Đánh giá theo quyết định 06/2008/QĐ NHNN

Một phần của tài liệu NÂNG CAO NĂNG lực tài CHÍNH của NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM đến năm 2020 (Trang 31)

Ngày 12/3/2008, NHNN đã ban hành quyết định 06/2008/QĐ – NHNN về quy định xếp loại NHTMCP với các chỉ tiêu đánh giá xếp loại theo quyết định trên của NHNN bao gồm: Vốn tự có, chất lượng TS, năng lực quản trị, kết quả kinh doanh và khả năng thanh khoản. Trong đó:

 Vốn tự có: điểm tối đa là 15 điểm, tối thiểu là -3 điểm

 Chất lượng hoạt động: Mức điểm tối đa 35 điểm, tối thiểu 0 điểm

 Quản trị, kiểm soát, điều hành: Mức điểm tối đa 15 điểm, tối thiểu 0 điểm  Kết quả kinh doanh: Mức điểm tối đa 20 điểm, tối thiểu 0 điểm

Phương pháp đánh giá xếp loại:

 Việc đánh giá xếp loại các TCTD được căn cứ vào số điểm của từng chỉ tiêu đã quy định.

 Nguyên tắc tính điểm là lấy điểm tối đa trừ đi số điểm bị trừ của từng chỉ tiêu.

Những TCTD không có hoạt động nghiệp vụ theo các quy định tại quy định này thì không cho điểm đối với các chỉ tiêu quy định tại nghiệp vụ đó.

 Số liệu để xem xét cho điểm được căn cứ: Số liệu trên bảng cân đối tài khoản (cấp III, IV, V), số liệu báo cáo thống kê của TCTD tại thời điển 31/12 hàng năm, số liệu qua công tác thanh tra giám sát của NHNN, các số liệu khác có liên quan như kết quả kiểm toán, báo cáo tài chính của TCTD.

 TCTD xếp loại A có tổng số điểm đạt từ 80 trở lên và có điểm của từng chỉ tiêu không thấp hơn 65% điểm tối đa của từng chỉ tiêu đó.

 TCTD xếp loại B có tổng số điểm đạt từ 60 điểm đến 79 điểm và có điểm của từng chỉ tiêu không thấp hơn 50% điểm tối đa của từng chỉ tiêu đó; hoặc có tổng số điểm cao hơn 79 nhưng có điểm số của từng chỉ tiêu từ 50% đến 65% số điểm tối đa của chỉ tiêu đó.

 TCTD xếp loại C có tổng số điểm đạt từ 50 điểm đến 59 điểm và có điểm của từng chỉ tiêu không thấp hơn 45% điểm tối đa của từng chỉ tiêu đó. Hoặc có tổng số điểm cao hơn 59 điểm nhưng điểm số của từng chỉ tiêu từ 45% đến dưới 50% số điểm tối đa của chỉ tiêu đó.

 TCTD xếp loại D có tổng số điểm dưới 50 điểm hoặc có tổng số điểm cao hơn 50 điểm nhưng có điểm số của từng chỉ tiêu thấp hơn 45% số điểm tối đa của chỉ tiêu đó.

1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực tài chính của ngân hàng thương mại 1.2.1. Môi trường vĩ mô

1.2.1.1. Chính sách điều hành

Là một doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực đặc biệt là tiền tệ, vốn là lĩnh vực liên quan trực tiếp đến các ngành, liên quan đến mọi mặt của đời sống kinh tế xã

hội, do đó, việc điều hành hoạt động của ngành NH đòi hỏi phải thận trọng để tránh gây ra thiệt hại cho nền kinh tế.

NHTW ở bất kỳ quốc gia nào đều có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo ổn định giá trị đồng tiền, kiềm chế lạm phát và sự an toàn của hệ thống NH. Kinh nghiệm từ khủng hoảng tài chính của nhiều nước trên thế giới trong giai đoạn vừa qua (đặc biệt là Mỹ, Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản) đã cho thấy vai trò “người dẫn đường” đối với hệ thống NH và nền kinh tế của một quốc gia của NHTW.

Đối với các quốc gia áp dụng mô hình NHTW trực thuộc Quốc hội và độc lập với Chính phủ như Mỹ, Đức, Nga,…NHTW không nằm trong cơ cấu bộ máy của Chính phủ, không chịu sự lãnh đạo, điều hành của Chính phủ. Chính phủ không có quyền can thiệp vào hoạt động của NHTW, vì vậy NHTW có tính độc lập cao trong việc điều hành chính sách tiền tệ. Lúc này, mọi hoạt động của NHTM phụ thuộc vào đường lối, chính sách mà NHTW nước này đề ra nhằm mục đích cuối cùng là thực hiện tốt nhất các mục tiêu kinh tế - xã hội.

Phần lớn các quốc gia trong đó có Việt Nam đều áp dụng mô hình NHTW trực thuộc Chính phủ. Theo mô hình tổ chức này thì NHTW là một bộ máy của Chính phủ, là cơ quan ngang bộ, chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Chính phủ trong việc điều hành chính sách tiền tệ quốc gia. Thông qua NHTW, Chính phủ có thể có những chính sách điều hành tác động đến cung, cầu, đến ổn định kinh tế vĩ mô, đ ến sự phát triển của thị trường chứng khoán, đến các điều kiện yếu tố sản xuất, các ngành liên quan và phụ trợ của ngành NH để tạo thuận lợi hay kìm hãm sự phát triển NLTC của ngành NH.

Vì vậy, khi xây dựng chiến lược phát triển, tùy vào mô hình tổ chức NHTW, các NHTM phải xem xét đến sự tác động của qui định pháp luật, đường lối chiến lược và mức độ ảnh hưởng của các chính sách điều hành kinh tế vĩ mô đến xu hướng hoạt động của hệ thống NHTM.

1.2.1.2. Kinh tế

Sự phát triển của nền kinh tế là một trong những yếu tố tác động đến sự phát triển của các ngành trong nền kinh tế nói chung và ngành NH nói riêng.

Trong thời kỳ kinh tế tăng trưởng, thu nhập của dân cư tăng lên, NH có nhiều cơ hội thu hút tiền vốn nhàn rỗi trong công chúng. Mặt khác, nền kinh tế phát triển, nhiều doanh nghiệp mới được thành lập, giao dịch kinh tế tăng hình thành một bộ phận tích luỹ, tạo môi trường tiềm tàng để NHTM thu hút vốn, tăng trưởng tín dụng, vừa thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển, vừa đem lại lợi nhuận cho NH. Ngược lại, khi nền kinh tế suy thoái, sản xuất bị đình trệ, môi trường đầu tư của NH sẽ bị thu hẹp, lợi nhuận của NH giảm. Hơn thế nữa, lạm p hát làm cho đồng tiền mất giá, người dân sẽ có xu hướng tích trữ hàng hóa hơn là gửi tiền vào NH.

Chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa quốc gia cũng ảnh hưởng tới hoạt động của NH. Nếu mở rộng tiền tệ thì NH dễ dàng hơn trong việc tăng quy mô VCSH, huy động vốn tăng, nâng cao khả năng thanh khoản,… và ngược lại nếu thắt chặt tiền tệ. Khi chính sách tài khóa thu hẹp cũng như tăng thuế, giảm chi tiêu chính phủ cũng dẫn tới tăng thất nghiệp sẽ gây ra khó khăn trong việc nâng cao NLTC.

Bên cạnh đó, sự phát triển của thị trường tài chính sẽ tạo điều kiện cho các chủ thể trong nền kinh tế khi cần vốn có thể huy động từ các nguồn như: Phát hành cổ phiếu (Công ty, NHTM), trái phiếu (Kho bạc, NH, Công ty). Thông qua các phương thức này NHTM sẽ có thể tăng VCSH bằng cách phát hành cổ phiếu hoặc trái phiếu chuyển đổi. Mặt khác, công chúng có cơ hội lựa chọn hình thức đầu tư ngoài gửi tiền vào NHTM, từ đó làm thu hẹp thị phần huy động và cho vay của các NHTM dẫn đến ảnh hưởng trực tiếp đến việc nâng cao hoặc suy giảm NLTC của NHTM

Ngoài ra, xu hướng hội nhập của nền kinh tế cũng ảnh hưởng không nhỏ tới sự phát triển của hệ thống NHTM. Thông qua hội nhập đã tạo tiền đề cho các tổ chức tài chính, NH nước ngoài vào kinh doanh trong nước, tác động đến việc gia tăng đối thủ cạnh tranh với các NHTM đến từ bên ngoài nền kinh tế, ngược lại điều này cũng tạo tiền đề cho các NHTM nội địa phát triển thị trường, hội nhập vào kinh tế toàn cầu.

Như vậy, có thể thấy NLTC của các NHTM chịu ảnh hưởng rất lớn vào sự phát triển của nền kinh tế. Điều này không chỉ tạo cơ hội cho các NHTM nâng cao NLTC và còn có thể làm suy giảm NLTC thậm chí phá sản nếu các NHTM không nắm bắt được xu thế.

1.2.1.3. Xã hội

Mỗi quốc gia, vùng lãnh thổ đều có những yếu tố xã hội đặc trưng. Các đặc điểm về xã hội cũng có những tác động đến nền kinh tế nói chung và ngành NH nói riêng.

Đời sống, thu nhập của người dân là một yếu tố trực tiếp quyết định đến khả năng thu hút tiền gửi cũng như mở rộng quy mô tín dụng. Khi thu nhập của người lao động càng cao thì ngoài việc thoả mãn được yêu cầu của đời sống, họ còn dành một phần để tích luỹ. Số tiền tích luỹ này sẽ dùng để thoả mãn nhu cầu cao hơn trong tương lai. Đây là cơ hội cho các NH tăng cường huy động vốn. Đồng thời, các doanh nghiệp cũng có nhu cầu vay vốn mở rộng sản xuất kinh doanh để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người dân.

Tâm lý và thói quen của người dân cũng có những ảnh hưởng nhất định. Người dân có xu hướng lựa chọn những NH có quy mô lớn và tầm ảnh hưởng sâu rộng, do đó, các NH muốn phát triển không gì khác là phải không ngừng nâng cao NLTC để nâng cao vị thế của mình trong lòng công chúng.

Ngoài ra, các yếu tố xã hội khác như: dân số, cơ cấu độ tuổi, tính năng động của dân cư hay tốc độ đô thị hóa,… đều có những ảnh hư ởng nhất định đến việc hoạch định chiến lược kinh doanh của NH, từ đó ảnh hưởng đến việc nâng cao hay hạn chế NLTC của NHTM.

1.2.1.4. Công nghệ

Sự phát triển như vũ bão của công nghệ hiện nay đã tạo ra những sự chuyển biến mạnh mẽ trong mọi lĩnh vực trong đó có ngành NH. Các NH càng ứng dụng công nghệ càng có điều kiện mở rộng hoạt động, thu hút khách hàng. Nắm bắt được trào lưu công nghệ sẽ giúp cho NH đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ, tạo ra các sản phẩm có tính cạnh tranh cao khi mà các sản phẩm dịch vụ của các NHTM là tương tự nhau và không có sự khác biệt. Mặt khác, việc cho ra đời những sản phẩm, dịch vụ dựa trên nền tảng công nghệ sẽ giúp cho NH xây dựng được hình ảnh hiện đại, năng động đối với công chúng. Điều này sẽ giúp cho NH nâng cao khả năng sinh lời, gia tăng lợi nhuận từ đó

nâng cao sức mạnh tài chính. Ngược lại, nếu không bắt kịp sự phát triển của công nghệ, NH sẽ rơi vào trạng thái tụt hậu, mất khả năng cạnh tranh dẫn đến bị đào thải.

Điều này phần nào cho thấy sự ảnh hưởng của yếu tố công nghệ đến NLTC của NHTM. Đây vừa là cơ hội vừa là thách thức đối với bất kỳ một NHTM nào muốn khẳng định NLTC của mình trên thị trường.

1.2.2. Môi trường ngành

1.2.2.1. Áp lực từ nhà cung cấp

Khái niệm nhà cung cấp trong ngành NH khá đa dạng. Họ có thể là những cổ đông cung cấp vốn cho NH hoạt động, hoặc là những công ty chịu trách nhiệm về hệ thống hoặc bảo trì các loại máy móc thiết bị như POS, ATM,…

Để đảm bảo không tốn quá nhiều chi phí, l àm giảm sút lợi nhuận, các NH thường chọn cho mình những nhà cung cấp trang thiết bị riêng tùy theo điều kiện và hoàn toàn có thể thay đổi nếu cảm thấy quá tốn kém. Do đó, có thể thấy, yếu tố nhà cung cấp trang thiết bị không mấy ảnh hưởng đến NLTC của NHT M.

Mặt khác, không đề cập đến những cổ đông đầu tư nhỏ lẻ thông qua thị trường chứng khoán mà chỉ nói đến những đại cổ đông có thể có tác động trực tiếp đến chiến lược kinh doanh của một NH. Nhìn chung hầu hết các NH đều nhận đầu tư của một NH khác. Sự tham gia của cổ đông chiến lược ngoại thông thường là cổ đông nước ngoài mang lại nhiều lợi ích cho NH, trong đó điều dễ thấy nhất là sự tăng về quy mô vốn. Các đối tác này sẽ hỗ trợ NH trong nước về công nghệ, quản lý nhân sự, phương pháp kinh doanh tiên tiến trên thế giới và đặc biệt là rót một lượng vốn lớn mà không phải nhà đầu tư nào cũng có tiềm lực này. Tuy nhiên, NH được đầu tư sẽ dễ bị mất kiểm soát nếu như họ để nhà đầu tư có đủ cổ phần và việc sáp nhập có thể xảy ra.

Như vậy, áp lực từ nhà cung cấp, đặc biệt là từ những cổ đông cung cấp vốn có một ảnh hưởng nhất định đến NLTC của NHTM, đây là yếu tố có thể làm gia tăng NLTC cho NH, đồng thời cũng có thể là nguy cơ khiến NH bị thâu tóm.

1.2.2.2. Khách hàng

Không riêng gì ngành NH, khách hàng luôn là yếu tố quyết định đến sự tồn tại và phát triển của bất cứ một ngành kinh tế nào.

Tuy nhiên, khách hàng có một ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với NH, một NHTM có thể gia tăng NLTC của mình hay không phụ thuộc không nhỏ vào việc thu hút được bao nhiêu khách hàng quyết định chọn nó để giao dịch.

Mặc dù là một doanh nghiệp đặc biệt nhưng với lĩnh vực kinh doanh là tiền tệ, bất cứ một cá nhân hay tổ chức nào cũng có thể trở thành khách hàng của NHTM. Do đó, nguồn khách hàng tiềm năng là luôn dồi dào và sẵn có. Thu hút được khách hàng không chỉ giúp NH gia tăng nguồn vốn huy động, mở rộng cho vay mà còn là cơ hội để nâng cao khả năng sinh lời, ngược lại, nếu không thu hút được khách hàng, nguy cơ bị đào thải của NH là rất cao.

Khách hàng là tổ chức thường có tính ổn định cao hơn so với khách hàng cá nhân. Bởi lẽ khách hàng tổ chức thường xem xét và chọn lựa kỹ càng trước khi quyết định chọn giao dịch với NH, trong khi khách hàng cá nhân thường có xu hướng lựa chọn theo cảm tính dựa vào lãi suất hay sự thuận tiện cho bản thân,…

Đối với các loại hình dịch vụ của NH, mỗi đối tượng khách hàng khác nhau lại có những yêu cầu khác nhau, trong khi khách hàng cá nhân thường có yêu cầu lợi ích từ dịch vụ huy động càng cao càng tốt thì khách hàng tổ chức lại muốn được tiếp cận dịch vụ tín dụng một cách dễ dàng, đồng thời cả hai đối tượng này đều yêu cầu tiện ích tốt nhất khi sử dụng dịch vụ thanh toán của NH.

Chính vì vậy, mỗi NHTM muốn nâng cao NLTC để phát triển bền vững đều phải xây dựng chiến lược kinh doanh rõ ràng, phù hợp với từng phân khúc khách hàng, hướng đến việc bảo đảm và gia tăng quyền lợi của khách hàng nhằm giữ được những khách hàng sẵn có và thu hút khách hàng mới.

1.2.2.3. Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn

Bên cạnh những đối thủ cạnh tranh truyền thống, những đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn cũng có những ảnh hưởng nhất định đến NLTC của NHTM.

Nguy cơ từ các NH mới phụ thuộc vào mức độ của các rào cản gia nhập ở mỗi quốc gia. Nếu các NH mới dễ dàng gia nhập thị trường thì áp lực phải nâng cao NLTC của các NHTM sẽ càng cao.

Không chỉ có các NH nội địa manh nha thành lập mới, nguy cơ đến từ các NHNNg là rất lớn. Trong bối cảnh toàn cầu hóa, kinh tế thế giới ngày càng xích lại gần nhau thì việc các NHTM mở chi nhánh hoặc công ty con ở nước ngoài là một xu thế không thể tránh khỏi. Các NHNNg tuy có thể gặp phải khó khăn khi mới gia nhập nhưng rất có thể sẽ tạo ra những bước đột phá do có những sản phẩm, dịch vụ mới mẻ,…

Ngoài các NH, các công ty tài chính cũng nổi lên như một trong những đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn của NHTM. Ngoại trừ dịch vụ thanh toán, các công ty tài chính cung cấp những sản phẩm dịch vụ tương tự như NHTM. Điều này khiến cho khách hàng có thể đa dạng hóa sự lựa chọn đồng thời tạo nên một sức ép lên hoạt động của NHTM.

Do đó, các NHTM phải luôn trong tư thế sẵn sàng, chuẩn bị tiềm lực tài chính chắc chắn tạo đà để phát triển nhằm đứng vững trong tình hình cạnh tranh ngày càng khốc liệt.

1.2.2.4. Sản phẩm, dịch vụ thay thế

Về cơ bản, hầu hết các NHTM đều cung cấp các sản phẩm dịch vụ như: nhận tiền gửi, cho vay, hoạt động kiều hối và đặc biệt là các dịch vụ thanh toán.

Một phần của tài liệu NÂNG CAO NĂNG lực tài CHÍNH của NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM đến năm 2020 (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)