Chính sách đối ngoại với Việt Nam

Một phần của tài liệu Chính sách đối ngoại của cộng hòa Indonesia từ năm 1991 đến nay (Trang 80)

B. NỘI DUNG

2.5. Chính sách đối ngoại với Việt Nam

Quan hệ Việt Nam - Indonesia được hai nhà nước thiết lập quan hệ chính thức từ rất sớm. Đặc biệt, mối quan hệ đó được Chủ tịch Hồ Chí Minh

và Tổng thống Sukarno dày công chăm lo, vun đắp ngay từ những ngày đầu thiết lập. Năm 1955, Việt Nam và Indonesia chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao.

Indonesia và Việt Nam là hai quốc gia có lịch sử lâu đời, cùng chung sống trong khu vực Đông Nam Á. Những tương đồng về điều kiện lịch sử và văn hóa đã khiến hai dân tộc xích lại gần nhau hơn. Dưới thời Tổng thống Sukarno, Indonesia và Việt Nam đã có sự hỗ trợ nhau trong công cuộc chống xâm lăng. Những quan hệ gần gũi thông cảm, hỗ trợ lẫn nhau là tiền đề dẫn đến sự hợp tác, ủng hộ lẫn nhau trong quá trình đấu tranh chống chủ nghĩa phát xít, giải phóng dân tộc của hai nước [98; tr.94 - tr.104]. Mối quan hệ tốt đẹp giữa hai nước trong thời kỳ 1945-1965 là một biểu hiện rõ nét cho quan điểm chống chủ nghĩa đế quốc, thực dân trong chính sách đối ngoại của Chính phủ Tổng thống Sukarno.

Khi Tổng thống Suharto lên cầm quyền và thiết lập “trật tự mới” cũng là lúc cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của nhân dân Việt Nam lên đến đỉnh cao. Lúc này, cuộc kháng chiến của nhân dân ta không còn nhận được sự ủng hộ nhiệt tình của Chính phủ Indonesia. Về đối ngoại, chính phủ tiếp tục thi hành chính sách đối ngoại độc lập và tích cực của chính quyền trước, đồng thời cân bằng các mối quan hệ đối ngoại, tăng cường quan hệ với phương Tây và nới lỏng quan hệ với các nước XHCN.

Với Việt Nam, trong giai đoạn đầu lên nắm quyền, Chính phủ Suharto đã thực hiện chính sách nước đôi. Một mặt, Indonesia vẫn duy trì quan hệ với Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, mặt khác lại hướng tới ủng hộ và muốn nối lại quan hệ với chính quyền Việt Nam Cộng hòa đã bị cắt đứt từ năm 1964.

Từ năm 1975, sau thất bại trong chiến tranh Việt Nam nói riêng và Đông Dương nói chung, Mỹ buộc rút quân khỏi Đông Nam Á. Các nước ASEAN, trong đó có Indonesia một mặt có phần lo ngại về ảnh hưởng của CNXH đối

với khu vực. Mặt khác, các quốc gia này cũng thấy được giá trị to lớn của thắng lợi trong sự nghiệp giải phóng dân tộc và toàn vẹn lãnh thổ của ba nước Đông Dương mà nhờ đó các nước này thoát khỏi sự lệ thuộc quân sự vào Mỹ.Tình hình này buộc các nước ASEAN nói chung, Indonesia nói riêng có những điều chỉnh trong chính sách đối ngoại, thực hiện một chính sách đối ngoại độc lập và tích cực hơn. Sự ra đời của Hiệp ước Bali (1976) đã đánh dấu sự thay đổi chính sách đối ngoại của các nước ASEAN nói chung và Indonesia nói riêng với Việt Nam. Cũng tại Bali, Indonesia đã bày tỏ quan điểm muốn hợp tác với chính phủ ba nước Đông Dương, đặc biệt là Việt Nam.

Vớí những sự thay đổi trong chính sách đối ngoại, quan hệ giữa Indonesia và Việt Nam đã trở nên nồng ấm hơn thông qua các cuộc thăm viếng lẫn nhau ngày càng được tăng cường của các đoàn đại biểu giữa hai nước. Sang thập kỷ 80, khi “vấn đề Campuchia” làm cho quan hệ Việt Nam- ASEAN rơi vào tình trạng căng thẳng, quan hệ song phương với từng nước giảm xuống mức thấp nhất, Indonesia lại có cách ứng xử với Việt Nam không giống các nước ASEAN. Để tháo gỡ bế tắc cho vấn đề Campuchia, Indonesia đã chủ động liên hệ riêng với Việt Nam, trở thành cầu nối kéo các nước ASEAN và Việt Nam xích lại gần nhau. Những cuộc trao đổi, tiếp xúc lẫn nhau giữa hai nước đã làm cho Indonesia và Việt Nam hiểu rõ quan điểm của nhau hơn đối với vấn đề Campuchia, góp phần tích cực tiến tới xây dựng một khu vực Đông Nam Á hòa bình, ổn định.

Bước vào thập kỷ 90, những biến động sâu sắc của bối cảnh quốc tế và tình hình khu vực sau Chiến tranh lạnh đã đánh dấu sự khởi đầu tốt đẹp cho một thời kỳ mới trong quan hệ hai nước. Tháng 1/1990, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Ngoại trưởng Việt Nam Nguyễn Cơ Thạch và Ngoại trưởng Indonesia Ali Alatas đã hội đàm đi đến phương cách giải quyết vấn đề Campuchia. Tháng 10/1990, Hội thảo Indonesia - Việt Nam lần thứ III được tổ chức tại

Thành phố Hồ Chí Minh với chủ đề “Vì hòa bình, ổn định hữu nghị và hợp tác ở Đông Nam Á”. Cuộc Hội thảo này càng thắt chặt mối quan hệ giữa hai nước và mối quan hệ hữu nghị này có một ý nghĩa quan trọng đối với vấn đề hòa bình, ổn định, hữu nghị và hợp tác ở khu vực Đông Nam Á không chỉ trong hiện tại mà cả trong tương lai.

Tháng 10/1991, Hiệp định Pari về Campuchia được ký kết, quan hệ giữa Indonesia và Việt Nam càng phát triển theo chiều hướng đi lên. Trong tháng 10 và tháng 11/1991, Thủ tướng Việt Nam Võ Văn Kiệt đã lần đầu tiên thăm một số nước Đông Nam Á, trong đó có Indonesia. Chuyến thăm này mở ra một giai đoạn mới trong quan hệ giữa hai nước. Đúng như Tổng thống Suharto đã nói: “Con đường hợp tác đang rộng mở trước mắt chúng ta bao gồm tất cả các nước trong khu vực” [31; tr.35].

Ngày 23/7 đến 4/8/1992, đoàn đại biểu cao cấp của Chính phủ Việt Nam do Thủ tướng Võ Văn Kiệt dẫn đầu đã đến thăm Indonesia. Công tác đối ngoại của nước ta trong những năm này đã có sự chuyển biến mạnh mẽ. Chỉ tính riêng năm 1992, Việt Nam đã nối lại quan hệ với hàng loạt các tổ chức quốc tế như Ngân hàng Thế giới (WB), Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB). Cùng tiến trình hội nhập đó, Chính phủ Việt Nam chủ động tham gia Hiệp ước Bali. Tháng 4/1994, Chủ tịch nước Lê Đức Anh đến thăm Indonesia. Thời điểm này, Việt Nam đang đề nghị gia nhập ASEAN. Với tinh thần xây dựng sự ổn định và phát triển kinh tế, chính trị trong khu vực Đông Nam Á, Indonesia đã tích cực ủng hộ Việt Nam gia nhập ASEAN ngày 28/7/1995.

Xuất phát từ quan điểm trên của Tổng thống Suharto, Indonesia là một trong những nước tích cực ủng hộ và tạo điều kiện thuận lợi cho Việt Nam gia nhập ASEAN. Với tinh thần đó, Indonesia luôn tích cực giúp đỡ Việt Nam tham gia các chương trình hoạt động của ASEAN. Tổng thống Suharto đã khẳng định: “Indonesia hoàn toàn ủng hộ Việt Nam trong việc gia nhập tổ

chức ASEAN, coi đó như là một cơ hội tốt để hai nước tăng cường hợp tác song phương cũng như hợp tác trong khuôn khổ của tổ chức ASEAN, nhằm xây dựng hòa bình, ổn định ở Đông Nam Á”. Ngày 28/7/1995, Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của tổ chức ASEAN. Mối quan hệ Indonesia - Việt Nam nói riêng, quan hệ ASEAN - Việt Nam nói chung đã bước sang một giai đoạn mới.

Sự kiện Việt Nam gia nhập ASEAN đã tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển quan hệ hai nước không chỉ trong lĩnh vực chính trị, kinh tế mà còn mở rộng sang cả quan hệ giữa cả hai Quốc Hội và hai Bộ Quốc phòng. Hai nước đã trao đổi nhiều đoàn đại biểu cấp cao thuộc hầu hết các nghành, các cấp.Tháng 12/1996, Đoàn quốc hội Indonesia do Chủ tịch Quốc hội H.Wahono và là Chủ tịch Liên minh Nghị viện ASEAN (AIPO) dẫn đầu đã sang thăm chính thức Việt Nam. Trong 6 tháng đầu năm 1997, nhiều đoàn cấp cao Việt Nam cũng đã sang thăm Indonesia: đoàn của Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội do ông Hoàng Văn Nghiên dẫn đầu; đoàn quân sự cấp cao do ông Phạm Văn Trà - Ủy viên Bộ Chính trị, Tổng Tham mưu trưởng Quân đội Nhân dân Viêt Nam dẫn đầu…

Đối với Việt Nam, Indonesia là đối tác kinh tế, thương mại và đầu tư quan trọng. Indonesia là thị trường xuất khẩu lớn của Việt Nam, trong khi đó Việt Nam là quốc gia duy nhất ở Đông Nam Á mà Indonesia thiết lập quan hệ đối tác toàn diện và trong tương lai không xa, hai nước sẽ sớm thúc đẩy, nâng cấp thành quan hệ đối tác chiến lược. Quan hệ hợp tác thương mại và đầu tư giữa hai nước trong thời gian gần đây ngày càng phát triển mạnh, kim ngạch buôn bán 2 chiều qua mỗi giai đoạn đều gia tăng ấn tượng. Quý I năm 2007, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Indonesia tăng 1,5 lần so với cùng kỳ năm 2006. Năm 2011, tổng kim ngạch thương mại Việt Nam - Indonesia đạt 4,6 tỉ USD, trong đó Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Indonesia gần 2,4 tỉ USD và nhập khẩu từ thị trường này hơn 2,2 tỉ USD [108]. Các mặt hàng Việt

Nam nhập khẩu từ Indonesia gồm dầu mỡ động thực vật, sắt thép, linh kiện ô tô, dụng cụ phụ tùng, giấy, hóa chất… Việt Nam xuất sang Indonesia các mặt hàng thế mạnh là gạo, dầu thô, dệt may…Việt Nam có nguồn nguyên liệu dồi dào cho nghành công nghiệp và kinh nghiệm về phát triển nông nghiệp. Ngược lại, Indonesia cũng là thị trường rộng lớn với nhiều tiềm năng mà Việt Nam có thể khai thác bổ sung cho sự phát triển kinh tế của mình.

Nhận lời mời của Tổng thống Indonesia SBY, ngày 27/6/2013, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang cùng đoàn đại biểu cấp cao Nhà nước Việt Nam đã thăm cấp Nhà nước tới Cộng hoà Indonesia. Nguyên thủ của 2 quốc gia đã đánh giá cao quan hệ song phương đang trên đà phát triển tích cực trên mọi lĩnh vực trên cơ sở truyền thống hữu nghị tốt đẹp từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao từ năm 1955 và quyết định chính thức nâng cấp quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác toàn diện Việt Nam - Indonesia giữa 2 nước trở thành quan hệ Đối tác Chiến lược.Việt Nam cũng là nước duy nhất trở thành đối tác chiến lược của Indonesia trong khu vực Đông Nam Á đã ghi dấu mốc lịch sử quan trọng và mở ra một triển vọng mới trong quan hệ giữa hai nước.

Với không khí “thân mật và hữu nghị, hai nhà lãnh đạo đã chia sẻ quan điểm và đánh giá cao quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác toàn diện giữa hai nước được duy trì và phát triển tốt đẹp với nhiều thành tựu quan trọng kể từ khi hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao năm 1955.

Hai nhà lãnh đạo cam kết đưa mối quan hệ song phương truyền thống lên một tầm cao mới và chính thức quyết định thiết lập quan hệ Đối tác Chiến lược trên cơ sở Tuyên bố chung giữa nước CH XHCN Việt Nam và nước Cộng hoà Indonesia về Khuôn khổ Hữu nghị và Toàn diện bước vào thế kỷ 21 (2003) và Chương trình Hành động Việt Nam - Indonesia giai đoạn 2012-2015.

Quan hệ đối tác Chiến lược Việt Nam - Indonesia cũng phù hợp với nguyên tắc nêu trong Hiến chương Liên Hợp Quốc và của ASEAN, Hiệp ước

Thân thiện và Hợp tác ở Đông Nam Á (TAC) cũng như các nguyên tắc được thừa nhận rộng rãi của luật pháp quốc tế.

Có được sự khởi sắc trong quan hệ giữa hai nước là do sự tác động của các yếu tố sau:

Thứ nhất, công cuộc đổi mới của Việt Nam năm 1986 đưa ra chủ trương mới trong lĩnh vực ngoại giao, đó là “Việt Nam muốn là bạn với tất cả các nước vì hòa bình, hợp tác và phát triển”. Sự nhận thức đúng về những biến động của tình hình thế giới và xu thế quốc tế, kịp thời điều chỉnh chiến lược đối ngoại, đề ra đường lối, chủ trương phù hợp với tình hình phát triển mạnh mẽ quan hệ hữu nghị, hợp tác với các nước láng giềng và khu vực chính là một trong những yếu tố quan trọng tạo điều kiện thúc đẩy mối quan hệ Việt Nam với các nước trên thế giới và khu vực nói chung, Indonesia nói riêng.

Thứ hai, tháng 6/1991, Đại hội VII của Đảng Cộng sản Việt Nam xác định quan điểm bao trùm trong hoạt động đối ngoại là “giữ vững hòa bình, mở rộng quan hệ hữu nghị và hợp tác”, không ngừng củng cố và phát triển quan hệ đoàn kết đặc biệt với Lào và Campuchia, phấn đấu góp phần sớm đạt được một giải pháp chính trị toàn bộ vấn đề Campuchia. Sau Chiến tranh lạnh, tình hình quốc tế và khu vực có nhiều thay đổi. Đông Nam Á không còn là nơi tập trung các mâu thuẫn đối kháng các nhóm nước như trước. Hiệp định Pari về Campuchia được ký kết năm 1991 đã mở ra bước ngoặt mới về việc giải quyết một cách tốt đẹp về vấn đề Campuchia. Tình hình an ninh chính trị ở Đông Nam Á đã hòa dịu, việc hợp tác trên nhiều phương diện giữa các nước trong khu vực được đẩy mạnh, trong đó có Việt Nam - Indonesia.

Thứ ba, đầu những năm 90 của thế kỷ XX, thế giới thời “hậu Chiến tranh lạnh”, với xu thế hòa hoãn và hợp tác giữa các nước có chế độ chính trị khác nhau ngày càng tăng. Diễn biến tích cực này càng tạo điều kiện thuận lợi cho sự cải thiện quan hệ mạnh mẽ của Việt Nam với các nước ASEAN, trong đó là Indonesia.

Như vậy, có thể thấy rằng, mặc dù quan hệ Indonesia - Việt Nam đã trải qua nhiều giai đoạn với những thăng trầm, có lúc bị chi phối bởi những tác động từ bên ngoài, song quan hệ 2 nước này vẫn thể hiện mối quan hệ hữu nghị truyền thống tốt đẹp trên cơ sở kế thừa những thành tựu đã đạt được giữa hai nước trong thời kỳ trước (1945-1991). Sự phát triển tốt đẹp của mối quan hệ này là điều kiện, tiền đề cho sự phát triển của Indonesia với Việt Nam nói riêng, của khu vực Đông Nam Á nói chung.

Tiểu kết chương 2

Hơn 20 năm qua, sau khi Chiến tranh lạnh kết thúc (1989) và Trật tự hai cực Ianta sụp đổ (1991) và một trật tự thế giới mới đang dần hình thành, tình hình thế giới và khu vực Đông Nam Á đã diễn ra nhiều biến động cả sự xáo trộn. Đất nước Indonesia hơn 2 thập kỷ này cũng trải qua những bước thăng trầm mà nổi bật nhất là cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ (bùng nổ năm 1997) dẫn đến sự kết thúc 32 năm cầm quyền của Tổng thống Suharto (1998) và sau đó là sự kế tiếp của các Tổng thống B.J.habibie (1998 - 1999), A.Wahih (1999-2001), X.Megawati (2001- 2004) và Sulilo Bambang Yudhoyono (2004 đến nay).

Chính sách đối ngoại của các chính phủ kế tiếp nhau của Cộng hòa Indonesia thời kỳ “Trật tự mới” đã được chuyển hướng để phục vụ cho phát triển kinh tế, đặc biệt là kinh tế đối ngoại. Chính quyền “Trật tự mới” chủ trương một đường lối đối ngoại đa cực và mở cửa. Vì vậy, Indonesia đã thực hiện chính sách đối ngoại thân thiện với phương Tây, phát triển mối quan hệ nhiều mặt với Mỹ, Nhật Bản, Australia…, duy trì mối quan hệ truyền thống với các nước ASEAN và Đông Nam Á.

Mặc dù có những động thái thân phương Tây, Indonesia vẫn giữ được sự độc lập trong chính sách đối ngoại, không từ bỏ tư cách thành viên Phong trào các nước không liên kết hay quyền tham gia vào các vấn đề quốc tế.

Một trong những lý do cơ bản ảnh hưởng quan trọng đến chính sách đối ngoại của các chính phủ thời kỳ này là từ Đông Nam Á và tổ chức của khu vực này là ASEAN. Mối quan hệ song phương của Indonesia với nhiều quốc gia Đông Nam Á đã được phục hồi. Sự thành lập và từng bước mở rộng số nước thành viên ASEAN là điều cần thiết trong việc đảm bảo rằng, Indonesia đã từ bỏ hoàn toàn chính sách bành trướng thời Tổng thống tiền nhiệm Sukarno. Đồng thời với việc phát triển về số lượng và chất lượng của ASEAN cũng là cơ hội để Indonesia khẳng định vị trí, vai trò quan trọng của mình trong khu vực.

Các chính sách đối ngoại hợp lý của Indonesia hơn 20 năm này đã từng bước đưa đất nước thoát khỏi những khó khăn nội tại và nâng cao vai trò của Indonesia trên trường quốc tế.

Chương 3

MỘT SỐ NHẬN XÉT VỀ CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA INDONESIA

Một phần của tài liệu Chính sách đối ngoại của cộng hòa Indonesia từ năm 1991 đến nay (Trang 80)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(153 trang)
w