Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu giải pháp phát triển nuôi cá vược huyện tiền hải, tỉnh thái bình (Trang 54)

3.1.1.1 Vị trí địa lý và địa hình

Tiền Hải là một huyện đồng bằng ven biển tỉnh Thái Bình với chiều dài bờ biển trên 23 km, nằm giữa 2 con sông lớn là sông Trà lý và sông Hồng (Đây là điều kiện rất thuận lợi để phát triển thuỷ sản), phía Đông giáp biển, phía Tây giáp huyện Kiến Xương, phía Nam giáp sông Hồng và huyện Giao Thủy tỉnh Nam Định, phía Bắc giáp huyện Thái Thụy.

3.1.1.2 Điều kiện thời tiết, khí hậu, thủy văn

Huyện Tiền Hải có địa hình thấp và bằng phẳng, khí hậu tương đối đồng nhất, do vị trí địa lý gắn liền với Vịnh Bắc Bộ nên ngoài khí hậu lục địa còn chịu ảnh hưởng thời tiết của biển. Ở đây có chế độ bức xạ và có số giờ nắng thuộc vào loại trung bình của cả nước. Nền nhiệt tương đối cao thuộc chế độ nhiệt nóng và phân hoá rõ rệt thành hai mùa nóng, lạnh phù hợp với hai mùa gió: Gió Đông Nam, gió Đông Bắc.

Mùa nóng kéo dài từ tháng 5 đến tháng 9, nhiệt độ không khí dao động trung bình từ 24,7- 29,40c, tháng 7 có nhiệt độ không khí trung bình lớn nhất là 29,40c. Mùa này thích hợp cho sinh vật phát triển, trong đó có các đối tượng nuôi thuỷ sản. Tuy nhiên, cũng là những tháng có lưu lượng nước mưa lớn nhất:180-280 mm/tháng, trùng với mùa bão lũ, kết hợp với nước từ thượng nguồn đổ về qua 2 hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình chảy ra cửa sông với khối lượng lớn làm thay đổi yếu tố môi trường như giảm độ mặn đột ngột, độ đục tăng cao, ảnh hưởng đến đối tượng nuôi, đồng thời cũng bổ sung thêm nguồn thức ăn tự nhiên cho vùng bãi triều ven biển.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 44 Mùa lạnh kéo dài 3- 4 tháng, từ tháng 12 năm trước đến tháng 3 tháng 4 năm sau, nhiệt độ không khí dao động khoảng 17,50c-17,70c, tháng 1 là tháng có nhiệt độ không khí lạnh nhất, đạt trung bình < 17,50c, lượng mưa thấp chỉ đạt 15,8- 43,4mm, kết hợp với lượng nước ở thượng nguồn bị chặn lại do giữ nước trên các đập hồ chứa thuỷ lợi làm cho lưu lượng nước đổ xuống từ thượng nguồn giảm mạnh, dẫn đến nguồn thức ăn tự nhiên bổ sung cho vùng bãi triều giảm.

* Bão: Là khu vực chịu ảnh hưởng của bão, trung bình mỗi năm có từ 2-3 cơn bão đổ vào, xuất hiện từ tháng 4 đến tháng 10 nhưng nhiều nhất vào tháng 8 hàng năm. Trong thời gian có bão, lượng mưa lớn và đạt trung bình từ 200- 300 mm chiếm 30% tổng lượng mưa toàn mùa mưa, dẫn đến môi trường bị ngọt hoá, pH giảm, độđục tăng trên diện rộng, ảnh hưởng đến chất lượng nước nuôi trồng thuỷ sản.

3.1.1.3 Chế độ sóng, thuỷ triều

Vùng ven biển Thái Bình có chế độ nhật triều thuần nhất, tính nhật triều thuần nhất giảm từ Bắc xuống Nam. Biên độ dao động tối đa 3,0-3,5m, trung bình 1,7-1,9m và tối thiểu 0,3-0,5m. Mực nước triều lớn nhất hàng năm có thể đạt 4,0m và thấp nhất khoảng 0,8m, mỗi chu kỳ con nước kéo dài từ 12-14 ngày với biên độ dao động ngày đêm từ 1,5m đến 3,0m, giữa chu kỳ là các kỳ nước kém, mỗi kỳ kéo dài 2-3 ngày với biên độ dao động nhỏ 0,5- 0,8m. Số ngày triều cường từ 3,0m trở lên có từ 152 -176 ngày trong năm.

3.1.1.4 Một số yếu tố môi trường

- Độ mặn: Vào mùa lũ độ mặn nước biển ở ven biển giảm xuống thấp, thay đổi trung bình từ 9-17%0. Vào các tháng mùa cạn tăng lên 23-32%0.

- Độ trong: Do có nhiều cửa sông đổ ra biển, nước ởđây thường khá đục, độ trong chỉđạt 0,2- 0,3m.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 45 - Ôxy hoà tan: Hàm lượng ôxy hoà tan phân bố không đồng đều, tùy thuộc vào mức độ ô nhiễm của nước mà hàm lượng ôxy hoà tan có khác nhau đối với từng khu vực.

Tóm lại: Khí hậu thuỷ văn và một số yếu tố môi trường vùng ven biển tỉnh Thái Bình nhìn chung đều thuận lợi cho nuôi trồng thuỷ sản. Nắm bắt được quy luật tự nhiên về khí hậu thuỷ văn để xác định thời vụ thả giống, cỡ thu hoạch hợp lý, nhằm giảm thiểu sự thiệt hại do thời tiết, khí hậu gây ra.

3.1.1.5 Tài nguyên vùng bãi triều

Với chiều dài 23 km bờ biển, Tiền Hải là địa phương có thế mạnh về phát triển nuôi trồng thủy, hải sản. Hàng năm lưu lượng nước từ thượng nguồn sông Hồng đổ về hạ lưu qua cửa Ba Lạt và Trà Lý xuống khu vực huyện Tiền Hải kéo theo lượng bùn và trầm tích hữu cơ, hàm lượng muối khoáng và nhiều yếu tố khác với khối lượng rất lớn, thêm vào đó hàm lượng này bị các dòng chảy của đại dương chặn lại và hệ thống các cồn ven biển ngăn lại không cho trầm tích đổ ra biển, ….do đó khu vực này được bồi đắp hàng năm với khối lượng lớn và trên diện rộng. Tất cả những yếu tố trên đã tạo cho vùng ven biển Tiền Hải một vùng triều có chất đáy chủ yếu là bùn, bùn cát, hàm lượng muối khoáng cao, trầm tích lớn, dòng chảy tương đối lớn, khu vực này rất thích hợp cho nuôi nhuyễn thể trong đó có đối tượng nuôi Ngao là chính.

Vùng bãi triều ven biển của huyện bao gồm các 11 xã ven biển có 5 xã khu Đông là Đông Minh, Đông Hoàng, Đông Hải, Đông Long, Đông Trà và 6 xã khu Nam là Nam Hưng, Nam Phú, Nam Thịnh và Nam Cường, Nam Hải, Nam Hồng. Đây được đánh giá là vùng đất trẻđược bồi tụ quanh năm bởi phù sa của hệ thống sông ngòi như sông Trà Lý, Sông Hồng và dòng hải lưu của biển.

Một phần của tài liệu giải pháp phát triển nuôi cá vược huyện tiền hải, tỉnh thái bình (Trang 54)