Bài học cho Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam

Một phần của tài liệu NÂNG CAO NĂNG lực tài CHÍNH của NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM đến năm 2020 (Trang 47)

Từ kinh nghiệm nâng cao NLTC của NH các nước, chúng ta có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm về các giải pháp nâng cao NLTC của NHTMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) để có thể phát triển ổn định bền vững và hội nhập quốc tế.

 Trước hết, để nâng cao NLTC, Vietcombank cần tập trung xử lý dứt điểm nợ xấu, để lành mạnh hóa bảng tổng kết tài sản, nhằm tăng vị thế, sức cạnh tranh, tăng sức chịu đựng rủi ro, đẩy mạnh khả năng thanh khoản, đồng thời phải có các giải pháp tăng vốn:

+ Để xử lý nợ xấu đòi hỏi Vietcombank phải có sự nỗ lực quyết tâm, áp dụng các biện pháp tài chính cần thiết tạo nguồn để tự xử lý. Tuy nhiên, việc xử lý nợ xấu còn đòi hỏi có sự hỗ trợ từ Chính phủ về cơ chế, chính sách, về nguồn tài chính và các chính sách thuế ưu đãi.

+ Tăng VCSH cho NHTM bằng nhiều giải pháp như: từ các nguồn lực tài chính tự bản thân NH, trong đó giải pháp sáp nhập, hợp nhất, mua lại là một giải pháp nhanh chóng để các NH trở thành những NH, tập đoàn tài chính lớn cũng cần được Vietcombank xem xét. Một mặt, điều này giúp NH có đủ sức đối chọi với sự cạnh tranh ngày càng gay gắt của các NH, định chế tài chính nước ngoài và vươn thị trường ra bên ngoài nền kinh tế. Mặt khác, mở rộng quy mô NH nhằm đáp ứng nhu cầu quy mô vốn ngày càng gia tăng của các doanh nghiệp, tập đoàn tài chính xuyên quốc gia.

 Vietcombank cũng cần quan tâm đầu tư thích đáng về công nghệ hiện đại, đào tạo nguồn nhân lực gắn với công nghệ và các sản phẩm dịch vụ hiện đại. Lấy trang bị công nghệ và sản phẩm dịch vụ hiện đại làm bước đột phá để tạo đà cho sự phát triển hoạt

thống bởi việc tuân thủ các chỉ số hoạt động đã đư ợc xác định về giới hạn an toàn theo thông lệ và chuẩn mực quốc tế. Thường xuyên đánh giá hiệu quả hoạt động của các chi nhánh để có kế hoạch xóa bỏ các chi nhánh yếu kém hoặc mở thêm các chi nhánh ở khu vực tiềm năng.

Ngoài những bài học rút ra cho Vietcombank, từ kinh nghiệm của các nước, có thể thấy trong việc nâng cao NLTC cho các NHTM cũng cần phải có sự hỗ trợ từ Chính phủ như:

 Cải cách khuôn khổ pháp lý liên quan đến hoạt động NH như hoàn thiện các Bộ luật, văn bản pháp quy về tiền tệ, NH, tự do hoá lãi suất, ngừng hoặc giảm cấp tín dụng của Chính phủ cho những DNNN làm ăn không có hiệu quả thông qua hệ thống NH, hoàn thiện qui chế giám sát, kiểm soát.

 Tháo gỡ cho NH về cơ chế chính sách, các định chế liên quan đến hoạt động tài chính về trích lập dự phòng, xử lý rủi ro, tăng nguồn lực tài chính về quản lý nguồn nhân lực, tiền lương, tuyển dụng, về quan hệ quản lý, quản trị điều hành, về hạch toán kế toán theo thông lệ quốc tế, xử lý dứt điểm nợ quá hạn, đa dạng hóa sở hữu…

 Tăng cường việc thanh tra, kiểm tra, giám sát các hoạt động của các NH phù hợp với các thể chế chung và thể chế của từng NH để các NH hoạt động có hiệu quả thực chất, tránh để rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán, phá sản, gây ra phản ứng dây truyền ảnh hưởng không tốt đến hệ thống NH, đến nền kinh tế.

 Với cách nhìn nhận NH là ngành công nghiệp huyết mạch lớn nhất, liên quan đến tất cả các lĩnh vực hoạt động kinh doanh của nền kinh tế và toàn bộ đời sống xã hội. Rủi ro hoạt động NH là rủi ro lớn nhất, không chỉ liên quan đến cả nền kinh tế xã hội, nó có tính quốc tế hoá cao, chi phối hầu hết các loại thị trường. Vì vậy, NH cần Nhà nước ủng hộ về thể chế, định chế, nguồn lực ban đầu, giám sát chặt chẽ để phát triển ổn định, bền vững, kinh doanh có hiệu quả, tạo điều kiện cho nó sớm đủ điều kiện hội nhập trong nước và quốc tế để mở đường cho sự phát triển kinh tế xã hội và các lĩnh vực khác tham gia hội nhập quốc tế.

TÓM TẮT CHƯƠNG 1

Tóm lại, ở chương 1, tác giả đã trình bày những vấn đề lý luận chung về NLTC của NHTM, các tiêu chí phản ánh NLTC của NHTM là: VCSH, qui mô và tăng trưởng

tổng TS, khả năng sinh lời ổn định, khả năng thanh khoản, chất lượng quản lý và mức độ nhạy cảm với rủi ro thị trường. Ngoài ra, tác giả đã đưa ra các chu ẩn mực để đánh giá NLTC của NHTM, đồng thời cũng đ ề cập tới các yếu tố ảnh hưởng đến NLTC của NHTM. Tác giả cũng đã nghiên c ứu sự cần thiết phải nâng cao NLTC của NHTM, kinh nghiệm của một số nước và bài học cho Vietcombank trong công tác nâng cao NLTC.

Toàn bộ nội dung này được dùng làm cơ sở cho việc phân tích chi tiết ở chương 2 tiếp theo sau.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG NĂNG LỰC TÀI CHÍNH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI

Một phần của tài liệu NÂNG CAO NĂNG lực tài CHÍNH của NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM đến năm 2020 (Trang 47)