Trong luận văn nghiên cứu, chúng tôi tiến hành phân tích SWOT (điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức) để làm rõ các khía cạnh về những phương thức nuôi NTTS (yếu tố nội tại) ở huyện và môi trường hoạt động (yếu tố ngoại cảnh). Trọng tâm của công việc này là nhằm tạo ra sự phù hợp tối ưu giữa nghề nuôi cá Vược ở huyện Tiền Hải với môi trường, tính bền vững, từđó tạo ra lợi thế cạnh tranh bền vững thông qua:
- Bắt đầu bằng lợi thế về nuôi cá Vược;
- Giảm thiểu rủi ro, bằng cách áp dụng cách thức phù hợp để khắc phục nhược điểm;
- Tận dụng cơ hội, đặc biệt là phát huy thế mạnh nghề nuôi cá Vược ở Tiền Hải; - Giảm thiểu tác động của những thách thức.
4.4.1.1 Phân tích nội tại: Điểm mạnh và điểm yếu
* Điểm mạnh
- Đặc điểm thủy lý hoá, đất đai phù hợp cho việc phát triển nuôi trồng thuỷ sản. Với lợi thế hơn 4.530 ha NTTS bao gồm cả nước mặn, nước lợ và nước ngọt, đây chính là điều kiện thuận lợi nhất để phát triển ngành NTTS. Hệ thống thuỷ lợi mặc dù chưa hoàn thiện nhưng cũng đã khá đầy đủ, cung cấp nguồn nước thuận lợi và phù hợp cho việc nuôi cá Vược.
- Huyện ủy, HĐND, UBND huyện Tiền Hải rất quan tâm đến phong trào NTTS của huyện, phát huy vai trò quản lý nhà nước và đã tạo điều kiện thuận lợi tốt nhất cho phong trào NTTS, phát triển các cơ sở sản xuất giống như Công ty giống Thủy sản Hải Long, Công ty giống thủy sản Đông Minh, Công ty
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 103 giống Thủy sản Thái Bình - Chi cục thuỷ sản, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các cơ sở sản xuất giống thuỷ sản tư nhân...
- Ngành thuỷ sản được sự quan tâm tạo điều kiện của chính quyền các cấp, từ tỉnh đến huyện đều xác định nuôi thủy sản đóng vai trò là ngành kinh tế mũi nhọn phát triển của địa phương.
- Người nuôi NTTS ở Tiền Hải có truyền thống từ lâu, nhiều kinh nghiệm đúc rút từ thực tế sản xuất, người dân nhận thức được lợi ích từ việc nuôi cá Vược.
- Khi người dân huyện Tiền Hải xây dựng được thương hiệu cá Vược, đây sẽ là những người nuôi cá Vược chất lượng chính thức đầu tiên ở miền Bắc. Nhờ vậy, họ sẽ có vị thế đặc biệt trên thị trường, có khả năng chiếm lĩnh thị trường cá Vược sạch – đây sẽ là một lợi thế cạnh tranh.
- Cá Vược là loại hải sản có mùi vị thơm ngon và được coi là sạch hơn nên được người tiêu dùng ưa chuộng hơn, bên cạnh đó cá Vược là loài dễ nuôi, sức đề kháng cao, ít dịch bệnh và có thể nuôi được ở cả 3 môi trường, nước mặn, nước lợ và nước ngọt. Nguồn thức ăn của cá Vược là nguồn thức ăn được khai thác từ tự nhiên và ở biển nên chất lượng cá sạch ít phụ thuộc vào các loại hóa chất tác động đến phát sự sinh trưởng phát triển của cá.
* Điểm yếu
- Kinh phí để xây dựng ao nuôi cá Vược khá cao trong khi đó nông, ngư dân còn thiếu vốn đểđầu tư vào sản xuất, khả năng vay vốn khó khăn, mức vốn vay không nhiều, thời gian vay vốn thường là ngắn hạn không đáp ứng được nhu cầu cho một chu kỳ sản xuất thuỷ sản của người nông dân.
- Việc tích tụđất để làm trang trại nuôi thuỷ sản còn khó khăn; cơ sở sản xuất nuôi thuỷ sản thường chắp vá do thiếu vốn đầu tư. Một số hộ nông dân chưa mạnh dạn, chưa năng động, dám nghĩ, dám làm, tư tưởng tiểu nông vẫn ăn sâu vào nếp nghĩ. Việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật, quy trình công nghệ nuôi thâm canh còn hạn chế.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 104 - Giá cá Vược còn cao, thị trường tiêu thụ chưa ổn định, môi trường nuôi đang xấu dần đi, nguồn thức ăn ít dần; giá các loại vật tư cho phát triển nuôi thâm canh như: thức ăn, thuốc thú y thuỷ sản, các chế phẩm sinh học sử lý nguồn nước, nguồn thức ăn cho thuỷ sản liên tục tăng.
4.4.1.2 Phân tích ngoại cảnh: Cơ hội và thách thức
* Cơ hội
- Thị trường tiêu thụ sản phẩm còn nhiều, nhu cầu sử dụng sản phẩm thuỷ sản tăng (khoảng 15-20 kg/người/năm), giao thống rất thuận lợi.
- Các nghiên cứu về thị trường cho thấy ở Việt Nam đang có nhu cầu lớn về cá chất lượng cao và cá đảm bảo an toàn vệ sinh. Trong khi đó chất lượng cá Vược nuôi và cá Vược chế biến cho thị trường trong nước còn thấp hơn nhiều so với tiêu chuẩn quốc tế.
- Các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước trong thời gian gần đây đều hướng tới việc nâng cao chất lượng nuôi trồng thuỷ sản và bảo vệ môi trường, sản xuất mang tính bền vững.
* Thách thức
- Cá Vược nuôi ít được chú ý vì giá cá Vược còn cao, thị trường chưa ổn định, người tiêu dùng thường tìm đến các loại cá có giá thành thấp.
- Trong giai đoạn vừa qua các chính sách, chương trình hỗ trợ phát triển nuôi cá Vược còn ít. Các chính sách có vai trò rất tích cực trong việc định hướng phát triển đểđưa nhanh những tiến bộ, những kết quảđã được tổng kết đánh giá là phù hợp, có hiệu quả mở rộng ra sản xuất.
- Thị phần cá Vược sạch cung cấp cho thị trường còn nhỏ, chưa có sự phân biệt rõ ràng, người tiêu dùng chưa tin tưởng cho sản phẩm cá Vược sạch. Giữa người nuôi và người tiêu dùng còn chưa tìm được tiếng nói chung. Khả năng giá cá Vược nuôi sạch đạt tiêu chuẩn cao hơn các loại cá khác có thể sẽ khiến người tiêu dùng e ngại.
- Các văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực nuôi an toàn sinh học, cấp giấy chứng nhận cho hộ, vùng nuôi cá bền vững chưa hoàn thiện.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 105
Bảng 4.12: Phân tích SWOT đối với nuôi cá Vược ở Tiền Hải
Tích cực Tiêu cực N ộ i t ạ i Điểm mạnh (S) • Các điều kiện tự nhiên, cơ sở hạ tầng tương đối phù hợp. • Nằm gần các cơ quan có liên quan trong ngành thuỷ sản.
• Được sự tạo điều kiện, quan tâm của các cấp, các ngành.
• Nông dân đã có kinh nghiệm nuôi cá Vược, thấy được lợi ích từ nuôi cá Vược mang lại. • Là loại cá dễ nuôi và có chất lượng cao • Có khả năng chiếm lĩnh thị trường cá sạch, chất lượng. Điểm yếu (W) • Kinh phí đầu tư cao
• Người nông dân thiếu vốn, khả năng vay vốn khó khăn.
• Việc tích tụ ruộng đất để sản xuất lớn khó khăn.
• Người nông dân thiếu kỹ năng, kỹ thuật, chưa mạnh dạn.
• Phụ thuộc vào nguồn nước tự nhiên
• Giá cao, thị trường tiêu thụ chưa ổn định. • Giá các loại vật tư liên tục tăng N go ạ i v i Cơ hội (O) • Nhu cầu cá an toàn và chất lượng
• Nhu cầu tiêu thụ cá Vược nhìn chung mỗi năm một tăng do thu nhập và mức tăng dân số ngày một cao
• Phù hợp với chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước Thách thức (T) • Áp lực về giá cao • Áp lực về chất lượng từ các tiêu chuẩn nuôi như VietGap, GAqP, CoC...
• Thị trường còn hạn hẹp
• Người tiêu dùng chưa tin tưởng cá Vược sạch.
• Nguy cơ bị thay thế
• Thiếu tiêu chuẩn đồng bộ Căn cứ vào quá trình tìm hiểu và phân tích thực trạng hoạt động sản xuất, kết quả sản xuất của các hộ nuôi cá Vược tại địa phương trong thời gian qua, trên cơ sở phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thứ từđó tôi thiết lập được ma trận Swot sau:
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 106
4.4.1.3 Kết hợp Swot:
S+O: Tận dụng điểm mạnh, khai thác cơ hội phát triển, đầu tư
- Tăng cường đầu tư, phát triển mở rộng vùng nuôi, quy hoạch lại các vùng nuôi, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, cầu cống, giao thông, tạo điều kiện cho các hộ vay vốn phục vụ sản xuất. Tăng cường áp dụng các biện pháp KHKT, đảm bảo số lượng và chất lượng con giống.
- Đẩy mạnh liên kết giữa các hộ nuôi với nhà nước, nhà nông, nhà khoa học.
W+O: Tranh thủ cơ hội, khắc phục điểm yếu
- Tăng cường tập huấn về kỹ thuật sản xuất cho các hộ nuôi cá Vược, nội dung tập huấn phải có tính áp dụng cao, dễ dàng đưa vào thực tế sản xuất.
- Tăng cường áp dụng KHKT được tập huấn và quá trình nuôi cá nhằm mục đích tăng chất lượng sản phẩm.
- Phát triển mô hình nuôi cá kết hợp với NTTS khác một cách hài hòa.
S+ T: Khai thác điểm mạnh, khống chế, giảm thiểu thách thức
- Đảm bảo sản lượng nuôi cá Vược, chất lượng sản phẩm thu hoạch nhờ áp dụng KHKT mới vào sản xuất
- Giảm tình trạng các hộ bỏ nghề.
W+T: Khắc phục điểm yếu, né tránh thách thức
- Thành lập các hội nghề nuôi cá Vược, các tổ tự quản về NTTS ngay tại địa phương, để các hộ trực tiếp hỗ trợ, giúp đỡ nhau trong sản xuất.