môi trường
Muốn đẩy mạnh việc áp dụng kỹ thuật và công nghệ nuôi tiên tiến cần thực hiện một số giải pháp sau.
Tập trung nhân rộng mô hình nuôi bán thâm canh và thâm canh với mật độ con giống cao và cơ cấu hợp lý.
Hoàn thiện quy trình sản xuất giống nhân tạo cá Vược tại huyện Tiền Hải. Nghiên cứu, phân loại sử dụng thức ăn mua khai thác tự nhiên và tăng cường nghiên cứu sử dụng thức ăn công nghiệp cho cá Vược theo đúng quy trình kỹ thuật theo phương thức bán thâm canh và thâm canh để đảm bảo an toàn môi trường và đạt hiệu quả nuôi cao.
Đểđảm bảo có một môi trường tốt, các biện pháp phòng ngừa dịch bệnh và bảo vệ môi trường phải được khuyến cáo và áp dụng rộng rãi trong sản xuất; khuyến cáo thực hiện đầy đủ các biện pháp tẩy dọn ao nuôi trước khi bắt đầu một vụ nuôi mới, khi cá bị bệnh tuyệt đối không được xả nước, vét bùn ra môi trường xung quanh và nguồn nước cấp như ao, hồ, sông.
Trong các khu nuôi tập trung và các khu vực nuôi theo hình thức sản xuất hàng hoá, việc thực hiện các biện pháp về xử lý chất và nước thải cũng như việc cấp nước và thải nước cần được tuân theo những quy định chung cho toàn bộ các hộ tham gia (theo mô hình đồng quản lý) nghiêm ngặt để đảm bảo an toàn cho toàn bộ khu nuôi.
Cần có quy định về bảo vệ môi trường để bảo vệ và phát triển môi trường bền vững. Cơ quan chuyên trách thủy sản phải phối hợp với các cơ quan hữu quan quản lý và giám sát các cơ sở sản xuất nông nghiệp, công nghiệp có các chất thải thải ra môi trường nước phải đảm bảo tốt các yêu cầu về xử lý chất thải trước khi thải ra môi trường. Tăng cường công tác tuyên truyền vận động người nuôi thủy sản thực hiện đúng những yêu cầu kỹ thuật về công tác cải tạo ao, thả giống và sử dụng thức ăn, chăm sóc... trong quá trình nuôi đểđảm bảo không xảy ra dịch bệnh.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 114
4.7.4 Hoàn thiện cơ sở hạ tầng và dịch vụ hậu cần nuôi cá
* Hoàn thiện cơ sở hạ tầng
Cơ sở hạ tầng quan trọng nhất cho phát triển nuôi cá Vược là hệ thống kênh mương cấp và thoát nước. Hiện nay, sản xuất cá Vược vẫn đang sử dụng kênh mương thủy lợi của nông nghiệp. Trong những năm tới, diện tích nuôi cá Vược sẽ tăng lên và các khu sản xuất cá Vược vẫn chủ yếu nằm xen kẽ với các khu sản xuất nông nghiệp nên sản xuất cá và nông nghiệp vẫn dùng chung hệ thống thủy lợi hiện có.
Như vậy, nhiệm vụ quan trọng của thủy lợi là làm sao để đáp ứng được yêu cầu cấp và tiêu nước phù hợp cho cả nông nghiệp và thủy sản. Giải pháp trước mắt để quản lý và sử dụng tốt hệ thống thủy lợi hiện thời cho cả nông nghiệp và nuôi cá Vược là:
- Sử dụng kênh mương hiện có cho cả nông nghiệp và nuôi cá Vược. - Tiến hành bê tông hóa các kênh mương cấp 1 và cấp 2 để nâng cao hiệu quả lưu chuyển nước.
- Cần xây dựng mới và hoàn thiện hệ thống thuỷ lợi cho các vùng có thể phát triển nuôi cá Vược tập trung đặc biệt là vùng đang có hệ thống thuỷ lợi yếu kém.
Từng bước tiến hành cải tạo và nâng cấp toàn bộ hệ thống cấp và thoát nước đảm bảo tính độc lập của 2 hệ thống này trong các vùng nuôi, đảm bảo chất lượng nước trước khi vào ao nuôi và trước khi thải ra môi trường để phòng tránh dịch bệnh và bảo vệ môi trường chung.
Thực tế cơ sở hạ tầng, đặc biệt là hệ thống giao thông và dịch vụ viễn thông còn rất kém điều đó ít nhiều ảnh hưởng đến sự phát triển của sản xuất nông nghiệp nói chung ngành thủy sản của huyện nói riêng. Để góp phần thúc đẩy sản xuất cá Vược phát triển cần đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng kỹ thuật theo phương thức ‘‘ Nhà nước và nhân dân’’ cùng làm nghĩa là Nhà nước đầu tư 70 – 75% vốn, nông dân đầu tư 25 – 30% còn lại chủ yếu là công lao động để hoàn chỉnh hệ thống giao thông nông thôn.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 115
* Hoàn thiện hệ thống dịch vụ hậu cần cho nuôi cá
Hệ thống dịch vụ hậu cần cho nuôi cá Vược bao gồm hệ thống cung ứng giống, thức ăn, dịch vụ kỹ thuật, thuốc và hoá chất cải tạo môi trường, phòng và trị bệnh, nguyên vật liệu cho xây dựng cơ sở hạ tầng, làm đăng chắn, thuyền lưới...
Để phục vụ cho nhu cầu các yếu tốđầu vào khi phát triển thành vùng sản xuất cá Vược hàng hoá lớn, thị trường các yếu tốđầu vào của huyện cần được hoàn thiện đồng bộ. Đối với các yếu tốđầu vào quan trọng, yêu cầu chất lượng cao như : giống, thức ăn, dịch vụ kỹ thuật, thuốc và hoá chất phòng trừ dịch bệnh và cải tạo môi trường cho nuôi cá Vược cần tiến tới hình thành một thị trường có sự quản lý hoặc giám sát thống nhất của cơ quan hữu trách, có thể là trung tâm thuỷ sản huyện hoặc phòng kiểm tra chất lượng và vệ sinh dịch tễ thông qua việc cấp giấy phép hành nghề cung cấp dịch vụ các yếu tố đầu vào cho nuôi cá Vược trên địa bàn huyện.
Cần phải có một thị trường các yếu tố đầu vào quan trọng cho nuôi cá Vược được tổ chức thống nhất và giám sát chặt chẽđảm bảo cho người nuôi cá Vược có được sản phẩm yếu tốđầu vào với chất lượng đảm bảo, không bị mua phải các sản phẩm có chất lượng thấp sẽ gây ảnh hưởng không tốt tới kết quả hiệu quả nuôi cá.
4.7.5 Hoàn thiện tổ chức quản lý, nâng cao năng lực và sử dụng hợp lý nguồn nhân lực
Phát triển mạnh mẽ nuôi trồng thủy sản nói chung nuôi cá Vược nói riêng huyện Tiền Hải cần nâng cấp và hoàn thiện bộ máy quản lý nhà nước chuyên ngành thuỷ sản, tăng cường lực lượng cán bộ kỹ thuật và bổ sung một lực lượng lao động sản xuất trực tiếp đáng kể.
Bộ máy tổ chức quản lý cần có cán bộ chuyên trách về nuôi thuỷ sản từ cấp tỉnh, huyện đến xã và có cán bộ kiêm nhiệm phụ trách nuôi thủy sản trong nông thôn. Việc bổ sung cán bộ quản lý và kỹ thuật sẽ gặp nhiều khó khăn do chỉ tiêu biên chế có hạn. Có thể giải quyết khó khăn này bằng cách hình thành
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 116 trung tâm thuỷ sản của tỉnh, trung tâm này sẽ có các chi nhánh tại các huyện và xã, trung tâm sẽ là đơn vị sự nghiệp có thu, vừa làm công tác quản lý nhà nước, vừa kinh doanh các dịch vụ cho nuôi thuỷ sản. Thông qua trung tâm này, sẽ tăng số lượng cán bộ quản lý và làm dịch vụ hậu cần, kỹ thuật theo nhu cầu của phát triển nuôi thuỷ sản trên cơ sở ký hợp đồng với các nhà chuyên môn, các cán bộ này sẽđược nhận lương từ các nguồn thu của trung tâm.
Để hỗ trợ cho quá trình phát triển, công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật và kể cả các nông dân kỹ thuật là một khâu quan trọng. Việc nâng cao năng lực nguồn nhân lực cho nuôi cá của huyện thông qua đào tạo có thể thực hiện theo 3 con đường sau :
1. Đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn về kỹ thuật và kỹ năng quản lý thủy sản cho các cán bộ quản lý hiện thời (nhưng chưa có chuyên ngành thủy sản). Công tác đào tạo này cần được thực hiện hàng năm, đặc biệt là các lớp tập huấn về kỹ thuật nuôi mới.
2. Tập huấn cho nông dân: Các bộ phận quản lý thủy sản nên phối hợp với bộ phận khuyến nông và khuyến ngư để mở các lớp tập huấn cho nông dân hàng vụ, hàng năm, đặc biệt là các lớp tập huấn đầu bờ (giống như nông nghiệp), xây dựng các mô hình trình diễn, để giúp người dân tiếp cận nhanh về các tiến bộ kỹ thuật trong nuôi cá Vược.
3. Ký hợp đồng ngắn hạn hoặc dài hạn, tùy theo công việc với các nhà chuyên môn được đào tạo chính quy, có nhiều kinh nghiệm.
4.7.6 Giải pháp về chính sách nuôi cá Vược
Để thúc đẩy phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế nuôi cá Vược của huyện theo một phương hướng mới, các cơ chế chính sách cần tập trung giải quyết các vấn đề cơ bản sau :
- Bố trí nguồn kinh phí xây dựng quy hoạch phát triển nuôi cá Vược, bao gồm cả quy hoạch hệ thống thủy lợi liên ngành nông – ngư nghiệp.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 117 cho các vùng nuôi tập trung, trong đó các hộ nuôi có thể tiến hành các hoạt động nuôi bền vững và tuân thủ các quy định của cộng đồng.
- Hỗ trợ các xã chuẩn bị các kế hoạch tổng thể chuyển đổi cơ cấu sản xuất ngành thủy sản như phát triển nuôi cá Vược trên các loại hình mặt nước.
- Có chính sách hướng dẫn thực hiện và giám sát chặt chẽđểđiều chỉnh và giải quyết kịp thời những vướng mắc trong quá trình chuyển đổi, đặc biệt là các vấn đề về quyền sử dụng đất, vốn và thuế.
- Cần có chính sách triển khai thêm các hỗ trợ về đào tạo, tập huấn kỹ thuật cho cán bộ và nông dân.
- Cần có quy định về bảo vệ môi trường để bảo vệ và phát triển môi trường bền vững.
- Có chính sách truyền thông vận động nhân dân tham gia tích cực trong chuyển đổi nuôi cá Vược.
4.7.7 Đáp ứng đủ nhu cầu về vốn cho sản xuất
Đối với huyện Tiền Hải để tổ chức sản xuất nuôi cá Vược tập trung quy mô lớn mang tính chất sản xuất hàng hóa thì vấn đề về vốn cần quan tâm đến các giải pháp sau:
- Hiện tại người dân đang thiếu vốn, huyện cần có kế hoạch tổng thể nhằm huy động các kênh phân phối, huy động vốn từ trong xã hội, thành lập hệ thống ngân hàng, tín dụng nông thôn với mức lãi vay hợp lý và các điều kiện thủ tục vay thông thoáng để cho người dân dễ tiếp cận nguồn vốn vay. Mở rộng , đổi mới và đa dạng hóa các mô hình và các tổ chức tín dụng ở nông thôn. Phát triển các mô hình cho vay thông qua hội phụ nữ, hội nông dân, đoàn thanh niên... ở địa phương để huy động vốn tự có trong dân. Mặt khác hạn chế tối đa chi phí trung gian giữa ngân hàng, các tổ chức tín dụng với người vay.
- Từ tính toán vĩ mô huyện cần tính toán cụ thể cho các loại mô hình nuôi, tính toán cụ thể đến từng khoản mục trong nuôi trồng đối với từng loại mô hình (tiền giống, tiền thức ăn, tiền xây dựng chuồng trại, đào ao, cây giống,
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 118 thuốc bệnh...). Đó cũng là căn cứ tổng hợp nhu cầu vốn cho nuôi cá Vược địa phương, làm cơ sở cho việc phân bổ nguồn đầu tư từ ngân sách, vốn vay ưu đãi, huy động vốn tự có trong dân, đồng thời có kế hoạch bổ sung các nguồn vốn tín dụng cho vay khác. Đó cũng là cơ sở cho các tổ chức ngân hàng, tín dụng duyệt các dự án cho vay vốn đối với người nuôi cá Vược được thuận lợi.
4.7.8 Xây dựng và quảng bá thương hiệu “Cá Vược Tiền Hải”.
Việc xây dựng thương hiệu “Cá Vược Tiền Hải” là vô cùng quan trọng, nó có ý nghĩa nâng cao giá trị con cá Vược, giúp ổn định và mở rộng thị trường tiêu thụ, xây dựng lòng tin của người tiêu dùng vào chất lượng sản phẩm.
Để thực hiện được thương hiệu “Cá Vược Tiền Hải” rất cần sự quan tâm của các cấp chính quyền từ tỉnh đến huyện. Huyện ủy, UBND huyện nên có chủ trương, bố trí ngân sách và kết hợp với các hộ NTTS xây dựng cụ thể Đề án “Xây dựng thương hiệu cá Vược Tiền Hải” và lộ trình xây dựng thương hiệu “Cá Vược Tiền Hải” nhằm quảng bá cho ngành nuôi trồng thủy sản nói chung và nuôi cá Vược nói riêng, từng bước tiến tới xây dựng thương hiệu “Sản phẩm thủy sản Tiền Hải”.
Bên cạnh đó cần tuyên truyền rộng rãi cho người nuôi cá Vược về quy trình kỹ thuật nuôi cá Vược đáp ứng yêu cầu xây dựng thương hiệu “Cá Vược Tiền Hải” từ khâu chọn giống đến khâu lựa chọn thức ăn và thú y phòng bệnh cho cá Vược.
4.7.9 Các giải pháp khác
Tiếp tục triển khai chính sách dồn điền đổi thửa tại các địa phương, tạo điều kiện cho hộ thiết kế, xây dựng hệ thống ao nuôi. Việc dồn điền đổi thửa đã giúp người dân có mặt bằng sản xuất liền nhau, tạo điều kiện cho việc đưa cơ giới hóa vào sản xuất, mặt khác tạo thuận tiện hơn cho họ tổ chức, bố trí lại cơ cấu sản xuất: trồng trọt, chăn nuôi, đào ao thả cá... một cách hợp lý, nhằm nâng cao giá trị sử dụng đất đai và thu nhập cho nông hộ.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 119 Vược kết hợp với khai thác tự nhiên. Nên có kế hoạch chuyển đổi vùng ao đầm ven biển nuôi cá Vược một cách hợp lý, tránh tràn lan gây hâu quả không tốt khi thị trường bão hòa.
- Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong nuôi cá Vược đảm bảo khâu thu hoạch khi thị trường được giá.
Đáp ứng nhu cầu về vốn (số lượng vốn vay, thời hạn vay, lãi suất, thủ tục vay, giãn nợ khi gặp rủi ro). Hỗ trợ nông dân trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nuôi cá Vược.
Đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng ra các khu vực nuôi cá Vược nước ngọt tập trung ngoài cánh đồng (đường đi, hệ thống điện).
- Nghiên cứu thị trường tiêu thụ và đi đôi với đó là nghiên cứu các biện pháp chế biến các món ăn từ cá Vược.
- Nghiên cứu phát triển ngành hàng phù hợp con cá Vược từ khâu nuôi dưỡng đến chế biến sản phẩm.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 120
PHẦN V. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1 Kết luận
Với mục đích và yêu cầu ban đầu đặt ra, những nghiên cứu của đề tài đã làm sáng tỏ được các vấn đề cơ bản trong thực trạng và giải pháp phát triển nuôi cá Vược của huyện Tiền Hải như sau:
Trong điều kiện nhu cầu thị trường về sản phẩm cá đang ngày một tăng, với tiềm năng nuôi cá sẵn có phát triển nuôi cá Vược là một hướng đi đúng đắn của huyện.
Hiện trạng phát triển nuôi cá Vược của huyện hiện nay còn đang ở mức thấp. Mặc dù nuôi cá của huyện cũng liên tục phát triển trong những năm qua, thu hút ngày càng nhiều lao động, tạo việc làm có thu nhập cho nhiều hộ gia đình nông nghiệp của địa phương, tăng giá trị sản xuất trên một đơn vị diện tích đất nhưng phương thức nuôi chủ yếu vẫn là quảng canh cải tiến và bán thâm canh.
Nguyên nhân làm cho nuôi cá Vược của huyện chưa phát huy hết thế mạnh của mình là do quy hoạch nuôi cá Vược yếu chưa đảm bảo được yêu cầu hiện tại đặt ra; tổ chức sản xuất nuôi cá Vược còn manh mún, tự phát; mật độ giống còn thấp thức ăn bổ sung không đáng kể vẫn mang nặng tính tự cung tự cấp; áp dụng kỹ thuật và công nghệ nuôi tiên tiến còn ở mức thấp ; hệ thống cơ