Tình hình chính trị xã hội

Một phần của tài liệu Chính sách đối ngoại của cộng hòa Indonesia từ năm 1991 đến nay (Trang 27)

B. NỘI DUNG

1.2.2.Tình hình chính trị xã hội

Những năm đầu thập niên 90 của thế kỷ XX, tình hình chính trị của Indonesia về cơ bản là ổn định. Chính quyền của Tổng thống Suharto tiếp tục giành thắng lợi trong cuộc bầu cử Quốc hội năm 1992. So với cuộc bầu cử Quốc hội năm 1987,các đảng phái đối lập đã giành thêm được 17 ghế nhưng

đảng Goldkar vẫn giành thắng lợi áp đảo. Trong cuộc bầu cử Tổng thống năm 1993, Suharto lại đắc cử Tổng thống và tiếp tục cầm quyền ở Indonesia.

Cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ châu Á bắt đầu bùng nổ ở Thái Lan năm 1997 đã tạo nên một thời kỳ bất ổn định về chính trị tồi tệ nhất trong lịch sử Indonesia với sự bùng nổ các cuộc bạo động trên khắp đất nước, tác động tiêu cực, ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế Indonesia và khiến chính trường của nước này chao đảo.

Trong cuộc bầu cử Tổng thống vào tháng 3/1998, Tổng thống Suharto tiếp tục đắc cử Tổng thống nhiệm kỳ thứ 7 trong tình trạng đất nước hỗn loạn. Tháng 5/1998, Chính phủ thực hiện hàng loạt các biện pháp hà khắc như tăng giá các mặt hàng thiết yếu như xăng, điện, cước phí vận chuyển… tiến tới từng bước xoá bỏ bao cấp về giá theo thoả thuận đã ký với IMF. Chính sách này đã làm bùng lên làn sóng đấu tranh mạnh mẽ của người dân, đặc biệt là tầng lớp thanh niên, sinh viên. Phong trào đấu tranh lên cao vào gữa tháng 5/1998 và lan rộng từ Jakarta đến các thành phố khác của Indonesia. Tình hình hết sức nghiêm trọng buộc Chính phủ phải tuyên bố giảm giá nhiên liệu và huỷ bỏ kế hoạch tăng giá điện song cũng không cứu vãn được tình thế.

Gắn liền với cuộc khủng hoẳng về kinh tế, hệ thống chính trị của Indonesia bị rạn nứt nghiêm trọng, những mâu thuẫn vốn đã tồn tại âm ỉ trong nội các Chính phủ nay bắt đầu bùng phát. Tình trạng tham nhũng và gia đình trị của Tổng thống Suharto gây ra tình trạng bất bình cho các tầng lớp trong xã hội. Lực lượng quân sự vốn là trụ cột của Chính phủ đã quay lưng chống lại Tổng thống. Các đảng phải Hồi giáo và các đảng chính trị đối lập khác đã kích động phong trào đấu tranh của quần chúng đòi Tổng thống Suharto phải từ chức.

Kết cục là ngày 21/5/1998, Tổng thống Suharto buộc phải từ chức sau hơn 3 thập kỷ cầm quyền vì tình trạng bất lực của Chính phủ trong việc đối

phó với khủng hoảng đã làm xói mòn nghiêm trọng sự ủng hộ ông của nhân dân Indonesia. Phó Tổng thống B.J. Habibie tuyên thệ nhậm chức Tổng thống. Lịch sử Indonesia bước sang một thời kỳ mới.

Ngay sau khi phó Tổng thống B.J.Habibie lến nắm quyền, Indonesia đã nhanh chóng tiến hành “cải tổ” với việc giảm vai trò của quân đội trong chính trường, thực hiện những cuộc cải cách kinh tế và chính trị lớn mà nổi bật nhất là việc ban hành luật để tổ chức cuộc bầu cử dân chủ đầu tiên của Indonesia sau 34 năm diễn ra vào ngày 7/6/1999. Tuy nhiên, sau đó một thời gian ngắn (1999-2001), Tổng thống B.J.Habibie và người kế nhiệm là Abdrrahman Wahid - một giáo sỹ Hồi giáo cũng lần lượt bị hạ bệ do không đủ năng lực vực dậy nền kinh tế.

Năm 2001, Megawati Soekarnoputri trở thành Tổng thống thứ ba của Indonesia trong vòng ba năm thời “hậu Suharto”, cam kết giải quyết vấn đề tham nhũng lan tràn và quản lý nhà nước yếu kém.

Trong khi đó, tình hình an ninh Indonesia rơi vào tình trạng nguy hiểm sau khi hai vụ đánh bom khủng bố lớn trên đảo Bali và trung tâm Jakarta năm 2002 - 2003 làm hơn 200 người thiệt mạng. Các vụ tấn công này được cho là có liên quan đến một số tổ chức Hồi giáo vũ trang cực đoan tại đây. Indonesia đã trở thành một trong những trọng tâm trong cuộc chiến chống khủng bố quốc tế ở khu vực Đông Nam Á.

Tại cuộc bầu cử Quốc hội tháng 4/2004, Tổng thống Megawati bị thất sủng.Tiến sỹ Sulilo Bam Bang Yudhoyono (SBY) từ Đảng Dân chủ theo chủ nghĩa dân tộc thế tục đắc cử và trở thành Tổng thống được bầu trực tiếp đầu tiên ở Indonesia.

Từ khi ông SBY lên nắm quyền qua hai nhiệm kỳ liên tiếp từ năm 2004 đến nay, ông đã công bố và thực hiện nhiều kế hoạch cải cách kinh tế, bao gồm sự tham gia tích cực hơn vào ASEAN và WTO. Kế hoạch bao gồm các biện pháp cải cách cải thiện môi trường kinh doanh, cải thiện luật lao động, tự

do hóa thương mại, tấn công vào tham nhũng và giảm thuế, vận dụng sự hợp tác nhà nước - tư nhân trong đầu tư cơ sở hạ tầng và giải quyết đói nghèo… Quá trình triển khai các chính sách, kế hoạch của Tổng thống SBY đã mang lại những kết quả to lớn. Indonesia liên tục đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế khá bất chấp suy thoái kinh tế thế giới: GDP năm 2007 tăng 6,3%, năm 2009 tăng 4,5% và năm 2010 tăng 6,2%; dự trữ ngoại tệ đạt 100 tỉ USD và sức cạnh tranh kinh tế vươn từ thứ 139 lên thứ 44 của thế giới. Năm 2010,Indonesia công bố quy hoạch phát triển kinh tế 15 năm với mục tiêu đạt tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm từ 7% - 8%, nhằm mục tiêu “tới năm 2025 đưa Indonesia trở thành một trong 10 cường quốc kinh tế thế giới, tới năm 2050 trở thành một trong 6 cường quốc kinh tế thế giới”… [55].

Một phần của tài liệu Chính sách đối ngoại của cộng hòa Indonesia từ năm 1991 đến nay (Trang 27)