Hai chị em Chiến và Việt.

Một phần của tài liệu thiết kế bài giảng ngữ văn 12 ( tập 2) (Trang 38)

D. Tiến trình dạy học

4.Hai chị em Chiến và Việt.

* Ng-ời mẹ ngã xuống nh-ng dòng sông truyền thống vẫn chảy.

+ Hình ảnh ng-ời mẹ luôn hiện về trong Chiến:

- Chiến mang vóc dáng của má: "hai bắp tay tròn vo sạm đỏ màu cháy nắng… thân ng-ời to và chắc nịch". Đó là vẻ đẹp của những con ng-ời sinh ra để gánh vác, để chống chọi, để chịu đựng và để chiến thắng.

- Chiến đặc biệt giống má ở cái đêm sắp xa nhà đi bộ đội: Chiến biết lo liệu, toan tính việc nhà y hệt má (nói nghe in nh- má vậy). Hình ảnh ng-ời mẹ nh- bao bọc lấy Chiến, từ cái lối nằm với thằng út em trên gi-ờng ở trong buồng nói với ra đến lối hứ một cái "cóc" rồi trở mình. Đến nỗi chỉ trong một khoảng thời gian ngắn ngủi trong đêm, Việt đã không d-ới ba lần thấy chị giống in má, có khác chỉ là ở chỗ chị "không bẻ tay rồi đập vào bắp vế than mỏi" mà thôi. Chính Chiến cũng thấy mình trong đêm ấy đang hòa vào trong mẹ: "Tao cũng đã lựa ý nếu má còn sống chắc má tính vậy, nên tao cũng tính vậy". Nguyễn Thi muốn cho ta hiểu rằng: trong cái thời khắc thiêng liêng ấy, ng-ời mẹ sống hơn bao giờ hết trong những đứa con.

+ Nét tính cách chung của hai chị em:

- Hai chị em cùng sinh ra trong một gia đình chịu nhiều mất mát đau th-ơng (cùng chứng kiến cái chết đau th-ơng của ba và má).

- Hai chị en có chung mối thù với bọn xâm l-ợc. Tuy còn nhỏ tuổi, chí căm thù đã thôi thúc hai chị em cùng một ý nghĩ: phải trả thù cho ba má, và có cùng nguyện vọng: đ-ợc cầm súng đánh giặc.

- Tình yêu th-ơng là vẻ đẹp tâm hồn của hai chị em. Tình cảm này đ-ợc thể hiện sâu sắc và cảm động nhất trong cái đêm chị em giành nhau ghi tên tòng quân và sáng hôm sau tr-ớc khi lên đ-ờng nhập ngũ cùng khiêng bàn thờ má sang nhà chú Năm

- Cả hai chị em đều là những chiến sĩ gan góc dũng cảm. Đánh giặc là niềm say mê lớn nhất của hai chị em Việt và Chiến cũng là của tuổi trẻ miền Nam trong những năm tháng ấy: "Hạnh phúc của tuổi trẻ là trên trận tuyến đánh quân thù".

- Hai chị em Việt đều có những nét rất ngây thơ thậm chí có phần trẻ con (giành nhau bắt ếch nhiều hay ít, giành nhau thành tích bắn tàu chiến giặc và giành nhau ghi tên tòng quân).

+ Nét riêng ở Chiến:

- Hơn Việt chừng một tuổi nh-ng Chiến ng-ời lớn hơn hẳn: Chiến có thể bỏ ăn để đánh vần cuốn sổ gia đình. Chiến không chỉ "nói in nh- má" mà còn học đ-ợc cách nói "trọng trọng" của chú Năm,…

- Tính cách "ng-ời lớn" ở Chiến còn thể hiện ở sự nh-ờng nhịn. Tuy có lúc giành nhau với em tranh công bắt ếch, đánh tàu giặc, đi tòng quân nh-ng cuối cùng bao giờ cô cũng nh-ờng em hết trừ việc đi tòng quân.

Nguyễn Thi đã xây dựng nhân vật Chiến vừa có cá tính vừa phù hợp với lứa tuổi, giới tính. Chiến là nhân vật đ-ợc hồi t-ởng qua Việt nh-ng đã gây đ-ợc ấn t-ợng sâu sắc .

- Nếu Chiến có dáng dấp một ng-ời lớn thực sự thì ở Việt là sự lộc ngộc, vô t- của một cậu con trai đang tuổi ăn tuổi lớn.

- Chiến nh-ờng nhịn em bao nhiêu thì Việt hay tranh giành với chị bấy nhiêu.

- Đêm tr-ớc ngày ra đi, Chiến nói với em những lời nghiêm trang thì Việt lúc "lăn kềnh ra ván c-ời khì khì", lúc lại rình "chụp một con đom đóm úp trong lòng tay".

- Vào bộ đội, Chiến đem theo tấm g-ơng soi còn Việt lại đem theo nột chiếc súng cao su.

- Nh-ng sự vô t- không ngăn cản Việt trở nên một anh hùng (ngay từ bé, Việt đã dám xông vào đá cái thằng đã giết cha mình. Khi trở thành một chiến sĩ, mặc dù chỉ có một mìh, với đôi mắt không còn nhìn thấy gì, với hai bàn tay đau đớn, Việt vẫn quyết tâm ăn thua sống mái với quân thù)

Việt là một thành công đáng kể trong cách xây dựng nhân vật của Nguyễn Thi. Tuy còn hồn nhiên và còn bé nhỏ tr-ớc chị nh-ng tr-ớc kẻ thù Việt lại vụt lớn, chững chạc trong t- thế của một ng-ời chiến sĩ.

* Chiến và Việt là khúc sông sau nên đi xa hơn trong cả dòng sông truyền thống.

5. HS phát biểu cảm nhận về hình ảnh chị em, Việt và Chiến khiêng bàn thờ ba má sang gởi chú Năm (thảo luận và phát biểu, bổ sung). GV định h-ớng và nhận xét.

Một phần của tài liệu thiết kế bài giảng ngữ văn 12 ( tập 2) (Trang 38)