Giải pháp thị trường

Một phần của tài liệu giải pháp phát triển nuôi cá vược huyện tiền hải, tỉnh thái bình (Trang 121)

Tiêu thụ sản phẩm là một khâu quan trọng trong quá trình sản xuất và bố trí sản xuất mở rộng của tất cả các ngành sản xuất kinh doanh, nó chiếm vị trí ngày càng quan trọng hơn trong tiêu thụ các sản phẩm cá đặc biệt là cá Vược,

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 111 là sản phẩm mang đặc tính ‘mau ươn, chóng thối’. Trong tiêu thụ sản phẩm, việc mở rộng thị trường là vấn đề có ảnh hưởng quyết định đến qúa trình sản xuất kinh doanh.

Hiện nay do sản phẩm hàng hoá của các sản phẩm nuôi của huyện còn ít nên vấn đề thị trường chưa được coi trọng và chưa ảnh hưởng lớn tới hiệu quả. Ngành nuôi cá của huyện trong những năm tới sẽ phát triển thành vùng sản xuất hàng hoá tập trung, vấn đề thị trường tiêu thụ sản phẩm cần phải được nghiên cứu nghiêm túc và tổ chức có hệ thống.

Đẩy mạnh công tác tiếp thị và mở rộng thị trường, đặc biệt chú ý tới thị trường ngoại tỉnh như Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Nam Định và thị trường ngoài nước như EU, Nga, Mỹ, Nhật. Đến năm 2020 Phấn đấu đạt tỷ lệ tiêu thụ ngoại tỉnh 70%, tỷ lệ tiêu thụ nội tỉnh và trong huyện còn 30%. Cần phải hình thành bộ phận nghiên cứu thị trường cho các sản phẩm nông nghiệp, bao gồm cả sản phẩm cá Vược, để nắm bắt được biến động của nhu cầu thị trường, hướng dẫn đầu tư cho sản xuất kịp thời đón bắt được cơ hội cung cấp sản phẩm cũng như kịp thời dừng nuôi các đối tượng không được thị trường tiếp tục ưa chuộng, Đảm bảo luôn tiêu thụđược các sản phẩm sản xuất ra.

Một vấn đề quan trọng khác là vấn đề tổ chức và quản lý thị trường tiêu thụ sản phẩm, đảm bảo sự cạnh tranh lành mạnh, liên kết lâu dài, ổn định giữa người nuôi cá với người kinh doanh tiêu thụ sản phẩm cá cho thị trường nội địa cũng như cho thị trường xuất khẩu. Muốn làm được điều này cần hình thành một cách có hệ thống các kênh tiêu thụ có tổ chức ổn định:

Người sản xuất → Người mua buôn → Người bán lẻ→ Người tiêu dùng (Hoặc người đại lý)

Ởđây cũng nên thực hiện mô hình liên kết “5 nhà” hoặc “4 nhà” gồm Nhà sản xuất – Nhà cung ứng đầu vào – Nhà tiêu thụ - Nhà khoa học – Nhà quản lý để khép kín quá trình sản xuất kinh doanh sản phẩm cá Vược, giảm rủi ro, tăng hiệu quả và tăng sự công bằng trong phân phối lợi ích, có thể nhà tiêu thụ cũng

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 112 chính là nhà đầu tư các yếu tố đầu vào, điều này càng tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển sản xuất kinh doanh sản phẩm cá có hiệu quả.

Tiến tới hình thành các trung tâm mua bán sản phẩm cá Vược hoặc các chợ bán đấu giá tại huyện, thông qua các trung tâm chợ này, người mua và người bán có thể gặp gỡ và thông tin cho nhau về giá cả, lượng hàng hoá có khả năng cung cấp.

Hộp 4.8: Ý kiến của đại lý buôn bán thủy sản xã Nam Thanh

Một phần của tài liệu giải pháp phát triển nuôi cá vược huyện tiền hải, tỉnh thái bình (Trang 121)