Tình hình chế biến xuất nhập khẩu thuỷ sả nở Việt Nam

Một phần của tài liệu giải pháp phát triển nuôi cá vược huyện tiền hải, tỉnh thái bình (Trang 42)

2.2.4.1 Xuất khẩu thủy sản.

Giá trị xuất khẩu thủy sản có ảnh hưởng khá lớn đến sự phát triển ngành thủy sản, qua biểu ta thấy giá trị xuất khẩu ngành thủy sản không ngừng tăng qua các năm từ năm 2008 – 2013. Biu 2.3: Giá tr xut khu thy sn t năm 2008 - 2013 Nội dung Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Sơ bộ năm 2013 Giá trị hàng thủy sản

xuất khẩu (Triệu USD) 4.510,1 4.255,3 5.016,9 6.112,4 6.088,5 6.712,2

Cơ cấu (%) 7,2 7,5 7,0 6,3 5,3 5,1

2.2.4.2 Chế biến thủy sản.

Ở Việt Nam, công nghiệp chế biến thuỷ sản ngày càng phát triển cả về số lượng, công suất và trình độ công nghệ.

Hiện nay, nhiều doanh nghiệp chế biến thuỷ sản đã từng bước mở rộng thị trường xuất khẩu với việc ngày càng có nhiều nhà máy đạt tiêu chuẩn EU, ứng dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO. Có thể nói, chế biến xuất khẩu thủy sản là động lực cho tăng trưởng và chuyển đổi cơ cấu trong khai thác và nuôi trồng thủy sản. Đến nay, cả nước có hơn 500 cơ sở chế biến thủy sản, trong đó có 320 nhà máy chế biến đông lạnh với tổng công suất thiết kế 4.262 tấn/ngày. So với năm 2006, công suất của các cơ sở chế biến hải sản tăng khoảng 40%, riêng năng lực chế biến xuất khẩu tăng khoảng 20%.

Các cơ sở chế biến ngày càng được đầu tư trang thiết bị hiện đại, công nghệ tiên tiến , quản lý theo tiêu chuẩn , quy chuẩn quốc tế nên chất lượng các sản phẩm thuỷ sản xuất khẩu được nâng lên đáng kể, đáp ứng được các yêu cầu của các thị trường nhập khẩu trên thị trường quốc tế. Trong đó, 248 cơ sở - doanh nghiệp (chiếm gần 53%) đã đạt tiêu chuẩn của thị trường EU - một thị

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 32 trường khó tính vào bậc nhất thế giới; trên 300 cơ sở - doanh nghiệp được Hàn Quốc công nhận tiêu chuẩn chất lượng… Vì vậy mà gần 200 DN Việt Nam được phép xuất khẩu thuỷ sản vào thị trường châu Âu, 222 DN được đưa vào danh sách xuất khẩu vào Hàn Quốc. Bên cạnh các doanh nghiệp nhà nước, các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu thuỷ sản của tư nhân phát triển mạnh trong thời gian qua, nhiều doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế tư nhân đã có giá trị kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản hàng đầu, một số doanh nghiệp chế biến xuất khẩu đã có kim ngạch xuất khẩu trên dưới 100 triệu USD mỗi năm.

Theo Bộ NN-PTNT trong năm 2013, các doanh nghiệp chế biến thủy sản cả nước xuất được 580 triệu USD; nâng tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản nên 6,7 tỷ USD, tăng khoảng 10,2% so năm 2012.

Theo hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), tính đến nawmm 2013 kim ngạch xuất khẩu thủy sản của cả nước đạt 6,7 tỷ USD. Đặc biệt các nước trong khối EU vẫn đứng đầu thị trường nhập khẩu thủy sản Việt Nam, chiếm 25,3% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước với gần 970 triệu USD. Xuất khẩu thủy sản sang Nhât Bản tăng 14,4% đạt 693 triệu USD, đây là thị trường tiêu thụ tôm đông lạnh lớn nhất của Việt Nam với 412 triệu USD, tăng 4,2% so với cùng kỳ năm ngoái.Thị trường xuất khẩu lớn thứ 3 là Hoa kỳ tăng 5% so với cùng kỳ và đạt 642 triệu USD.

Theo Bộ NN-PTNT, hiện nay hàng thủy sản Việt Nam đã có mặt trên 140 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới, có chỗ đứng vững chắc ở các thị trường lớn như Nhật Bản, EU và Bắc Mỹ. Về giá trị kim ngạch xuất khẩu, thủy sản Việt Nam hiện đã vươn lên đứng hàng thứ 7 trên thế giới. Năm 2013, sản lượng thuỷ sản Việt Nam đạt 6 triệu tấn, giá trị kim ngạch xuất khẩu đạt 6,7 tỉ USD. Nhưng bên cạnh đó, vẫn còn nhiều doanh nghiệp sử dụng công nghệ lạc hậu, cộng với chất lượng nguyên liệu đầu vào chưa đáp ứng được yêu cầu. Các chuyên gia Thuỷ sản cho rằng , nếu chúng ta không có sự thay đổi kịp thời về công nghệ bảo quản nguyên liệu sau khai thác và chế biến thì nguy cơ mất thị

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 33 trường xuất khẩu tiềm năng là rất lớn. Trên thực tế, rất nhiều doanh nghiệp chế biến thuỷ sản gần đây đã cố gắng tự nâng cao chất lượng sản phẩm sản xuất, đảm bảo thực hành sản xuất theo tiêu chuẩn HACCP. Nhiều doanh nghiệp cũng đang cố gắng đa dạng hóa thêm các mặt hàng sản xuất, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm nhằm tận dụng tối đa hiệu suất sử dụng nhà xưởng, máy móc thiết bị của các nhà máy và xưởng sản xuất.

Trở ngại không nhỏ hiện nay là nhiều nhà máy thiếu nguyên liệu hoạt động, ảnh hưởng tiến độ xuất khẩu. Tại Cà Mau, 27 nhà máy chế biến thủy sản chỉ chạy khoảng 50%-60% công suất. Theo VASEP, nhiều nhà máy thủy sản ở miền Trung , miền Bắc công suất hoạt động còn thấp hơn, có nơi chỉ 30%-40%.

Một phần của tài liệu giải pháp phát triển nuôi cá vược huyện tiền hải, tỉnh thái bình (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)