Các giải pháp khác

Một phần của tài liệu giải pháp phát triển nuôi cá vược huyện tiền hải, tỉnh thái bình (Trang 129)

Tiếp tục triển khai chính sách dồn điền đổi thửa tại các địa phương, tạo điều kiện cho hộ thiết kế, xây dựng hệ thống ao nuôi. Việc dồn điền đổi thửa đã giúp người dân có mặt bằng sản xuất liền nhau, tạo điều kiện cho việc đưa cơ giới hóa vào sản xuất, mặt khác tạo thuận tiện hơn cho họ tổ chức, bố trí lại cơ cấu sản xuất: trồng trọt, chăn nuôi, đào ao thả cá... một cách hợp lý, nhằm nâng cao giá trị sử dụng đất đai và thu nhập cho nông hộ.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 119 Vược kết hợp với khai thác tự nhiên. Nên có kế hoạch chuyển đổi vùng ao đầm ven biển nuôi cá Vược một cách hợp lý, tránh tràn lan gây hâu quả không tốt khi thị trường bão hòa.

- Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong nuôi cá Vược đảm bảo khâu thu hoạch khi thị trường được giá.

Đáp ứng nhu cầu về vốn (số lượng vốn vay, thời hạn vay, lãi suất, thủ tục vay, giãn nợ khi gặp rủi ro). Hỗ trợ nông dân trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nuôi cá Vược.

Đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng ra các khu vực nuôi cá Vược nước ngọt tập trung ngoài cánh đồng (đường đi, hệ thống điện).

- Nghiên cứu thị trường tiêu thụ và đi đôi với đó là nghiên cứu các biện pháp chế biến các món ăn từ cá Vược.

- Nghiên cứu phát triển ngành hàng phù hợp con cá Vược từ khâu nuôi dưỡng đến chế biến sản phẩm.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 120

PHN V. KT LUN VÀ KIN NGH 5.1 Kết luận

Với mục đích và yêu cầu ban đầu đặt ra, những nghiên cứu của đề tài đã làm sáng tỏ được các vấn đề cơ bản trong thực trạng và giải pháp phát triển nuôi cá Vược của huyện Tiền Hải như sau:

Trong điều kiện nhu cầu thị trường về sản phẩm cá đang ngày một tăng, với tiềm năng nuôi cá sẵn có phát triển nuôi cá Vược là một hướng đi đúng đắn của huyện.

Hiện trạng phát triển nuôi cá Vược của huyện hiện nay còn đang ở mức thấp. Mặc dù nuôi cá của huyện cũng liên tục phát triển trong những năm qua, thu hút ngày càng nhiều lao động, tạo việc làm có thu nhập cho nhiều hộ gia đình nông nghiệp của địa phương, tăng giá trị sản xuất trên một đơn vị diện tích đất nhưng phương thức nuôi chủ yếu vẫn là quảng canh cải tiến và bán thâm canh.

Nguyên nhân làm cho nuôi cá Vược của huyện chưa phát huy hết thế mạnh của mình là do quy hoạch nuôi cá Vược yếu chưa đảm bảo được yêu cầu hiện tại đặt ra; tổ chức sản xuất nuôi cá Vược còn manh mún, tự phát; mật độ giống còn thấp thức ăn bổ sung không đáng kể vẫn mang nặng tính tự cung tự cấp; áp dụng kỹ thuật và công nghệ nuôi tiên tiến còn ở mức thấp ; hệ thống cơ chế chính sách về quyền sử dụng đất và vốn cho đầu tư phát triển nuôi cá Vược vẫn còn nhiều điều bất cập.

Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng và các điều kiện phát triển nuôi cá Vược của huyện. Để nuôi cá Vược của huyện đạt được các mục tiêu đề ra đến năm 2015 và 2020, trong thời gian tới cần thực hiện đồng bộ các giải pháp chủ yếu cho các lĩnh vực: Quy hoạch và bố trí cơ cấu sản xuất hợp lý; mở rộng thị trường và hoàn thiện tổ chức tiêu thụ sản phẩm; tăng cường áp dụng kỹ thuật, công nghệ nuôi tiên tiến và bảo vệ môi trường; hoàn thiện cơ sở hạ tầng và dịch vụ hậu cần cho nuôi cá Vược; nâng cao năng lực và sử dụng hợp lý nguồn nhân lực, hoàn thiện các chính sách và đẩy mạnh công tác tuyên truyền vận động; huy động và sử dụng

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 121 hợp lý các nguồn đầu tư.

Đạt được các chỉ tiêu đề ra nuôi cá Vược của huyện sẽ góp phần chuyển dịch cơ cấu sản xuất trong huyện theo hướng tiến bộ, đa dạng hoá sản phẩm hàng hoá, có các đóng góp đáng kể cho kinh tế xã hội chung của huyện nâng cao thu nhập cho hộ gia đình nông dân, góp phần thực hiện thắng lợi chương trình xoá đói giảm nghèo và công nghiệp hoá nông nghiệp nông thôn của huyện. Ngành nuôi thuỷ sản của huyện với quyết tâm cao của các cấp chính quyền và của người dân trong thực hiện đồng bộ các giải pháp chủ yếu sẽ khắc phục được những tồn tại hiện nay và có bước phát triển mạnh mẽ trong những năm tiếp theo đặc biệt trong giai đoạn 2015 – 2020.

Đề tài đóng góp một phần vào cơ sở lý luận và thực tiễn để phát triển nghề nuôi trồng thủy sản sạch của huyện.

5.2 Kiến nghị

Nhà nước cần sớm hoàn thiện đồng bộ và phổ biến rộng rãi các chính sách và văn bản hướng dẫn về quyền sử dụng đất, thuê đất, vay vốn, chuyển đổi cơ cấu sản xuất, bảo vệ môi trường.

1. Chính quyền tỉnh và huyện: Cần có sự tập trung đầu tư hợp lý cả về nhân tài và vật lực để khai thác thế mạnh về nuôi cá Vược của huyện, ưu tiên trước mắt là các đầu tư về quy hoạch phát triển nuôi cá Vược, quy hoạch chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất nuôi trồng thủy sản kém hiệu quả sang nuôi cá Vược hoặc kết hợp nuôi cá Vược, hình thành những vùng nuôi cá Vược tập trung theo hướng hàng hoá, tránh manh mún bằng cách cho các hộ thầu khoán với thời hạn dài để các hộ yên tâm đầu tư cơ sở vật chất để nuôi cá. Trong quá trình phát triển nuôi cá Vược cần chú ý đến sự chỉđạo phối hợp với ngành Nông nghiệp trong vấn đề sử dụng mặt đất, mặt nước nuôi, sử dụng hệ thống thuỷ lợi, sao cho có hiệu quả nhất và không gây ra những mâu thuẫn giữa hai ngành;

2. Đề nghị UBND tỉnh, Sở Khoa học & Công nghệ, Sở Nông nghiệp & PTNT tạo điều kiện hỗ trợ phát triển các cơ sở nhân giống cá Vược phù hợp với điều kiện kinh tế hộđể xây dựng mô hình trình diễn và nhân ra diện rộng.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 122 3. Công tác khuyến nông cần đẩy mạnh chuyển giao các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong nuôi cá Vược, giải quyết vướng mắc nhất trong kỹ thuật nuôi hiện nay là thị trường tiêu thụ sản phẩm cá Vược chất lượng cao.

4. Công tác chuyển giao kỹ thuật cần gắn với thông tin thị trường để giúp nông dân có đủ các thông tin kinh tế, kỹ thuật tự lập kế hoạch sản xuất phù hợp với điều kiện của mình và đáp ứng yêu cầu thị trường sản phẩm không bịứđọng.

5. Các ban ngành lãnh đạo của huyện cần có chính sách khuyến khích tạo điều kiện thuận lợi cho người dân tích cực chuyển đổi từ đất nuôi trồng thủy sản kém hiệu quả sang nuôi cá Vược. Tạo điều kiện và giúp đỡ cho “ Hiệp hội những người nuôi cá Vược” hoạt động. Đặc biệt là phải có hành lang pháp lý phù hợp, thủ tục đơn giản, điều kiện thế chấp và vay vốn thuận lợi.

6. Đề nghị các cấp chính quyền có kế hoạch và kết hợp với các hộ NTTS xây dựng Đề án “Phát triển thương hiệu cá Vược Tiền Hải” nhằm quảng bá cho ngành nuôi trồng thủy sản nói chung và nuôi cá Vược nói riêng, từng bước tiến tới xây dựng thương hiệu “Sản phẩm thủy sản Tiền Hải”

Nuôi cá Vược ngày càng phát triển, những người có điều kiện tiếp xúc với mô hình này sẽ ngày càng giàu có và họ càng có điều kiện để sử dụng lâu dài diện tích mà họ đang sử dụng, còn nhiều người khác sẽ không có điều kiện để tiếp cận với nguồn lợi đó dẫn tới sự không công bằng trong vấn đề hưởng lợi từ tài sản chung của cộng đồng. Để giảm bớt sự không công bằng này, chính quyền địa phương nên có chính sách thống nhất về các khoản phải nộp của các hộ gia đình kinh doanh cá Vược sản xuất trên quỹđất chung, thực hiện phân phối lại thu nhập, để cả cộng đồng đều được hưởng lợi ích từ phát triển nuôi cá Vược. Các hộ nuôi cần mạnh dạn hơn nữa trong việc đầu tư tu bổ ao, đầm và nâng cao hiệu quả phát triển nuôi trồng thủy sản. Bên cạnh đó các cấp chính quyền cần có kế hoạch đồng bộ, phối hợp người dân có chính sách khuyến khích nuôi trồng thủy sản nói chung và nuôi cá Vược nói riêng, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường vùng nuôi trồng thủy sản. Phát huy tinh thần lao động hăng say, cần cù sáng tạo của cư dân vùng ven biển.

Ảnh phụ lục 1. Ao nuôi cá Vược trong đê

Xã Nam Cường

Ảnh phụ lục 2. Đầm nuôi cá Vược ngoài đê

Ảnh phụ lục 3. Bến cá cửa Lân – xã Nam Thịnh Ảnh phụ lục 4. Rửa cá tạp cho cá Vược ăn Ảnh phụ lục 5. Cho cá ăn thức ăn cá tạp Ảnh phụ lục 6. Thu hoạch và lựa cỡ cá

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 124

Ảnh phụ lục 7. Cân trọng lượng cá Ảnh phụ lục 8. Thả lưới thu hoạch cá

Ảnh phụ lục 9. Lưới trữ cá thu hoạch Ảnh phụ lục 10. Công ty Thủy sản hải Long

xã Nam Cường

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 125

TÀI LIU THAM KHO

1. Báo cáo kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm 2013 huyện Tiền Hải, tháng 7/2009.

2. Báo cáo kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm 2012 huyện Tiền Hải. 3. Báo cáo kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm 2011 huyện Tiền Hải.

4. Báo cáo tình hình vùng đất bãi bồi ven biển huyện Tiền Hải, Phòng Nông nghiệp & PTNT huyện Tiền Hải năm 2005.

5. Tổng kết tình hình phát triển ngành thuỷ sản, thực hiện kết hoạch 5 năm (2006 - 2010), định hướng đến năm 2020. Tháng 10 năm 2010, Phòng Nông nghiệp & PTNT huyện Tiền Hải.

6. Vụ Chính sách - Bộ Thuỷ sản (1999), Chương trình phát triển nuôi thuỷ sản thời kỳ 1999 – 2010, Hà Nội. Phạm Văn Cửu, 2007, Tìm hiểu đặc điểm sinh học và tình hình nuôi cá Vược (Lates calcarifer), Báo cáo chuyên đề, Xí nghiệp Nuôi trồng Thuỷ sản Đình Vũ, Công ty Chế biến Thuỷ sản Xuất khấu, Hải Phòng.

7. P. Duy, 2005, Kinh nghiệm nuôi cá Chẽm làm giàu, Báo Khoa học phổ thông, ra ngày 7/1/2005.

8. Quốc Hải, 2009, Nuôi cá Chẽm thương phẩm, Báo Quảng Nam ngày 23/2/2009. Website: http://baoquangnam.com.vn/kinh-te/thuy-san/16510- nuoi-ca-chem-thuong-pham.html.

9. Trần Ngọc Hải, Nguyễn Phương Thanh, 2000, Sinh học và kỹ thuật nuôi cá chẽm (L. calcarifer). Nhà xuất bản Nông nghiệp.

10. Nguyễn Thanh Phương, 1994, Sinh học và kỹ thuật nuôi cá Chẽm, Bản dịch, Đại học Cần Thơ.

11. Đoàn Quang Vinh, 2007, Nuôi cá Vược thương phẩm trong ao nước ngọt, Báo Nông nghiệp Việt Nam ra ngày 21/12/2007, Website: http://agriviet.com/vlnews/vlkythuat/363/Nuoi_ca_vuoc_thuong_pham_trong_ ao_nuoc_ngot.html.

12. Lê Xân, Nguyễn Quang Huy, 2003, Kỹ thuật sản xuất giống cá biển, Giáo trình giảng dạy cao học về nuôi trồng thủy sản, Viện Nghiên Cứu Nuôi Trồng Thủy Sản I, Bắc Ninh.

13. Lê Xân, 2004, Kết quả sản xuất giống và nuôi thương phẩm một số loài cá biển và cá nước lợ ở Việt Nam trong thời gian qua, định hướng nghiên cứu và sản xuất trong thời gian tới, Tuyển tập hội thảo toàn quốc về nghiên cứu ứng

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 126 dụng khoa học công nghệ trong nuôi trồng thuỷ sản, Vũng Tàu tháng 12- 2004, Trang 541- 548.

14. Nguyễn Thị Thanh Minh (2008), Phát triển ngành nuôi thuỷ sản ở huyện Quành Lưu, Nghệ An trong quá trình hộ nhập kinh tế quốc tế, Luận văn thạc sỹ kinh tế nông nghiệp, Trường Đại học Nông nghiệp, Hà Nội.

15. PGS.TS. Đỗ Đức Bình (chủ biên), 2005, Giáo trình kinh tế quốc tế, Nhà xuất bản lao động xã hội.

16. PGS.TS. Phan Thúc Huân, 2006, Kinh tế phát triển, Nhà xuất bản thống kê. 17. GS.TS. Vũ Thị Ngọc Phùng, 2005, Giáo trình kinh tế phát triển, Nhà xuất bản

lao động xã hội.

18. Nguyễn Văn Song – Vũ Thị Phương Thuỵ (2006), Giáo trình kinh tế tài nguyên môi trường, NXB nông nghiệp, Hà Nội.

19. TS. Nguyễn Hồng Vinh (chỉ đạo biên soạn), 2007, Việt Nam – WTO những cam kết liên quan đến nông dân, nông nghiệp, nông thôn và doanh nghiệp, Nhà xuất bản chính trị Quốc gia.

20. Vi Thanh Hải (2001), Thực trạng và một số giải pháp nhằm phát triển ngành NTTS ở huyện Thanh Trì - Hà Nội, Luận văn tốt nghiệp, Đại Học Nông Nghiệp – Hà Nội.

21. Đào Thị Ánh Tuyết (2009), Nghiên cứu mô hình nuôi bán thâm canh cá Vược (Lates calcarifer) trong ao nước lợ ven bờ Hải Phòng.

22. Vũ Thị Bích Hằng (2005), Hiệu quả kinh tế các loại hình nuôi trồng thuỷ sản ở Huyện Quỳnh Lưu tỉnh Nghệ An, Luận văn thạc sỹ kinh tế, trường đại học Nông Nghiệp - Hà Nội.

23. Nguyễn Thị Hoàn (2004), Đánh giá thực trạng và tác động của nuôi trồng thuỷ sản ven biển lên sinh kế kiếm sống của người dân xã Quỳnh Bảng – Huyện Quỳnh Lưu –tỉnh Nghệ An, Báo cáo tốt nghiệp, Đại học Nông Nghiệp - Hà Nội. 24. Nguyễn Tài Phúc (2004), Nghiên cứu phát triển nuôi trồng thuỷ sản vùng đầm

phà ven biển Thừa Thiên Huế, Luận án tiến sỹ, Đại học Nông Nghiệp - Hà Nội. 25. Nguyễn Hồng Việt (2007), Đánh giá hiệu quả nuôi trồng thuỷ sản của các hộ

gia đình ở xã Mai Phụ – huyện Thạch Hà - tỉnh Hà Tĩnh, Báo cáo tốt nghiệp Đại học Nông Nghiệp - Hà Nội.

26. Một số trang Wed liên quan về NTTS và nuôi cá Vược: www.globefish.org, www.fistenet.gov.vn/tiengviet/thegioi, www.vietlinh.com.vn, www.afasco.com.vn/home, http://www.agroviet.gov.vn/; http://www.vinanet.com.vn ……

Một phần của tài liệu giải pháp phát triển nuôi cá vược huyện tiền hải, tỉnh thái bình (Trang 129)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)