Công tác khuyến ngư

Một phần của tài liệu giải pháp phát triển nuôi cá vược huyện tiền hải, tỉnh thái bình (Trang 109)

Công tác khuyến ngư tại Thái Bình không có cơ quan chuyên trách mà công tác nằm trong hệ thống tổ chức của mạng lưới khuyến nông từ tỉnh xuống huyện. Công tác khuyến ngư tại địa phương còn yếu, chưa thực sự phát huy được hiệu quả là cầu nối giữa nghiên cứu và sản xuất.

Hoạt động chủ yếu hiện nay là xây dựng mô hình và tổ chức một số lớp tập huấn kỹ thuật, phần lớn cho cán bộ quản lý chăn nuôi ở các cấp, số lớp tập huấn cho người nuôi cá Vược chưa đáng kể.

Công tác tư vấn và cung cấp dịch vụ, cơ sở hậu cần cho nuôi cá Vược còn chưa phát huy được hiệu quả. Người nuôi cá Vược chưa có sự quan tâm cũng như chưa hiểu biết về các dịch vụ khuyến ngư khi cần thiết. Việc trao đổi kinh nghiệm về kỹ thuật, thông tin về thị trường diễn ra chủ yếu giữa những người nuôi cá Vược.

Các trung tâm khuyến nông của các huyện hiện vẫn còn đang bỏ trống các khâu dịch vụ, tư vấn cho nghề nuôi cá Vược và quản lý thuỷ sản nói chung và nghề nuôi cá Vược nói riêng.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 99 bộ quá mỏng, hệ thống khuyến ngư của huyện nói riêng, của tỉnh nói chung chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển của sản xuất. Hiện tượng này của hệ thống khuyến ngư làm cho nó chưa phát huy được tác dụng thúc đẩy nghề nuôi cá Vược của huyện phát triển.

4.3.9. Các yếu tố môi trường

Các yếu tố môi trường có ảnh hưởng quan trọng đến hiệu quả nuôi cá Vược. Với các điều kiện tự nhiên về các yếu tố thuỷ lý, thuỷ hoá, thuỷ sinh, có thể nói môi trường sinh thái cho nuôi cá Vược của huyện rất phong phú, là 1 huyện ven biển nên ngành nuôi trồng thủy sản của huyện có đầy đủ cả 3 môi trường nước: nước mặn, nước lợ, nước ngọt là điều kiện để phát triển nuôi cá Vược của huyện rất thuận lợi. Tuy nhiện hiện nay việc cải tạo môi trường ao nuôi của các hộ chưa được quan tâm nên một số hộ đã bị ảnh hưởng do dịch bệnh và môi trường ô nhiễm làm giảm hiệu quả nuôi cá Vược.

Việc sử dụng thuốc trừ sâu trong nông nghiệp, thải các chất thải ra môi trường của các nhà máy công nghiệp...đều có ảnh hưởng không tốt tới kết quả nuôi cá Vược. Huyện Tiền Hải hiện nay chưa xảy ra vấn đề gì lớn về môi trường, nhưng trong tương lai, hệ thống cấp nước, thoát nước trong nuôi cá Vược cần phải được chú ý đảm bảo có nguồn nước sạch cho nuôi và ao nuôi không bị tù đọng.

4.3.10. Một số chính sách ảnh hưởng tới sự phát triển nuôi cá Vược

Từ năm 2001, theo chủ trương của Đảng và Nhà nước, nhờ sự quan tâm của Tỉnh uỷ, UBND, Sở nông nghiệp và PTNT và các sở, ban ngành của tỉnh, huyện Tiền Hải cũng đã có được cơ hội nhất định về cơ chế, nguồn vốn phát triển, tạo điều kiện cho phát triển nuôi cá Vược. Mặt khác huyện uỷ và UBND huyện Tiền Hải cũng đã chú ý quan tâm tới việc thúc đẩy phong trào nuôi cá Vược của huyện. Sau sự ra đời của các chủ trương, chính sách của tỉnh, hàng loạt nghị quyết, kế hoạch và đề án của huyện uỷ, UBND huyện cũng đã ra đời để hỗ trợ cho quá trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi trên đất nông nghiệp huyện, các văn bản chính có tác động đến nuôi cá Vược bao gồm :

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 100 1.Nghị quyết Đại hội huyện Đảng bộ lần thứ 23 của đảng bộ huyện Tiền Hải 2. Kế hoạch 165/KH-UB ngày 19/7/2001 của UBND huyện về triển khai thực hiện nghị quyết 03/NQ-TƯ của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Thái Bình và Kế hoạch số 215/KH-UB của UBND tỉnh về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và phát triển ngành nghề, dịch vụở nông thôn 2010 – 2015.

3. Hàng năm Phòng Nông nghiệp & PTNT huyện Tiền Hải tham mưu cho UBND huyện về kế hoạch nuôi trồng thủy sản của huyện trong đó cá Vược là 1 trong những đối tượng nuôi chính của ngành Thủy sản huyện.

4. Quyết định số 512/QĐ- UB ngày 26/6/2001 của UBND huyện về việc phê duyệt bổ xung dự án chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi trên vùng đất trũng năm 2010- 2015.

Với hệ thống cơ chế chính sách và sự quan tâm của tỉnh uỷ, UBND huyện, Phòng nông nghiệp và PTNT và các sở, ban ngành liên quan đã tạo nên một không khí mới mẻ cho phát triển nuôi cá Vược của huyện. Tuy nhiên hệ thống cơ chế chính sách của huyện cho phát triển nuôi cá Vược vẫn còn nhiều bất cập xung quanh các vấn đề quyền sử dụng đất và nguồn vốn đầu tư phát triển.

* Hệ thống cơ chế chính sách về quyền sử dụng đất cho nuôi cá Vược như thời hạn và giá đất cho thuê quyền sử dụng, quyền tu bổ ao đầm ... vẫn còn nhiều bất cập.

Thời hạn cho thuê đất đa phần là tương đối ngắn nên người dân muốn đầu tư, mở rộng sản xuất nhằm tăng năng suất, tận dụng tối đa mặt đất, mặt nước nhưng lại rụt rè không dám đầu tư.

Phần lớn các xã đều bắt người dân nộp trước một khoản tiền khá lớn tương ứng với thời hạn cho thuê ngay trong năm đầu tiên, dẫn đến việc huy động vốn trong hộ gia đình gặp rất nhiều khó khăn. Giá thuê đất cho sử dụng nuôi cá Vược chưa thống nhất ở các địa phương và chưa được phân định rõ ràng cho từng loại đất. Chính quyền địa phương không cho cải tạo ao, không được đào sâu và phải giữ nguyên hiện trạng ban đầu, điều đó cũng đồng nghĩa với việc không mở rộng được quy mô sản xuất, diện tích nuôi không được tăng

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 101 thêm do vậy người đầu tư dù muốn cũng không phát huy được hết lợi ích, tiềm năng diện tích được sử dụng.

* Hệ thống cơ chế chính sách về cho vay vốn nuôi cá Vược cũng còn tồn tại nhiều vấn đề cần giải quyết:

Nhiều hộ gia đình khó khăn về vốn đầu tư không tiếp cận được với nguồn vay ngân hàng. Lượng vốn được vay quá ít, không đủ để đầu tư sản xuất. Nguồn vốn hỗ trợ cho các hoạt động quy hoạch phát triển nuôi cá Vược, xây dựng cơ sở hạ tầng vùng nuôi, hoạt động khuyến ngư, truyền bá kỹ thuật nuôi cá Vược, xây dựng các mô hình nuôi giống mới, nuôi cao sản...đều quá ít ỏi, không tạo được cú hích ban đầu cho phát triển nuôi cá Vược của huyện.

4.3.11. Huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình chưa xây dựng thương hiệu sản phẩm cho nuôi trồng thủy sản nói chung và cá Vược nói riêng. phẩm cho nuôi trồng thủy sản nói chung và cá Vược nói riêng.

Quan niệm này còn khá mới mẻđối với người nuôi trồng thủy sản Tiền hải, chính vì vậy trong đề tài tôi đã đề cập tới việc xây dựng thương hiệu cho con cá Vược huyện Tiền Hải, nhằm tiếp cận việc xây dựng thương hiệu.

Trong thời đại ngày nay, mức sống của người dân đang ở mức khá cao, đi đôi với đó là yêu cầu về thực phẩm đáp ứng nhu cầu đời sống sinh hoạt của con người là rất cao. Chính vì vậy việc xây dựng thương hiệu sản phẩm có ý nghĩa hết sức quan trọng trong phát triển các ngành kinh tế hiện nay. Nó khẳng định uy tín, chất lượng và nguồn gốc xuất sứ của sản phẩm và được Nhà nước công nhận. Vì vậy khi xây dựng được thương hiệu sản phẩm “Cá Vược Tiền Hải” là vô cùng quan trọng, không những nó có ý nghĩa mạnh trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế huyện nói chung mà nó còn có ý nghĩa lớn trong việc xây dựng thương hiệu nông nghiệp Việt Nam trên toàn quốc về quảng bá sản phẩm nông nghiệp Việt Nam ra bạn bè quốc tế.

Làm cho khách hàng tin tưởng vào chất lượng cá Vược, yên tâm và tự hào khi sử dụng sản phẩm, nhờ đó họ sử dụng nhiều hơn tới sản phẩm cá Vược Tiền Hải, dễ thu hút khách hàng mới, giúp phân phối sản phẩm cá Vược dễ hơn, tạo thuận lợi hơn khi tìm kiếm thị trường, bán được với giá cao cho phép

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 102 thu được lợi nhuận cao, tạo hình ảnh tốt về sản phẩm nông nghiệp Tiền Hải, thu hút đầu tư cho NTTS.

4.4. Phân tích SWOT và các yếu tốảnh hưởng tới phát triển nuôi cá Vược của hộ nông dân huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình của hộ nông dân huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình

4.4.1 Phân tích SWOT

Trong luận văn nghiên cứu, chúng tôi tiến hành phân tích SWOT (điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức) để làm rõ các khía cạnh về những phương thức nuôi NTTS (yếu tố nội tại) ở huyện và môi trường hoạt động (yếu tố ngoại cảnh). Trọng tâm của công việc này là nhằm tạo ra sự phù hợp tối ưu giữa nghề nuôi cá Vược ở huyện Tiền Hải với môi trường, tính bền vững, từđó tạo ra lợi thế cạnh tranh bền vững thông qua:

- Bắt đầu bằng lợi thế về nuôi cá Vược;

- Giảm thiểu rủi ro, bằng cách áp dụng cách thức phù hợp để khắc phục nhược điểm;

- Tận dụng cơ hội, đặc biệt là phát huy thế mạnh nghề nuôi cá Vược ở Tiền Hải; - Giảm thiểu tác động của những thách thức.

4.4.1.1 Phân tích nội tại: Điểm mạnh và điểm yếu

* Điểm mạnh

- Đặc điểm thủy lý hoá, đất đai phù hợp cho việc phát triển nuôi trồng thuỷ sản. Với lợi thế hơn 4.530 ha NTTS bao gồm cả nước mặn, nước lợ và nước ngọt, đây chính là điều kiện thuận lợi nhất để phát triển ngành NTTS. Hệ thống thuỷ lợi mặc dù chưa hoàn thiện nhưng cũng đã khá đầy đủ, cung cấp nguồn nước thuận lợi và phù hợp cho việc nuôi cá Vược.

- Huyện ủy, HĐND, UBND huyện Tiền Hải rất quan tâm đến phong trào NTTS của huyện, phát huy vai trò quản lý nhà nước và đã tạo điều kiện thuận lợi tốt nhất cho phong trào NTTS, phát triển các cơ sở sản xuất giống như Công ty giống Thủy sản Hải Long, Công ty giống thủy sản Đông Minh, Công ty

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 103 giống Thủy sản Thái Bình - Chi cục thuỷ sản, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các cơ sở sản xuất giống thuỷ sản tư nhân...

- Ngành thuỷ sản được sự quan tâm tạo điều kiện của chính quyền các cấp, từ tỉnh đến huyện đều xác định nuôi thủy sản đóng vai trò là ngành kinh tế mũi nhọn phát triển của địa phương.

- Người nuôi NTTS ở Tiền Hải có truyền thống từ lâu, nhiều kinh nghiệm đúc rút từ thực tế sản xuất, người dân nhận thức được lợi ích từ việc nuôi cá Vược.

- Khi người dân huyện Tiền Hải xây dựng được thương hiệu cá Vược, đây sẽ là những người nuôi cá Vược chất lượng chính thức đầu tiên ở miền Bắc. Nhờ vậy, họ sẽ có vị thế đặc biệt trên thị trường, có khả năng chiếm lĩnh thị trường cá Vược sạch – đây sẽ là một lợi thế cạnh tranh.

- Cá Vược là loại hải sản có mùi vị thơm ngon và được coi là sạch hơn nên được người tiêu dùng ưa chuộng hơn, bên cạnh đó cá Vược là loài dễ nuôi, sức đề kháng cao, ít dịch bệnh và có thể nuôi được ở cả 3 môi trường, nước mặn, nước lợ và nước ngọt. Nguồn thức ăn của cá Vược là nguồn thức ăn được khai thác từ tự nhiên và ở biển nên chất lượng cá sạch ít phụ thuộc vào các loại hóa chất tác động đến phát sự sinh trưởng phát triển của cá.

* Điểm yếu

- Kinh phí để xây dựng ao nuôi cá Vược khá cao trong khi đó nông, ngư dân còn thiếu vốn đểđầu tư vào sản xuất, khả năng vay vốn khó khăn, mức vốn vay không nhiều, thời gian vay vốn thường là ngắn hạn không đáp ứng được nhu cầu cho một chu kỳ sản xuất thuỷ sản của người nông dân.

- Việc tích tụđất để làm trang trại nuôi thuỷ sản còn khó khăn; cơ sở sản xuất nuôi thuỷ sản thường chắp vá do thiếu vốn đầu tư. Một số hộ nông dân chưa mạnh dạn, chưa năng động, dám nghĩ, dám làm, tư tưởng tiểu nông vẫn ăn sâu vào nếp nghĩ. Việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật, quy trình công nghệ nuôi thâm canh còn hạn chế.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 104 - Giá cá Vược còn cao, thị trường tiêu thụ chưa ổn định, môi trường nuôi đang xấu dần đi, nguồn thức ăn ít dần; giá các loại vật tư cho phát triển nuôi thâm canh như: thức ăn, thuốc thú y thuỷ sản, các chế phẩm sinh học sử lý nguồn nước, nguồn thức ăn cho thuỷ sản liên tục tăng.

4.4.1.2 Phân tích ngoại cảnh: Cơ hội và thách thức

* Cơ hội

- Thị trường tiêu thụ sản phẩm còn nhiều, nhu cầu sử dụng sản phẩm thuỷ sản tăng (khoảng 15-20 kg/người/năm), giao thống rất thuận lợi.

- Các nghiên cứu về thị trường cho thấy ở Việt Nam đang có nhu cầu lớn về cá chất lượng cao và cá đảm bảo an toàn vệ sinh. Trong khi đó chất lượng cá Vược nuôi và cá Vược chế biến cho thị trường trong nước còn thấp hơn nhiều so với tiêu chuẩn quốc tế.

- Các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước trong thời gian gần đây đều hướng tới việc nâng cao chất lượng nuôi trồng thuỷ sản và bảo vệ môi trường, sản xuất mang tính bền vững.

* Thách thức

- Cá Vược nuôi ít được chú ý vì giá cá Vược còn cao, thị trường chưa ổn định, người tiêu dùng thường tìm đến các loại cá có giá thành thấp.

- Trong giai đoạn vừa qua các chính sách, chương trình hỗ trợ phát triển nuôi cá Vược còn ít. Các chính sách có vai trò rất tích cực trong việc định hướng phát triển đểđưa nhanh những tiến bộ, những kết quảđã được tổng kết đánh giá là phù hợp, có hiệu quả mở rộng ra sản xuất.

- Thị phần cá Vược sạch cung cấp cho thị trường còn nhỏ, chưa có sự phân biệt rõ ràng, người tiêu dùng chưa tin tưởng cho sản phẩm cá Vược sạch. Giữa người nuôi và người tiêu dùng còn chưa tìm được tiếng nói chung. Khả năng giá cá Vược nuôi sạch đạt tiêu chuẩn cao hơn các loại cá khác có thể sẽ khiến người tiêu dùng e ngại.

- Các văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực nuôi an toàn sinh học, cấp giấy chứng nhận cho hộ, vùng nuôi cá bền vững chưa hoàn thiện.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 105

Bảng 4.12: Phân tích SWOT đối với nuôi cá Vược ở Tiền Hải

Tích cực Tiêu cực N i t i Điểm mạnh (S) • Các điều kiện tự nhiên, cơ sở hạ tầng tương đối phù hợp. • Nằm gần các cơ quan có liên quan trong ngành thuỷ sản.

• Được sự tạo điều kiện, quan tâm của các cấp, các ngành.

• Nông dân đã có kinh nghiệm nuôi cá Vược, thấy được lợi ích từ nuôi cá Vược mang lại. • Là loại cá dễ nuôi và có chất lượng cao • Có khả năng chiếm lĩnh thị trường cá sạch, chất lượng. Điểm yếu (W) • Kinh phí đầu tư cao

• Người nông dân thiếu vốn, khả năng vay vốn khó khăn.

• Việc tích tụ ruộng đất để sản xuất lớn khó khăn.

• Người nông dân thiếu kỹ năng, kỹ thuật, chưa mạnh dạn.

• Phụ thuộc vào nguồn nước tự nhiên

• Giá cao, thị trường tiêu thụ

Một phần của tài liệu giải pháp phát triển nuôi cá vược huyện tiền hải, tỉnh thái bình (Trang 109)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)