Những nét chung về chính sách đối ngoại của Indonesia từ 1991 đến

Một phần của tài liệu Chính sách đối ngoại của cộng hòa Indonesia từ năm 1991 đến nay (Trang 42)

B. NỘI DUNG

2.1. Những nét chung về chính sách đối ngoại của Indonesia từ 1991 đến

2.1. Những nét chung về chính sách đối ngoại của Indonesia từ 1991 đến 2012 1991 đến 2012

Kể từ khi tuyên bố độc lập đến nay, Indonesia đều nhất quán thi hành chính sách đối ngoại độc lập, tích cực, tự chủ và có điều chỉnh phù hợp với từng thời kỳ, tập trung vào bảo vệ độc lập, chủ quyền quốc gia và tham gia có chọn lựa vào các hoạt động chung của khu vực và thế giới. Indonesia chủ trương ưu tiên phát triển quan hệ với các nước láng giềng, lấy ASEAN làm nền tảng của chính sách đối ngoại, mở rộng quan hệ và hợp tác với tất cả các nước trên thế giới. Chính sách độc lập và tự chủ của Indonesia không phải là một chính sách trung lập. Về cơ bản, nó là một chính sách được thiết kế để phục vụ lợi ích quốc gia, đồng thời cho phép Indonesia hợp tác với các quốc gia khác để xoá bỏ chủ nghĩa thực dân và chủ nghĩa đế quốc vì lợi ích của hoà bình thế giới và công bằng xã hội. Điều này giải thích lý do vì sao Indonesia là một nước thành viên sáng lập Phong trào các nước Không liên kết (NAM).

Sự kết thúc Chiến tranh lạnh đã mang lại nhiều cơ hội và thách thức mới cho Indonesia.

Trước hết là vấn đề chính trị ngăn cản Indonesia phát triển các mối quan hệ chặt chẽ với các nước cộng sản như Trung Quốc. Sự xuất hiện của Trung Quốc như một cường quốc kinh tế năng động mở lời hứa của một thị trường mới xuất khẩu của Indonesia và một nguồn đầu tư nước ngoài (FDI) và nhập khẩu. Đồng thời, sự thành công của Trung Quốc trong việc thu hút FDI và xuất khẩu thâm nhập thị trường đã chỉ ra một thách thức lớn đối với Indonesia, trong khi đó sức mạnh quân sự đang phát triển và tham vọng khu

vực của Trung Quốc tiếp tục gây ra lo lắng. Do đó, Indonesia chủ trương vừa tích cực hợp tác, vừa đấu tranh hạn chế sức mạnh của Trung Quốc.

Bên cạnh đó, sự gia tăng của các khối kinh tế khổng lồ như EU, Khu vực Tự do Bắc Mỹ (NAFTA)… đã đưa ra những thách thức nghiêm trọng đối với Indonesia và các đối tác ASEAN của Indonesia. Sự kết thúc của Chiến tranh lạnh và sự lan toả toàn cầu của nền dân chủ cũng gây áp lực lên chính phủ được thống trị bởi quân đội của Indonesia. Tất cả những điều đó buộc Indonesia phải điều chỉnh chính sách đối nội và đối ngoại.

Cuộc khủng hoảng tài chính 1997 - 1998 gây ra sự sụp đổ của chính phủ “trật tự mới” của Suharto và mở ra quá trình chuyển đổi dân chủ của Indonesia.

Trong 10 năm qua, chính sách đối ngoại của Indonesia có những mục tiêu chính là:

Thứ nhất, giúp phục hồi kinh tế và phát triển, tăng cường tính toàn vẹn lãnh thổ và an ninh quốc gia, củng cố nền dân chủ và cuối cùng là nâng cao vị thế khu vực và quốc tế của Indonesia.

Thứ hai, hỗ trợ phát triển quốc gia, ưu tiên phát triển kinh tế.

Thứ ba, duy trì sự ổn định nội bộ và khu vực thuận lợi cho phát triển quốc gia.

Thứ tư, bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ và nhân dân Indonesia.

Từ sau Chiến tranh lạnh đến nay, Indonesia đã có một số điều chỉnh cơ bản trong chính sách đối ngoại sau:

Thứ nhất, Indonesia coi quan hệ với ASEAN là hòn đá tảng trong chính sách đối ngoại của mình. Indonesia đề cao tinh thần đoàn kết, hữu nghị, hợp tác giữa các nước ASEAN, tích cực củng cố, xây dựng tổ chức này ngày càng lớn mạnh. Indonesia là nhân tố ủng hộ mạnh mẽ tầm nhìn của một Cộng đồng ASEAN, đồng thời thông qua tổ chức này để đấu tranh với các cường quốc trong làm ăn kinh tế và quan hệ chính trị.

Thứ hai, thi hành chính sách thân thiện, hữu nghị và hợp tác với các nước láng giềng ở Đông Nam Á.

Thứ ba, Indonesia thực hiện chính sách cân bằng lợi ích giữa các nước lớn trong khu vực, không muốn Đông Nam Á trở thành khu vực tranh chấp của các cường quốc. Indonesia muốn thông qua các nước ASEAN khác thực hiện khái niệm ZOPFAN để biến Đông Nam Á thành khu vực hoà bình, tự do, trung lập, không liên kết và không có vũ khí hạt nhân.

Khẩu hiệu chính sách đối ngoại hiện đại của Indonesia là “một nghìn bạn bè, không có kẻ thù” là tốt nhất cho lợi ích quốc gia được Bộ Ngoại giao Indonesia tuyên bố trong một bài diễn văn vào tháng 1 năm 2010. Bài tuyên bố nói rõ sẽ cải thiện quan hệ giữa Indonesia với mọi quốc gia thông qua các mối quan hệ song phương và các tổ chức đa phương. Indonesia cũng mong muốn thúc đẩy công lý và trật tự trên trường quốc tế, có chính sách đầu tư tốt hơn cho phát triển kinh tế, dân chủ và củng cố hội nhập khu vực, bảo vệ công dân Indonesia, đặc biệt là lao động di cư, duy trì sự thống nhất quốc gia và phấn đấu cho cơ chế chính sách đối ngoại hiệu quả hơn.

Đối với chính trị quốc tế, chính sách ngoại giao hiện đại của chính phủ các Tổng thống trong thời gian này là tương tự như đường lối của Tổng thống Sukarno. Hiện tại, Indonesia ủng hộ một thế giới không vũ khí hạt nhân, giải trừ quân bị hoàn toàn đối với Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Triều Tiên và Iran. Indonesia cam kết đóng một vai trò tích cực là điều phối viên của Phong trào các nước không liên kết (NAM) về vấn đề giải trừ quân bị tháng 5/2010. Tổng thống Sulilo Bambang Yudhoyono đã và đang hỗ trợ Liên Hợp Quốc với vai trò lớn hơn trong việc xử lý cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu hiện nay. Indonesia tiếp tục tuân theo chủ nghĩa lý tưởng Sukarno cho công lý và trật tự toàn cầu thông qua việc tham gia hoạt động dân chủ của các tổ chức toàn cầu bao gồm cả cấu trúc cải cách trong Hội đồng Bảo an.

Một phần của tài liệu Chính sách đối ngoại của cộng hòa Indonesia từ năm 1991 đến nay (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(153 trang)
w