Dự báo một số vấn đề cơ bản trong quan hệ đối ngoại Việt Nam-

Một phần của tài liệu Chính sách đối ngoại của cộng hòa Indonesia từ năm 1991 đến nay (Trang 130)

B. NỘI DUNG

3.3.4.Dự báo một số vấn đề cơ bản trong quan hệ đối ngoại Việt Nam-

Nam - Indonesia trong thời gian sắp tới

Căn cứ quá trình thiết lập, vận động và phát triển của quan hệ Việt Nam; căn cứ kết quả nghiên cứu tình hình thế giới, khu vực và tình hình mỗi nước; căn cứ vào yêu cầu lịch sử cụ thể và quan điểm, đường lối đối ngoại của Đảng Cộng sản Việt Nam, đặc biệt là Tuyên bố chung Indonesia - Việt Nam (tháng 6 năm 2013), chúng tôi dự báo một số vấn đề cơ bản trong quan hệ đối ngoại trong thời gian tới như sau:

Thứ nhất, hai nước sẽ tiếp tục củng cố và tăng cường mối quan hệ đoàn kết hữu nghị truyền thống đã nâng lên tầm Đối tác Chiến lược.

Quan hệ hai nước được thiết lập từ rất sớm xuất phát từ những tương đồng cơ bản và đã trải qua những bước thăng trầm theo sự vận động của lịch sử. Những thập kỷ gần đây, nhất là qua 25 năm thực hiện đường lối đổi mới dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, quan hệ 2 nước đã

có nhiều khởi sắc, thành công theo hướng toàn diện và bền vững. Hai nước đã tăng cường hiểu biết lẫn nhau với nhiều hoạt động đối ngoại phát triển sâu rộng trên nhiều lĩnh vực, nhiều cấp độ khác nhau, đã giải quyết những vấn đề lớn mà trong nhiều năm qua chưa giải quyết được. Kết quả của hoạt động đối ngoại đã góp phần quan trọng vào xây dựng, phát triển đất nước của 2 quốc gia.

Thứ hai, trong quan hệ 2 sẽ đặt lên hàng đầu là tuân thủ nghiêm ngặt và thực thi có hiệu quả những quy định, công ước do các định chế khu vực mà 2 nước tham gia.

Indonesia là một trong 5 nước đầu tiên tham gia sáng lập ASEAN. Hiện nay, Việt Nam và Indonesia đều tham gia hầu hết các thể chế trong khu vực với những định chế bắt buộc. Những định chế này là cơ sở để các nước trong thể chế nói chung và 2 quốc gia này nói riêng thực hiện. Vì vậy, trong thời gian tới, hai nước sẽ tập trung toàn bộ chính sách đối ngoại vào việc thực hiện có hiệu quả các định chế của khu vực, góp phần tích cự trong xây dựng khu vực phát triển hoà bình, ổn định, cùng phát triển. Xuyên suốt và trung tâm của các định chế là nguyên tắc đối ngoại tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào nội bộ của nhau, cùng có lợi.

Thứ ba, hai bên sẽ tiếp tục đẩy mạnh quan hệ toàn diện, tăng cường các quan hoạt động đối ngoại truyền thống, đồng thời tích cực tìm kiếm và mở rộng các lĩnh vực có tiềm năng.

Đảng cộng sản Việt Nam xác định trong thời gian tới sẽ “tiếp tục tăng cường hơn nữa quan hệ hợp tác trên các lĩnh vực kinh tế - thương mại- đầu tư và nông nghiệp, chính trị, an ninh quốc phòng; đồng thời phấn đấu mở rộng hợp tác trên các lĩnh vực tiềm năng khác như giáo dục và đào tạo,y tế, thông tin và truyền thông, du lịch, thể thao, văn hoá và các lĩnh vực khác mà hai bên cùng quan tâm” [79]. Những năm qua, Việt Nam và Indonesia đã

đẩy mạnh các quan hệ thương mại song phương xuất - nhập khẩu những mặt hàng thế mạnh của mỗi nước, tuy nhiên vẫn chưa khai thác triệt để những tiềm năng hiện có. Những lĩnh vực cần tập trung mở rộng quan hệ hợp tác và phát triển trong thời gian tới như giáo dục và đào tạo, y tế, thông tin và truyền thông, du lịch…

Thứ tư, quan hệ hai nước sẽ chịu sự tác động, ảnh hưởng của sự tranh giành ảnh hưởng của các nước lớn như Mỹ và Trung Quốc.

Việt Nam và Indonessia là 2 nước giữ vai trò quan trọng trong các thể chế khu vực như ASEAn, ARF, APEC, ADMM +…Đặc biệt, cả hai quốc gia này đều được xác định là trọng tâm trong việc thực hiện ý đồ của Mỹ khi chuyển trọng tâm chiến lược sang châu Á - Thái Bình Dương, trong đó Indonesia được Mỹ xác định là quốc gia có tầm ảnh hưởng quan trọng nhất khu vực Đông Nam Á. Giá trị địa - kinh tế, địa - chính trị của Việt Nam được Mỹ coi là trọng điểm trong việc tranh giành ảnh hưởng của Mỹ ở khu vực. Đó là âm mưu chuyển hoá Việt Nam nhằm phục vụ ý đồ “ngăn chặn”sự phát triển “chiến lược hướng Nam” của Trung Quốc, lợi dụng Việt Nam để nắm 3 nước Đông Dương và xâm nhập sâu hơn các thể chế của khu vực.

Tóm lại, các cuộc trao đổi giữa các đoàn cấp cao Việt Nam - Indonesia trong nhiều năm qua, đặc biệt là Tuyên bố chung Indonesia - Việt Nam (tháng 6 năm 2013) đã mở ra một bước ngoặt mới và định hướng quan hệ hợp tác giữa hai quốc gia trong tương lai.

Hiện tại, mặc dù còn nhiều khó khăn về nội bộ cũng như kho khăn về kinh tế do tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, Indonesia vẫn cố gắng tăng cường quan hệ hữu nghị và hợp tác toàn diện với Việt Nam, coi trọng vai trò và vị thế của Việt Nam ở khu vực và thế giới, đánh giá cao những thành tựu kinh tế, chính trị của Việt Nam. Giữa hai nước không còn vấn đề tồn tại. Indonesia thực sự có nhu cầu và mong muốn đẩy mạnh quan

hệ hợp tác, đáp ứng tích cực các đề nghị của Việt Nam, đồng thời chủ động đề xuất nhiều vấn đề hợp tác cụ thể, thiết thực nhằm tăng cường và củng cố quan hệ. Indonesia cũng có nhiều quan điểm tương đồng với Việt nam trong nhiều vấn đề hoà bình, ổn định, và phát triển đất nước, những vấn đề khu vực và quốc tế.

Về mặt khách quan, sự ổn định về an ninh - chính trị và sự phát triển kinh tế năng động trong khu vực tạo môi trường thuận lợi cho việc phát triển quan hệ đối ngoại Việt Nam. Hơn nữa, Việt Nam cùng với Indonesia và các nước ASEAN khác đang tích cực tăng cường hợp tác nội khối, hướng tới thành lập Cộng đồng ASEAN vào năm 2015 và đưa Hiến chương ASEAN vào cuộc sống là chất xúc tác tăng cường cho quan hệ song phương giữa hai quốc gia. Đứng trước những vận hội cùng với nhiều thách thức, quan hệ Việt Nam - Indonesia cần có thêm những bước đột phá mới nhằm thích ứng với những thay đổi của tình hình 2 nước, của khu vực và thế giới.

Một phần của tài liệu Chính sách đối ngoại của cộng hòa Indonesia từ năm 1991 đến nay (Trang 130)