Một số loài vược nuôi hiện nay: cá Vược châu Âu, cá Vược Nhật Bản, cá Vược Chilê và cá Vược châu á. Trong đó, cá Vược Châu á được nuôi phổ biến. Các nước nuôi cá Vược tại Châu á là Ôxtrâylia Thái Lan, Maliaxia, Ðài Loan và Inđônêxia. Nuôi trong lồng đang được phát triển ở nhiều nước như Thái lan, Indonesia, philippines, Hồng kông và Singapore. Thành công trong việc sản xuất cá Vược nhân tạo, cung cấp con giống từ nguồn này sẽ lớn mạnh trong tương lai.
Cá Vược được nhiều nước trên thế giới nhập khẩu như Trung Quốc, Mỹ, Anh,…Trong đó, Singapore là nước nhập khẩu thực phẩm cá biển lớn trong khu vực.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 22 Nuôi lồng đang được phát triển ở nhiều nước như Thái lan, Indonesia, Philippines, Hồng kông và Singapore. Các thành công của việc nuôi cá Vược trong lồng trên biển và trên sông đã có ý nghĩa cho việc phát triển của nghề này.
Nuôi đơn là hình thức nuôi một đối tượng cá Vược. Hệ thống nuôi này có điểm bất lợi là nó hoàn toàn phụ thuộc vào việc cho ăn bổ sung. Việc sử dụng thức ăn bổ sung sẽ làm giảm lợi nhuận đến mức tối thiểu, đặc biệt những nơi mà nguồn cá hạn chế và đắt.
Nuôi ghép giảm sự lệ thuộc của người nuôi vào nguồn thức ăn cá tạp. Phương pháp này là sự kết hợp đơn giản giữa một loài làm thức ăn với loài cá chính trong ao.
Việc lựa chọn các loài cá làm thức ăn sẽ tuỳ thuộc vào khả năng sinh sản liên tục của chúng nhằm đạt được số lượng đủđể giữổn định sự phát triển của cá Vược trong suốt thời gian nuôi. Đối tượng phụ này phải là loài sử dụng thức ăn tự nhiên trong ao và không cạnh tranh với loài chính về tính ăn như: rô phi (Oreochromis mossambicus, Oreochromis noloticus,...)
Cá biển nói chung và cá Vược nói riêng là nhóm thực phẩm có giá trị đang được thị trường ưa chuộng. Trong những năm gần đây, nghề nuôi cá biển trên thế giới đã có những bước tiến nhảy vọt, một số quốc gia có ngành công nghiệp khai thác cá biển hiện đại như Nauy, Nhật Bản, Đài Loan,…đã chuyển sang nuôi cá biển trên qui mô thương mại với các đối tượng nuôi vô cùng phong phú. Việc chuyển hướng từ khai thác sang nuôi trồng đánh dấu một bước chuyển biến lớn trong việc chủ động tạo ra nguồn thực phẩm cho xã hội, cải thiện cuộc sống con người, giảm dần sự phụ thuộc vào tự nhiên và giảm dần áp lực khai thác và là xu hướng tất yếu trong quá trình hội nhập. Nhiều nước như Úc, Đài Loan, Singapore, Trung Quốc, Thái Lan, Philipine,…đã và đang nghiên cứu sinh sản nhân tạo, nuôi thương phẩm, dinh dưỡng và môi trường sống cho nhiều loài cá biển, trong đó cá Vược đã được nghiên cứu từ rất sớm và thu được nhiều kết quả khả quan. Tiêu biểu là Trung tâm phát triển
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 23 nghề cá Đông Nam Á (SEAFDEC), Đại học Quốc gia Singapore, Phòng Khoa học Biển Đại học Chulalongkorn, Viện Nghiên cứu Sức khoẻ Động vật Thuỷ sản Thái Lan, Trung tâm Nghiên cứu Nghề cá Bắc Australia, Viện Nghiên cứu Thuỷ sản Đài Bắc,…đã xác định được các đặc điểm sinh học, vòng đời, sinh sản nhân tạo, các yếu tố môi trường và dinh dưỡng,…
Hiện nay, cá Vược là một đối tượng nuôi kinh tếđược sản xuất giống và nuôi thương phẩm ở các nước Đài Loan, Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Hồng Kông, Singapore, Australia trong các ao nuôi nước ngọt cũng như nuôi trong các đầm nước lợ ven biển đặc biệt là phát triển nuôi lồng biển (Cheong, 1989; Kungvankij et al, 1984; MBA Seafood Watch, 2006). Gần đây, Israel và Mỹ cũng bắt đầu quan tâm đến phát triển nghề nuôi thương phẩm cá Vược (MBA Seafood Watch, 2006). Nuôi cá Vược trên thế giới phát triển do đây là đối tượng nuôi được phát triển rất sớm, từ cuối những năm 1960 của thế kỷ 20 (Fao, 2004), sự thích ứng rộng đối với môi trường nên cá được nuôi rất phổ biến. Theo đó, sản lượng cá Vược nuôi trên thế giới không ngừng tăng từ 1.970 tấn năm 1985 lên 29.856 tấn năm 2004 (MBA Seafood Watch, 2006). Năm 2004, sản lượng cá Vược trên thế giới đạt 29.856 tấn, đạt giá trị 77.733.000 USD. Thái Lan là nước có sản lượng cá Vược nuôi lớn nhất thế giới, đạt 14.550 tấn, tiếp theo đó là Đài Loan (4.985 tấn), Indonesia (4.663 tấn), Malaysia (4.001 tấn), Australia (1.567 tấn), (Figis, 2006 trích trong MBA Seafood Watch, 2006). Như vậy, sản lượng nuôi cá Vược ở một số quốc gia đã cho thấy có tiềm năng lớn về thị trường và khả năng đem lại lợi nhuận cao.
Công nghệ nuôi cá Vược trên thế giới được phát triển đầu tiên tại khu thí nghiệm biển Songkhla, Thái Lan vào đầu những năm 1970. Sau đó, vào những năm 1980 và 1990, cá Vược được nuôi ở nhiều nước trên thế giới như Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Malaysia, Philipine, Singapore, Đài Loan, Việt Nam và Australia. Gần đây, một số nước như Mỹ, New zealand, Anh và Israel cũng bắt đầu quan tâm nghiên cứu công nghệ nuôi loài cá này (Glenn Schipp et al, 2007). Cá Vược được nuôi trong ao nước tĩnh, trong hệ thống hoàn lưu, nuôi
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 24 trong lồng biển và nuôi trong các hồ nước ngọt (MBA Seafood Watch, 2006). Nhưng nhìn chung, có 2 cách nuôi chính: nuôi đơn cá Vược và nuôi ghép cá Vược với một số đối tượng nuôi khác mà không cạnh tranh thức ăn trong ao. Theo bản dịch của Nguyễn Thanh Phương (1994), có thể định nghĩa 2 cách nuôi này như sau:
- Nuôi đơn cá Vược: là hình thức nuôi 1 đối tượng, trong ao chỉ có cá Vược. Hệ thống nuôi thường được áp dụng theo phương thức nuôi thâm canh, thức ăn cho cá Vược hoàn toàn do người nuôi cung cấp nên mức đầu tư cao dẫn đến giá thành cao, lợi nhuận thu được thấp.
- Nuôi ghép: Đây là phương thức nuôi đầy hứa hẹn trong việc làm giảm sự lệ thuộc của người nuôi vào nguồn thức ăn cá tạp. Phương pháp này sẽ là sự kết hợp đơn giản giữa 1 loài làm thức ăn và 1 loài làm đối tượng nuôi chính trong ao. Loài làm thức ăn phải là loài có khả năng sinh sản liên tục nhằm đạt số lượng đủđể giữổn định sự phát triển của cá Vược trong suốt thời gian nuôi. Đối tượng phụ này là phải sử dụng thức ăn tự nhiên trong ao và không cạnh tranh với loài chính về tính ăn. Thường người ta sử dụng cá Vược làm đối tượng nuôi phụ.
Xét theo cách hiểu trên, nuôi đơn thường áp dụng đối với nuôi lồng bè, nuôi công nghiệp trong hệ thống hoàn lưu kín, nuôi trong ao nhỏ với mức độ đầu tư cao. Ở các khu vực có điều kiện phát triển như miền nam nước Úc, đông bắc Mỹ, Netherland, Ireland, cá Vược được nuôi đơn trong hệ thống hoàn lưu khép kín (MBA Seafood Watch, 2006; Fao, không năm xuất bản).
Nuôi cá Vược trong lồng là hình thức nuôi được ưa chuộng hơn tại Thái Lan, Hồng Kông, Malaysia, Singapore và Indonesia. Tại Đông Nam Á, hình thức nuôi cá Vược trong lồng thường đơn giản hơn và thuận lợi hơn so với nuôi trong ao (Glenn Schipp et al, 2007). Theo đó, nuôi cá Vược trong lồng biển ngày càng được mở rộng tại Đông Nam Á phục vụ cho nhu cầu xuất khẩu sang Mỹ và Châu Âu. Nuôi cá trong lồng lưới tại Đông Nam Á có đặc trưng là lồng đơn giản và nuôi mật độ cao (trên 60 kg/m3) (MBA Seafood Watch, 2006).
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 25 Hình thức nuôi cá Vược trong cả ao nước ngọt và nước lợ có ở Australia và Đông Nam Á. Năng suất nuôi cũng khác nhau tuỳ thuộc vào mức đầu tư, trình độ nuôi, mật độ nuôi, kích cỡ giống thả ban đầu,...Giống cá Vược (20 – 100 g/con) được nuôi trong ao nước lợ với mật độ dao động 0,25 - 2 con/m2. Diện tích ao nuôi cá Vược dao động trong khoảng 0,08 - 2 ha có thể thu được năng suất đến 20 tấn/ha (Tucker et al 2002 trích trong MBA Seafood Watch, 2006). Thông thường, đối với những người nuôi mới thường nuôi cá Vược đạt năng suất 5 – 10 tấn/ha. Tuy nhiên, tại nước ta có thể nuôi cá Vược đạt đến năng suất 30 tấn/ha sử dụng hệ thống cung cấp oxi trong ao (Glenn Schipp et al, 2007). Theo Zhuang Zhimeng (1998), tại Trung Quốc mô hình nuôi đơn cá Vược có chiều dài thả ban đầu là 7 cm ở mật độ 1 - 1,4 con/m2, sau 4 - 6 tháng nuôi, cá đạt kích cỡ từ 0,5 – 1 kg/con, sản lượng cá đạt 3,75 tấn/ha. Theo James (2003), cá Vược là đối tượng được chọn lựa để nuôi luân canh trong ao nuôi tôm. Nuôi luân canh cá Vược sẽ tránh vấn đề dịch bệnh do virus trong ao nuôi tôm. Tại Ấn Độ, hình thức nuôi đơn cá Vược rất hiếm, chủ yếu được nuôi kết hợp với một loài cá khác (như cá Rôphi) và thân mềm hai mảnh vỏ. Phương thức canh tác chủ yếu là nuôi quảng canh. Trong hệ thống nuôi ghép với cá Vược, cá Vược thường đạt kích cỡ thương phẩm 0,7 – 1 kg sau 7 - 12 tháng nuôi, năng suất đạt được là 2,2 tấn/ha/năm. Sản lượng nuôi cá Vược có thểđạt đến 3,6 tấn/ha/năm trong điều kiện thí nghiệm (James, 2003).