Điều này cũng góp phần cho thấy sự an toàn trong hoạt động mở rộng tín dụng nhằm gia tăng quy mô cũng như chất lượng TS có của Vietcombank.

2.2.3. M – Management ability - Năng lực quản lý

Mặc dù là thời kỳ khó khăn, Vietcombank luôn được đánh giá là một trong những NH vững mạnh hàng đầu, có được thành tựu này, không thể không kể đến công tác quản trị điều hành của ban quản trị Vietcombank.

Trong giai đoạn 2008 - 2013, Vietcombank luôn đảm bảo số lượng thành viên HĐQT, Ban Điều hành đúng quy định. Cơ cấu HĐQT luôn có trên 75% trong khi ở Ban Điều hành là trên 65% số thành viên có trình độ chuyên môn trên đại học với năng lực chuyên môn cao với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính NH cũng như qu ản trị kinh doanh, xuất thân từ các trường đại học danh tiếng trong và ngoài nước. Tính đến năm 2013, HĐQT của Vietcombank có 9 thành viên trong đó có 7 Thạc sỹ và 2 Tiến sỹ, trong khi Ban Điều hành có 10 thành viên gồm 1 Tiến sỹ, 8 Thạc sỹ và 1 Cử nhân.

Năm 2012, Vietcombank đã bổ nhiệm ông Yutaka Abe đại diên của Mizuho Bank, làm ủy viên HĐQT kiêm Phó Tổng giám đốc sau khi ký kết thỏa thuận hợp tác chiến lược với Mizuho Bank vào tháng 9/2011. Năm 2013, tại Đại hội đồng Cổ đông thường niên lần thứ 6, Vietcombank cũng đã ti ến hành bầu HĐQT nhiệm kỳ 2013 – 2018, bổ nhiệm ông Nghiêm Xuân Thành - Ủy viên HĐQT giữ chức vụ Tổng giám đốc Vietcombank thay cho ông Nguyễn Phước Thanh được bổ nhiệm làm Phó Thống đốc NHNN Việt Nam.

Bám sát diễn biến của môi trường kinh doanh ngành cũng như thực trạng nền kinh tế, trong những năm qua, HĐQT cũng như Ban Điều hành của Vietcombank đã luôn đưa ra những đường lối quyết sách phù hợp với thực tiễn cũng như chiến lược kinh doanh đã đ ề ra như: Thành lập, sắp xếp lại bộ máy của các chi nhánh để hình thành bộ phận chuyên bán lẻ tại chi nhánh, trong năm 2009, về cơ bản đã triển khai bộ phận bán lẻ xong ở các chi nhánh trọng điểm; ban hành mới các quy chế như Chính sách quản lý rủi ro, Quy chế về hệ thống kiểm soát nội bộ và kiểm toán nội bộ, Quy trình kiểm toán nội bộ, Quy chế ủy quyền kí kết hợp đồng, Quy chế tiết kiệm, Quy định về hoạt động mua bán ngoại tệ, Quy trình cấp tín dụng đối với các khoản thuộc thẩm quyền phê duyệt của HĐQT, Sửa đổi chính sách phân loại nợ, Trích lập DPRR,…

Bên cạnh đó, nhằm đáp ứng được yêu cầu nâng cao NLTC trong thời gian tới và hướng tới đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế, Vietcombank đã thông qua chủ trương thực hiện dự án Basel II; bước đầu triển khai dự án xây dựng hệ thống thông tin quản lý MIS, dự án xây dựng chính sách đãi ngộ và đo lường đánh giá hiệu quả hoạt động, dự án nâng cao năng lực quản trị hệ thống thông qua phát triển hệ thống ALM và FTP... Hoàn thiện, đổi mới, rà soát và triển khai công tác giao kế hoạch kinh doanh/kế hoạch công tác, quản lý khách hàng tới các Chi nhánh và phòng ban tại Hội sở chính. Đồng thời, tiếp tục triển khai các dự án công nghệ thông tin lớn: Core Banking, TF,… nhằm đẩy mạnh phát triển các dịch vụ NH hiện đại, từ đó giúp Vietcombank có thể nâng cao hiệu quả kinh doanh cũng như l ợi nhuận của NH.

Chính những động thái kịp thời của ban quản trị Vietcombank đã giúp NH đ ảm bảo tăng trưởng các chỉ tiêu tài chính cũng như góp phần củng cố NLTC của Vietcombank. Như vậy, năng lực quản lý điều hành của Vietcombank trong giai đoạn 2008 – 2013 khá tốt đã giúp lèo lái NH vượt qua giai đoạn khó khăn và đầy thử thách này.

2.2.4. E – Earning - Khả năng sinh lời

Nhóm chỉ số sinh lời dùng để đánh giá hiệu quả kinh doanh của các NHTM Việt Nam thông qua các chỉ tiêu như: Tỷ suất sinh lời trên TS, tỷ suất sinh lời trên

VCSH, tỷ lệ thu nhập lãi cận biên. Nhóm chỉ số này càng cao cho thấy NH kinh doanh càng có hiệu quả.

2.2.4.1. Tỷ lệ sinh lời trên tổng TS – ROA và tỷ lệ sinh lời trên VCSH – ROE.

Chỉ tiêu ROA được xác định bằng cách lấy lợi nhuận sau thuế chia cho tổng TS có bình quân, trong khi chỉ tiêu ROE được xác định bằng cách lấy lợi nhuận sau thuế chia cho VCSH bình quân.

Biểu đồ 2.6. Tỷ lệ sinh lời trên tổng TS của Vietcombank giai đoạn 2008 - 2013

Nguồn: Tính toán của tác giả dựa trên BCTC của Vietcombank qua các năm

Biểu đồ 2.7. Tỷ lệ sinh lời trên VCSH của Vietcombank giai đoạn 2008 – 2013

Nguồn: Tính toán của tác giả dựa trên BCTC của Vietcombank qua các năm

Theo thông lệ, chỉ tiêu ROA phải đạt trên 1%, trong giai đoạn 2008 – 2013, ROA của Vietcombank chỉ tăng vào năm 2009. Có thể lý giải, do trong năm 2009, nền kinh tế đã gượng dậy và đạt được những thành tựu nhất định như đạt được mức tăng trưởng tương đối cao so với các nước trong khu vực (5,32%) trong khi vẫn giữ được lạm phát ở mức thấp (6,52%), FDI cam kết và giải ngân vẫn đạt mức cao, đời sống xã hội ổn định,…Gói kích thích kinh tế của Chính phủ mà trọng tâm là chương trình hỗ trợ lãi suất đã mang l ại những hiệu ứng tích cực cho hoạt động NH. Nhưng từ năm 2009 đến 2013 chỉ tiêu này giảm dần và chỉ đạt xấp xỉ 1% vào năm 2013.

1,30% 1,65% 1,50% 1,25% 1,13% 0,99% 0,00% 0,50% 1,00% 1,50% 2,00% 2008 2009 2010 2011 2012 2013 19,86% 25,74% 22,66% 17,11% 12,60% 10,43% 0,00% 10,00% 20,00% 30,00% 2008 2009 2010 2011 2012 2013

Trong khi đó, chỉ tiêu ROE được coi là tốt khi đạt từ 15% trở lên. Tương tự như ROA, trong giai đoạn 2008 – 2013, ROE của Vietcombank chỉ tăng vào năm 2009 và giảm dần từ 2009 đến 2013, thậm chí trong hai năm 2012 và 2013 chỉ lần lượt đạt mức 12,6% và 10,43% thấp hơn mức ROE tiêu chuẩn là 15% khá xa.

Như vậy, mặc dù quy mô TS có cũng như VCSH của Vietcombank đều tăng qua các năm nhưng hiệu suất sinh lởi của TS có cũng như VCSH lại không cao, hiệu quả hoạt động kinh doanh thu được chưa thực sự tương xứng với mức độ tăng trưởng.

2.2.4.2. Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên – NIM

Chỉ tiêu này được xác định bằng công thức sau: Thu nhập lãi – Chi phí lãi

NIM = x 100% Tổng TS có sinh lời

Biểu đồ 2.8. Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên của Vietcombank giai đoạn 2008 – 2013

Nguồn: Tính toán của tác giả dựa trên BCTC của Vietcombank qua các năm

Nhìn vào biểu đồ ta thấy, NIM của Vietcombank giai đoạn này cao nhất là vào năm 2011, đạt mức 3,52% và thấp nhất là vào năm 2013 ở mức 2,38%. Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên là tỷ lệ giúp ta thấy được khả năng sinh lời trong hoạt động của NH cũng như cách thức mà nhà quản trị kiểm soát các loại TS có sinh lời. Có thể thấy, trong giai đoạn 2008 – 2013, NIM của Vietcombank tăng giảm thất thường và đang có xu hướng giảm, như vậy, khả năng sinh lời của Vietcombank vẫn chưa thật sự ổn định.

Nhìn chung, các chỉ tiêu khả năng sinh lời của Vietcombank giai đoạn 2008 – 2013 đều đang giảm, thực tế này cho thấy rằng, tuy là một NH lớn nhưng Vietcombank đang gặp phải những khó khăn nhất định trong việc n âng cao khả năng sinh lời của NH. Điều này khiến cho việc củng cố sức mạnh của mình trên thị trường của Vietcombank gặp phải những chướng ngại.

2.2.5. L – Liquidity - Khả năng thanh khoản

3,09% 2,64% 2,77% 3,52% 2,74% 2,38%

0,00% 2,00% 4,00%

2.2.5.1. Chỉ số về trạng thái tiền mặt

Đây là chỉ số thể hiện khả năng giải quyết yêu cầu tiền mặt tức thời của NH, được tính bằng cách lấy giá trị tiền mặt và tiền gửi tại các TCTD khác chia cho tổng tài sản.

Biểu đồ 2.9: Chỉ số trạng thái tiền mặt của Vietcombank giai đoạn 2008 – 2013

Nguồn: Tính toán của tác giả dựa trên BCTC của Vietcombank qua các năm

Có thể thấy trong giai đoạn 2008 – 2013, chỉ số trạng thái tiền mặt của Vietcombank biến động liên tục qua các năm. Chỉ số này đạt cao nhất vào năm 2010 là 27,56% và thấp nhất vào năm 2008 là 14,79%. Mặc dù có sự tăng giảm không đồng đều nhưng chỉ số này của Vietcombank vẫn ở mức khá cao, cho thấy việc đảm bảo khả năng đáp ứng nhu cầu tiền mặt tức thời của NH là khá tốt.

2.2.5.2. Chỉ số về CK thanh khoản

Đây là chỉ số so sánh những chứng khoán dễ tiêu thụ mà NH nắm giữ với tổng danh mục TS của NH. Cụ thể chỉ số ngày được tính bằng việc lấy giá trị CK Chính phủ sẵn sàng để bán chia cho tổng TS.

Biểu đồ 2.10: Chỉ số CK thanh khoản của Vietcombank giai đoạn 2008 – 2013

Nguồn: Tính toán của tác giả dựa trên BCTC của Vietcombank qua các năm

Chỉ số này của Vietcombank từ 2008 – 2013 đã có những biến động lớn, thấp

Một phần của tài liệu NÂNG CAO NĂNG lực tài CHÍNH của NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM đến năm 2020 (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)