Chính sách đối với Đông Timor

Một phần của tài liệu Chính sách đối ngoại của cộng hòa Indonesia từ năm 1991 đến nay (Trang 78)

B. NỘI DUNG

2.4.2. Chính sách đối với Đông Timor

Do vị trí địa lý và quá trình lịch sử đặc biệt nên Indonesia là nước láng giềng lớn cận kề có ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình Đông Timor trên nhiều mặt. Indonesia coi quan hệ với Đông Timor là một ưu tiên chiến lược, là “quan hệ đặc biệt”, mong muốn khép lại quá khứ, xây dựng mối quan hệ láng giềng hữu nghị trên nguyên tắc tôn trọng lẫn nhau, cùng có lợi, cùng tồn tại hoà bình, sẵn sang đối thoại để giải quyết bất đồng và tăng cường hợp tác giữa hai nước.

Ngày 15/2/2002, hai nước đã ký kết hai hiệp định về dịch vụ bưu điện trực tiếp để tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lại của nhân viên và vận chuyển hàng hoá giữa Đông Timor và Tây Timor (Indonesia). Bên cạnh đó, hai nước tiếp tục thương lượng những vấn đề khác như phân định lãnh thổ, lãnh hải, tranh chấp tài sản, hợp tác văn hoá giáo dục.

Ngày 26/2/2002, tại Bali (Indonesia) đã diễn ra cuộc gặp gỡ đầu tiên giữa Ngoại trưởng ba nước Australia - Indonesia - Đông Timor để thảo luận các vấn đề như xây dựng quan hệ hợp tác kinh tế giữa ba nước sau khi Đông Timor tuyên bố độc lập, tái hồi hương tị nạn Đông Timor, phân định lãnh hải khu vực phía Đông và phía Bắc Đông Timor, phòng chống tội phạm xuyên quốc gia cũng như các vấn đề liên quan đến an ninh trong khu vực. Đây là cuộc gặp có tính lịch sử mở ra một chương mới cho quan hệ giữa ba nước, đặc biệt là Đông Timor.

Ngày 20/5/2012, trong lễ tuyên bố độc lập của Đông Timor, sự có mặt của Tổng thống Indonesia Megawati cho thấy, đây là một động thái tích cực để tạo ra sự hoà hợp, thúc đẩy lợi ích song phương vì sự phát triển và ổn định ở khu vực, mở ra tiến trình bình thường hoá quan hệ của Đông Timor với

quốc gia láng giềng khổng lồ Indonesia, đồng thời có ý nghĩa to lớn đối với hoà bình và ổn định của quốc gia này trong tương lai.

Tuy nhiên, từ khi Đông Timor tuyên bố độc lập cũng còn tồn tại nhiều vấn đề phức tạp cần giải quyết trong quan hệ đối ngoại giữa hai nước.Về tâm lý, người dân Đông Timor vẫn hận thù Indonesia sâu sắc, muốn thực sự độc lập. Đối với Indonesia, quan hệ Đông Timor là vấn đề hết sức phức tạp và nhạy cảm về chính trị, vì Đông Timor là nỗi đau, là bài học chính trị của Indonesia.

Tháng 7/2002, Tổng thống Đông Timor Gusmao đã thăm chính thức Indonesia, tỏ rõ thiện chí của Đông Timor trong quá trình cải thiện quan hệ giữa hai nước. Đáp lại thiện chí đó, Tổng thống Indonesia Megawati đã bày tỏ mong muốn tăng cường hợp tác với Đông Timor. Bà cũng cho biết, hai nước đã thảo luận “cởi mở và có kết quả” về giải pháp toàn diện cho nhiều vấn đề. Hai tổng thống đã chứng kiến lễ ký kết bản ở ghi nhớ về việc thành lập Uỷ ban hỗn hợp để giải quyết các vấn đề song phương và thông cáo chung việc thiết lập quan hệ ngoại giao ở cấp đại sứ.

Năm 2005, hai nước đã thoả thuận về việc thành lập Uỷ ban Hữu nghị và Sự thật (CTF) nhằm giải quyết những vấn đề còn tồn đọng, quyết định để qua một bên những vấn đề pháp lý, thiết lập mối quan hệ hướng tới tương lai.

Đối với Đông Timor, điều quan trọng nhất là một tương lai hoà bình. Giải quyết sự thật trong quá khứ sẽ là cơ sở để nước này chuyển sang giai đoạn mới trong quan hệ với Indonesia. Sự ủng hộ nhiệt tình của Indonesia dành cho Đông Timor trong nỗ lực trở thành thành viên của ASEAN càng thúc đẩy mối quan hệ đang ngày càng phát triển giữa hai nước vốn từng là hai phe đối lập trong công cuộc giành độc lập cách đây hơn một thập niên. Từ lợi ích về kinh tế, sự phát triển dân chủ thực tế về địa chính trị đã giúp hai nước vượt qua quá khứ. Một số nước cho rằng, sự kém phát triển của Đông Timor là một nguyên

nhân khiến họ bị từ chối không được gia nhập ASEAN. Tuy nhiên, Indonesia lại nhận thấy quy chế thành viên ASEAN sẽ giúp Đông Timor phát triển. Indonesia không muốn thấy Đông Timor tiếp tục tụt hậu, bởi một nước Đông Timor yếu kém sẽ tiêp tục là một điểm yếu cho an ninh tổng thể của Indonesia. Vì vậy, điều có lợi nhất cho Indonesia là thấy Đông Timor trở thành một nước mới và trở thành trung tâm của sự thịnh vượng để khi giao tiếp với thế giới bên ngoài, họ sẽ không gây thiệt hại cho nước láng giềng lớn hơn. Hơn nữa, Indonesia hiểu rằng nếu ASEAN không tăng cường quan hệ chính trị và kinh tế với Đông Timor thì Trung Quốc và Ấn Độ sẽ làm như vậy.

Trong các cuộc hội đàm giữa Tổng thống Yudhoyono với Thủ tướng sắp mãn nhiệm Xaxana Gusmao và Tổng thống mới J.M. Vasconceslos của Đông Timor, các nhà lãnh đạo đã trao đổi về những mục tiêu cơ bản của kế hoạch hội nhập kinh tế giữa hai nước và nhất trí sẽ tiến hành các cuộc gặp cấp cao để thoả thuận cụ thể về các vấn đề kỹ thuật của kế hoạch này. Hai bên nhất trí tăng cường hơn nữa quan hệ giữa hai nước, đặc biệt trong lĩnh vực thương mại và đầu tư nhằm thúc đẩy phát triển và kết nối trong khu vực. Trong cuộc hội đàm cấp ngoại trưởng tại thủ đô Jakarta, hai bên đã thảo luận về các vấn đề xã hội, văn hoá, cộng đồng, các vấn đề khu vực và toàn cầu mà hai bên cùng quan tâm, thống nhất khuôn khổ hợp tác kinh tế song phương mang tên “Tiến tới hội nhập kinh tế khu vực”, đồng thời nhất trí sẽ tiến hành thảo luận về vấn đề biên giới. Indonesia khẳng định sự ủng hộ đối với nguyện vọng gia nhập ASEAN của Đông Timor. Phía Đông Timor cam kết tăng cường quan hệ và hợp tác với Indonesia, đánh giá cao vai trò dẫn đầu cũng như ảnh hưởng mạnh mẽ và tích cực của nước này trong khu vực và trên các diễn đàn thế giới.

Một phần của tài liệu Chính sách đối ngoại của cộng hòa Indonesia từ năm 1991 đến nay (Trang 78)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(153 trang)
w