Chính sách đối ngoại với Nhật Bản

Một phần của tài liệu Chính sách đối ngoại của cộng hòa Indonesia từ năm 1991 đến nay (Trang 51)

B. NỘI DUNG

2.2.2. Chính sách đối ngoại với Nhật Bản

Trong quá khứ, Nhật Bản đã từng là “ông chủ cũ” của Indonesia. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Nhật là nước phát xít bại trận, đất nước bị tàn phá nặng nề. Với sự giúp đỡ của Mỹ, Nhật Bản đã được những bước phát triển thần kỳ, trở thành một trong 3 trung tâm kinh tế - tài chính lớn nhất thế giới.

Trong chính sách đối ngoại với Nhật Bản, Indonesia chú trọng chủ yếu vào việc tranh thủ vốn, kỹ thuật và công nghệ của Nhật Bản để phát triển kinh tế.

Ngay từ năm 1965, sau cuộc đảo chính chấm dứt sự cầm quyền của Tổng thống Sukarno, nền kinh tế của Indonesia vô cùng khó khăn.Tháng 1/1967, các nước tư bản Pháp, Bỉ, Úc, Nhật Bản…cùng đại diện các tổ chức IMF, WB, UNDP tổ chức cuộc gặp tại Pari nhằm tìm ra một giải pháp để giúp đỡ Indonesia và đề nghị một chương trình viện trợ cả gói cho Indonesia. Nhật Bản được coi là nhà tài trợ chính và trên thực tế, Indonesia đã trở thành quốc gia nhận được các khoản viện trợ song phương từ Nhật Bản lớn hơn bất cứ quốc gia nào khác.

Có nhiều lý do giải thích cho sự giúp đỡ của Nhật Bản cho Indonesia.

Thứ nhất, Indonesia và Nhật Bản có mối quan hệ lịch sử láng giềng lâu dài. Indonesia là quốc gia có tầm quan trọng rất lớn đối với Nhật Bản cả về kinh tế, chính trị và là đối tác lớn của nhau trong các quan hệ mậu dịch và đầu tư.

Thứ hai là sự gần gũi về địa lý. Đây là nhân tố mà cả hai nước này có thể chia sẻ lợi ích, nhất là trong lĩnh vực giao thông hàng hải. Sự giao lưu

giữa Nhật Bản với các quốc gia giàu dầu mỏ ở Trung Đông được thực hiện chủ yếu qua con đường vận chuyển đường biển từ Nhật Bản qua eo biển Malacca và Lombok của Indonesia. Có thể nói, đây là con đường huyết mạch vận tải hàng hải để nuôi sống nền công nghiệp Nhật Bản. Bên cạnh đó, Indonesia cũng là quốc gia rất giàu tài nguyên thiên nhiên, dầu mỏ, khí đốt… Hàng năm, Nhật Bản nhập khẩu một lượng dầu mỏ rất lớn từ Indonesia..

Thêm vào đó, với Nhật Bản thì việc ảnh hưởng quốc tế và khu vực của Indonesia là không nhỏ. Indonesia là sáng lập viên của ASEAN, APEC và NAM. Việc hợp tác kinh tế với quốc gia rộng nhất, đông dân nhất Đông Nam Á với lực lượng lao động rẻ, dồi dào, thị trường tiêu thụ rộng lớn sẽ đem lại cho Nhật Bản nhiều lợi ích.

Đối với Indonesia, việc thúc đẩy hợp tác kinh tế với Nhật Bản không chỉ góp phần củng cố sức mạnh của Indonesia mà còn tạo ra những điều kiện cần thiết cho sự ổn định chính trị và phát triển kinh tế trong khu vực.Trên lĩnh vực đối ngoại, Nhật Bản đã, đang và sẽ là một đối tác quan trọng hàng đầu. Đầu tư trực tiếp từ Nhật Bản, buôn bán với Nhật Bản và ODA từ Nhật Bản giữ vai trò to lớn đối với quá trình xây dựng và phát triển kinh tế Indonesia.

Năm 1966, Nhật Bản là nước chủ nhà tổ chức cuộc gặp với 12 nhà tín dụng Indonesia ở Tokyo và đồng ý cho nhóm này vay một ngân quỹ là 174 triệu USD để giải quyết những khó khăn mà Indonesia đang gặp phải. Sau cuộc gặp tại Pari năm 1967, Nhật Bản tiếp tục là quốc gia đóng vai trò tài trợ chủ yếu cho Indonesia.

Trong những năm 1960, Nhật Bản đã cung cấp nhiều khoản đầu tư đáng kể cho Indonesia mà phần lớn là bồi thường chiến tranh. Cuối những năm 70, với sự ra đời của Học thuyết Fukuda, chính sách đối ngoại của Nhật Bản đối với các nước Đông Nam Á có những điều chỉnh nhất định.Với học thuyết này, Nhật Bản khẳng định quyết tâm của mình từ bỏ việc theo đuổi trở thành siêu cường quân sự và nhấn mạnh Nhật Bản là quốc gia hòa bình. Sau

khi Học thuyết Fukuda được công bố, chính phủ Nhật Bản đã cam kết tiếp tục viện trợ cho các nước Đông Nam Á và trên thực tế, từ cuối thập kỷ 70, Nhật Bản đã trở thành nhà tài trợ lớn nhất cho Indonesia.

Trong những năm tiếp theo, đầu tư ODA của Nhật Bản vào Indonesia tiếp tục tăng, tập trung vào việc thúc đẩy các cơ hội phát triển trên cơ sở duy trì sự bình đẳng, giảm bớt đói nghèo, cải thiện môi trường sống…

Trong những năm đầu thập kỷ 90, bên cạnh kinh tế, lĩnh vực văn hóa -giáo dục của Indonesia liên tục nhận được khoản ODA từ Nhật Bản. Đáng chú ý nhất là việc tài trợ cho dự án xây dựng Trung tâm nghiên cứu Nhật Bản ở Đại học Indonesia năm 1993 vớí số tiền 1.381 triệu Yên. Qua việc đầu tư xây dựng Trung tâm này, Chính phủ của Indonesia và Nhật Bản đều muốn khẳng định tầm quan trọng của việc nghiên cứu các khía cạnh văn hóa, thúc đẩy hơn nữa sự hợp tác và hiểu biết lẫn nhau giữa hai quốc gia.

Indonesia và Nhật Bản là hai quốc gia có những khác biệt lớn về trình độ phát triển và lợi thế so sánh. Vì vậy, trong suốt nhiều thập kỷ qua hai quốc gia này đã hỗ trợ nhau rất lớn về mặt kinh tế của mỗi nước. Indonesia cần vốn và công nghệ của Nhật Bản. Nhật Bản nhìn vào đất nước hơn 200 triệu dân này vớí nguồn lao động rẻ, tài nguyên thiên nhiên phong phú và một vị trí địa lý chiến lược trong khu vực. Indonesia là đối tác thương mại lớn nhất của Nhật Bản trong khu vực Đông Nam Á. Khoảng 1.000 công ty Nhật Bản đã đầu tư trực tiếp vào đây với tổng lượng vốn lên tới 31 tỉ USD. Nhật Bản cũng là nước viện trợ lớn nhất cho Indonesia, các khoản ODA của Nhật Bản giành cho Indonesia đã lên tới gần 3022 tỉ Yên [42;tr. 283 - tr.284].

Tháng 1/1997, Thủ tướng Nhật Bản Ryutaro Hahsitomo tới thăm Indonesia. Trong cuộc hội đàm với nhà lãnh đạo Indonesia Suharto, ông khẳng định: Nhật Bản tiếp tục coi trọng quan hệ với Indonesia, một nước lớn trong tổ chức ASEAN [31; tr.33].Tháng 11/2006, hai bên đã đạt được thỏa

thuận trên nguyên tắc về Hiệp định Tự do Thương mại (FTA) song phương. Indonesia sẽ từng bước bãi bỏ thuế quan đối với 96% mặt hàng xuất khẩu của Nhật Bản, trong đó có các sản phẩm thép cao cấp. Dự kiến, Indonesia sẽ bãi bỏ thuế nhập khẩu với ô tô cỡ lớn của Nhật Bản vào năm 2012, ô tô cỡ trung bình và nhỏ vào năm 2016, các mặt hàng điện và điện tử vào năm 2020. Đối lại, Nhật Bản sẽ từng bước dỡ bỏ thuế quan đối với 93% mặt hàng xuất khẩu của Indonesia, trong đó bãi bỏ ngay lập tức thuế nhập khẩu đối với lâm sản, tôm và hầu hết các mặt hàng công nghiệp. Indonesia hiện là nước cung cấp khí đốt tự nhiên lớn nhất cho Nhật Bản, đồng thời là nước xuất khẩu than đứng thứ ba, xuất khẩu dầu thô đứng thứ sáu cho quốc gia Đông Bắc Á này [110].

Mặc dù giữa Indonesia và Nhật Bản còn tồn tại những bất đồng, song hai nước vẫn sẽ duy trì mối quan hệ tốt đẹp bởi những ràng buộc về lợi ích kinh tế giữa hai nước.

Một phần của tài liệu Chính sách đối ngoại của cộng hòa Indonesia từ năm 1991 đến nay (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(153 trang)
w