Tính đặc thù

Một phần của tài liệu Chính sách đối ngoại của cộng hòa Indonesia từ năm 1991 đến nay (Trang 92)

B. NỘI DUNG

3.1.3. Tính đặc thù

Chính sách đối ngoại của Indonesia từ sau Chiến tranh lạnh đến nay không chỉ mang đặc điểm của sự kế thừa hay năng động mà nó còn thể hiện tính độc đáo và đặc thù riêng chỉ có ở Indonesia.

Có lẽ trên thế giới không có một quốc gia nào có những điều kiện đặc biệt như Indonesia. Là một quốc gia gồm hàng nghìn hòn đảo lớn nhỏ khác nhau trải dài trên diện tích gần 5 triệu km2, trong đó diện tích đất liền gần 2 triệu km2, với nhiều dân tộc khác nhau cùng sự đa dạng về chủng tộc và văn hóa. Đây cũng là quốc gia Hồi giáo lớn nhất thế giới với 87% dân số theo đạo

Hồi. Sự đa dạng về chủng tộc và ngôn ngữ cũng như sự chia cách về địa lý tạo nên ở Indonesia những đặc trưng riêng mà không có một quốc gia nào khác trên thế giới có được.

Những đặc trưng ấy đã có những tác động không nhỏ đến việc hoạch định những chính sách đối nội, đối ngoại của các chính phủ cầm quyền ở Indonesia sau 1945 nói chung và từ 1991 đến nay nói riêng. Bên cạnh mẫu số chung trong chính sách đối ngoại của Indonesia với các nước trong khu vực, chính sách đối ngoại của Indonesia từ 1991 đến nay mang những nét độc đáo dựa trên những đặc thù về địa lý, lịch sử dân tộc của quốc gia này.

Như đã trình bày ở trên, Indonesia gồm hàng nghìn hòn đảo lớn nhỏ trải dài trên diện tích gần 5 triệu km2, nằm giữa hai lục địa Đông Nam Á và Châu Đại Dương, án ngữ con đường vận chuyển dầu mỏ nối liền Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương. Xét về diện tích, Indonesia đứng thứ 13 trên thế giới và là quốc gia lớn nhất Đông Nam Á, Indonesia có tiếng nói không nhỏ trong khu vực. Củng cố quan hệ với quốc gia này, đồng thời mở rộng hợp tác với các nước trong khu vực, các cường quốc sẽ đạt được mục tiêu gây dựng ảnh hưởng chính trị và kinh tế, vừa khai thác được thị trường tiêu thụ đầy tiềm năng, vừa can dự sâu hơn các vấn đề của khu vực.

Như vậy, về an ninh quốc phòng cũng như về chính trị, đối ngoại, Indonesia có một ý nghĩa đặc biệt. Quốc gia này luôn giành được mối quan tâm hàng đầu về nhiều mặt của các cường quốc trong và ngoài khu vực. Chính sách đối ngoại của Indonesia do đó không chỉ là tìm mọi cách để phát huy lợi thế về vị trí địa lý mà còn hạn chế những bất lợi khác. Có thể nói, nhờ vào vị trí đắc địa, Indonesia đã đóng một vai trò lớn hơn nhiều lần trên bàn cờ chính trị quốc tế.

Bên cạnh đó, Indonesia gồm các nhóm sắc tộc, ngôn ngữ và tôn giáo riêng biệt.Với tư cách là một nhà nước duy nhất và một quốc gia, Indonesia đã phát triển một tính đồng nhất được định nghĩa bởi một ngôn ngữ quốc

gia, sự đa dạng chủng tộc và tôn giáo bên trong một dân số phần đa là Hồi giáo. Khẩu hiệu quốc gia của Indonesia là “Bhinneca tungal ika” (thống nhất trong đa dạng) đã thể hiện rõ sự đa dạng hình thành nên quốc gia này. Mọi chính sách và chiến lược phát triển khi được hoạch định mà không tính đến các đặc thù này thì chắc chắn sẽ thất bại chứ đừng nói hiệu quả gì, dù là nhỏ nhất. Chính sách đối ngoại mà các Chính phủ Indonesia đã và đang nhận thức rất rõ về vấn đề nhạy cảm này. Thúc đẩy lợi ích chính trị trong thế giới Hồi giáo đã trở thành một trong những nội dung quan trọng trong chính sách đối ngoại của các Chính phủ Indonesia, đặc biệt là từ sau sự kiện 11/9/2001 ở Mỹ. Với việc trở thành một thành viên của Tổ chức Hội nghị Hồi giáo (OIC), Indonesia khẳng định vị trí quan trọng của Hồi giáo trong các chính sách đối nội, đối ngoại của quốc gia. Và Hồi giáo cũng đã trở thành một trong những nguyên tắc cơ bản trong việc xác định chính sách đối ngoại của Indonesia. Bởi, việc các nước đặt mục tiêu xây dựng một quan hệ gần gũi với quốc gia Hồi giáo lớn nhất thế giới là họ muốn có một đồng minh trong thế giới Hồi giáo, mong muốn một sự đồng thuận, cảm thông tín ngưỡng

Một phần của tài liệu Chính sách đối ngoại của cộng hòa Indonesia từ năm 1991 đến nay (Trang 92)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(153 trang)
w