Kết quả, hiệu quả kinh tế nuôi cá Vược

Một phần của tài liệu giải pháp phát triển nuôi cá vược huyện tiền hải, tỉnh thái bình (Trang 96)

Căn cứ kết quả điều tra, chúng tôi tiến hành phân tích hiệu quả kinh tế NTS của các hộđiều tra. Kết quả và hiệu quả kinh tế là vấn đề mà những người NTTS nói chung và nuôi cá Vược nói riêng quan tâm hàng đầu. Đây là những yếu tố quyết định đến việc điều chỉnh cơ cấu các đầu vào trong quá trình sản xuất, cũng như quyết định việc duy trì, gia tăng hay thay thế con cá Vược bằng các loại thủy sản khác của hộ trong những giai đoạn sau.

Qua tìm hiểu thực tế chúng tôi thấy rằng, điều kiện kinh tế của hộ và phương thức nuôi thả của hộ có ảnh hưởng rất lớn đến kết quả và hiệu quả kinh tế trong nuôi thả cá Vược của từng hộ. Chính vì thế, từ số liệu điều tra về chi phí, kết quả của các hộ nuôi cá Vược, chúng tôi tính toán kết quả và hiệu quả kinh tế cho 1 ha ao nuôi cá thịt của hai phương thức nuôi khác nhau trên địa bàn huyện Tiền Hải là phương thức nuôi 1 vụ/chu kỳ và phương thức nuôi 2 vụ/chu kỳ (Bảng 4.10).

Từ bảng 4.10 cho thấy, với mức giá cá Vược khá cao như năm 2013 vừa qua (bình quân 113,7 đồng/kg), có lúc lên tới 120.000 – 130.000 đồng/kg, nuôi 1ha cá Vược nhóm hộ nuôi 2 vụ/chu kỳ có thu nhập hỗn hợp là hơn 395 triệu đồng/chu kỳ, trong khi đó thu nhập hỗn hợp của nhóm hộ nuôi 1 vụ/chu kỳ là gần 735 triệu đồng/chu kỳ cao gấp 1,86 lần so với nhóm hộ nuôi 2 vụ/chu kỳ. Điều này cho thấy nuôi cá Vược theo phương thức tăng thời gian nuôi cá thương phẩm (1 vụ/2 năm) có lợi thế hơn hẳn so với những hộ nuôi 2 vụ/chu kỳ, đây chính là lợi thếđể khai thác tốc độ sinh trưởng của con cá Vược trong giai đoạn trưởng thành, có tỷ lệ tăng trọng nhanh hơn trong 1 chu kỳ sinh trưởng của con cá Vược.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 86

Bảng 4.10: Kết quả và HQKT trong 1 chu kỳ nuôi cá Vược của các hộđiều tra

Tính cho 1 ha ao nuôi Chỉ tiêu ĐVT Hộ nuôi 1 vụ/chu kỳ (1) Hộ nuôi 2 vụ/chu kỳ (2) So sánh (lần) (1)/(2) I Tổng giá trị sản xuất

1 Giá trị sản xuất (GO) 1000đ 1.544.544,00 1.381.406,40 1,12 2 Chi phí trung gian (IC) 1000đ 792.273,61 886.850,83 0,89 3 LĐGĐ cho 1 chu kỳ Công 865,85 905,50 0,96 3 Giá trị gia tăng (VA) 1000đ 752.270,39 425.571,47 1,77 4 Thu nhập hỗn hợp (MI) 1000đ 735.979,36 395.436,24 1,86 II Chỉ tiêu phân tích kết quả 1 GO/IC Lần 1,95 1,56 1,25 2 VA/IC Lần 0,95 0,48 1,98 3 MI/IC Lần 0,93 0,45 2,08 5 VA/công LĐGĐ 1000đ 868,82 469,99 1,85 6 MI/công LĐGĐ 1000đ 850,01 436,70 1,95

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra

Chỉ tiêu giá trị sản xuất trên chi phí trung gian của hộ nuôi 1 vụ/chu kỳ là 1,95 tức là cứ 1 đồng chi phí trung gian bỏ ra thì thu được 1,95 đồng, cao gấp 1,25 lần so với nhóm hộ nuôi 2 vụ/chu kỳ. Chỉ tiêu giá trị gia tăng trên chi phí trung gian của hộ nuôi 1 vụ/chu kỳ là 0,95 cao gấp 1,98 lần so với hộ nuôi 2 vụ/chu kỳ. Từđó càng chứng tỏ hiệu quả kinh tế trong sản xuất cá Vược của nhóm hộ nuôi 1 vụ/chu kỳ là cao hơn.

Về tính hiệu quả trong sử dụng lao động thì nhóm hộ nuôi 1 vụ/chu kỳ cũng cao hơn hẳn, bình quân cứ 1 công lao động gia đình bỏ ra thu về 850.000 đồng thu nhập hỗn hợp, cao gấp 1,95 lần so với nhóm hộ nuôi 2 vụ/chu kỳ.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 87

Hộp 4.6 Ý kiến của hộ nuôi cá Vược xã Nam Cường

Như vậy có thể nói, nuôi cá Vược theo hướng tăng thời gian nuôi cá thương phẩm đang là hình thức ưu việt, là xu hướng và định hướng phát triển của phong trào nuôi cá Vược của huyện Tiền Hải, vừa giải quyết được vấn đề nuôi con gì để tăng hiệu quả kinh tế của vùng nuôi trồng thủy sản trong điều kiện mất ổn định về kinh tế, mặt khác lại tận dụng được diện tích nuôi trồng bị bỏ hoang do ô nhiễm môi trường của các loài thủy sản khác .

Việc nuôi 1 vụ/chu kỳ giúp cho các hộ nông dân tận dụng được tối đa nguồn lực cho sản xuất, tiết kiệm được nhân công, tăng hệ số hiệu quả sử dụng đồng vốn, nâng cao hiệu quả kinh tế hộ, tăng thu nhập, mặt khác còn giảm được rủi ro trong nuôi thả cá Vược vì con cá Vược càng to thì sức đề kháng của chúng cành khỏe, hiệu suất tăng trọng lớn hơn và tận dụng được nhiều nguồn thức ăn sẵn có trong tự nhiên.

4.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển nuôi cá Vược của hộ nông dân huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình

Một phần của tài liệu giải pháp phát triển nuôi cá vược huyện tiền hải, tỉnh thái bình (Trang 96)