Tình hình kinh tế

Một phần của tài liệu Chính sách đối ngoại của cộng hòa Indonesia từ năm 1991 đến nay (Trang 26)

B. NỘI DUNG

1.2.1. Tình hình kinh tế

Sau khi Chiến tranh lạnh kết thúc, bước sang thập niên 90 của thế kỷ XX, Indonesia tiếp tục thực hiện các kế hoạch 5 năm lần thứ 5 (1989 - 1994), lần thứ 6 (1995 - 1999).

Ở kế hoạch 5 năm lần thứ nhất, với việc mở rộng quá trình tư nhân hoá, năm 1991, các công ty tư nhân trong nước đã kiểm soát một một thị phần quan trọng trong nền kinh tế quốc dân: khoảng 80% sản lượng thuốc lá, 70% sản lượng giấy, 50% sản lượng mỳ chính… Chính phủ tiếp tục thực hiện chính sách đa dạng hoá các ngành sản xuất nhằm giảm bớt sự phụ thuộc vào nghành công nghiệp dầu mỏ, điều chỉnh sự bất hợp lý trong cơ cấu kinh tế. Về cơ bản, những chỉ tiêu kế hoạch 5 năm lần thứ năm đã đạt được mức đề ra: Đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (FDI) tăng gấp 7 lần, giá trị xuất khẩu tăng gần gấp đôi, chương trình nông nghiệp và phát triển nông thôn được triển khai rộng rãi với số vốn đầu tư của nhà nước là 618 triệu USD [50; tr.533].

Từ năm 1995, Indonesia bắt đầu thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ sáu (1995 - 1999) với mục tiêu là duy trì sự ổn định về kinh tế - chính trị, tập

trung phát triển các nghành công nghiệp đòi hỏi kỹ thuật cao có khả năng cạnh tranh trên thị trường, đồng thời tiếp tục điều chỉnh cơ cấu kinh tế. Tuy nhiên, những khó khăn đã xuất hiện ngày càng nhiều từ năm 1996. Chương trình điều chỉnh cơ cấu kinh tế của Chính phủ tuy có góp phần ổn định kinh tế vĩ mô nhưng không giải quyết được vấn đề phát triển mất cân đối. Tình trạng chênh lệch giữa các vùng miền và tình trạng nghèo khổ ở nông thôn vẫn phổ biến. Đặc biệt, nợ nước ngoài và thâm hụt cán cân thương mại tăng rất nhanh đã làm các nhà đầu tư và ngân hàng nước ngoài hết sức lo ngại về khả năng thanh toán thương mại của Indonesia. Năm 1995, tổng số nợ nước ngoài của Indonesia đã lên tới 116,5 tỉ USD, đến cuối năm 1997 đã lên tới 125 tỉ USD (chiếm 67% GDP và lớn hơn 200% giá trị xuất khẩu [50; tr.533].

Cuộc khủng hoẳng kinh tế tài chính - tiền tệ bùng phát ở Indonesia từ tháng 8/1997 đã gây ra những tác động nặng nề về kinh tế, đồng thời còn dẫn tới khủng hoẳng kinh tế - xã hội kéo dài. Đồng Rupiah bị mất giá trên 80%, tăng trưởng kinh tế liên tục giảm sút từ -7,89% trong 6 tháng đầu năm 1998 xuống -12,23% trong 6 tháng cuối năm 1998. Hơn 80% tổng số công ty, xí nghiệp trong nước bị phá sản, số người thất nghiệp lên tới 12 triệu người (chiếm 22% lực lượng lao động cả nước). Tình trạng kinh tế khó khăn cùng với điều kiện thời tiết không thuận lợi, hạn hán kéo dài đã làm khoảng 15 triệu người thiếu đói. So với các nước ASEAN, Indonesia là quốc gia chịu tác động của cuộc khủng hoẳng tài chính - tiền tệ nặng nề nhất trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị - xã hội.

Một phần của tài liệu Chính sách đối ngoại của cộng hòa Indonesia từ năm 1991 đến nay (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(153 trang)
w