Việc thu hoạch sản phẩm cá nuôi của huyện cũng gặp khó khăn do không chủđộng thời gian. Có khó khăn đó là vì nguồn nước cho nuôi cá ở huyện Tiền Hải hiệnnay còn phụ thuộc nhiều vào nguồn nước tự nhiên và hệ thống thuỷ lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp nên đôi khi thường phải tiến hành nuôi cá hay thu hoạch theo khả năng cấp nước của tự nhiên hoặc hệ thống thuỷ lợi phục vụ nông nghiệp. Thu hoạch không chủđộng tức là không theo được sự biến động của giá cả thị trường, khi chưa muốn thu hoạch cũng phải thu hoạch, do đó vấn đề này cũng ảnh hưởng tới hiệu quả kinh tế cuối cùng của nuôi cá tại huyện.
Thị trường tiêu thụ sản phẩm cá là một trong những yếu tố quan trọng quyết định đến mục đích, khả năng đầu tư và quy mô sản xuất cá. Với hiện trạng sản xuất nuôi thủy sản mang nặng tính tự cung tự cấp như hiện nay tại
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 95 huyện Tiền Hải, thị trường tiêu thụ sản phẩm cá chủ yếu là thị trường nội địa, và các tỉnh lân cận, trong đó thực tế tiêu dùng trong huyện là 20 % còn lại tiêu thụ ngoài huyện và tỉnh khác, tập trung chủ yếu tại các thành phố lớn như Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định, Quảng Ninh.
Sản xuất cá Vược ở huyện Tiền Hải còn manh mún, giá thành lại cao nên chưa phù hợp với túi tiền của người tiêu dùng có thu nhập thấp. Phần lớn các sản phẩm cá nuôi đều được buôn tại ao nuôi, không phân biệt sản phẩm tiêu thụ trong huyện hay ngoài huyện. Những người mua buôn trong tỉnh mang cá đến bán cho những người bán lẻ tại các chợ trong tỉnh. Những người mua buôn ngoại tỉnh chở hàng đi thẳng tới các điểm giao cá ngoại tỉnh bằng các xe vận tải nhỏ và xe máy.
Nhìn chung, vấn đề tiêu thụ sản phẩm nuôi cá của huyện hiện nay chưa chủđộng được về giá, vào mùa thu hoạch tập trung thường bị tư thương ép giá. Người dân chủ yếu bán cho các chủ thu mua vừa với giá cả thoả thuận theo giá cả thị trường nhưng nhiều khi bị ép giá nếu bán thì bị lỗ hoặc hoà nhưng vẫn phải bán để quay vòng đồng vốn và kịp nuôi thả thời vụ mới.
Mảng nghiên cứu về thị trường giá cả trong các cấp quản lý bị bỏ trống. Thông tin về giá cảđược người dân thu lượm chủ yếu qua các tín hiệu của thị trường. Hiện nay vấn đề này chưa ảnh hưởng nhiều đến hiệu quả nuôi cá nhưng khi nuôi cá Vược của huyện phát triển với khối lượng hàng hoá lớn hơn nếu thiếu công tác này sẽ làm cho người sản xuất của huyện không nắm bặt kịp sự biến đổi của nhu cầu thị trường dẫn đến ế thừa các sản phẩm, ảnh hưởng lớn tới hiệu quả cuối cùng của người nuôi cá.
Để phát triển sản xuất người nông dân cần có các kiến thức về kinh tế thị trường. Tuy nhiên, kết quảđiều tra cho thấy có 80.56 % hộ nuôi cá cho biết họ còn thiếu kiến thứcvề thị trường và cách hạch toán kết quả sản xuất. Các kiến thức kỹ thuật mà người dân cần cho sản xuất là cách phòng và chữa bệnh cho cá, nuôi cá đáp ứng theo thị hiếu người tiêu dùng, điều chỉnh kỹ thuật nuôi để
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 96 đáp ứng sản phẩm thu hoạch quanh năm, đặc biệt khi thị trường có tín hiệu thuận lợi như giá cả, tiêu thụ nhanh. Những kiến thức về thị trường nếu được đáp ứng đủ sẽ góp phần thúc đẩy phong trào nuôi cá phát triển.
4.3.7 Cơ sở hạ tầng và hậu cần dịch vụ cho nuôi cá Vược
Nuôi trồng thủy sản ở huyện Tiền Hải tuy đã có truyền thống từ lâu đời nhưng chưa trở thành một ngành sản xuất hàng hoá lớn. Hoạt động sản xuất cá Vược còn mang nặng là tự cung, tự cấp. Mức độđầu tư cũng như áp dụng khoa học kỹ thuật chưa cao. Bởi vậy đi kèm với nó là cơ sở hạ tầng và các dịch vụ phụ trợ cho nuôi cá Vược như dịch vụ tiêu thụ các sản phẩm nuôi cá và dịch vụ cung cấp giống, thức ăn, hoá chất thuốc phòng trừ dịch bệnh cũng chưa cao.
* Cơ sở hạ tầng vùng nuôi cá Vược
Hiện nay Tiền hải có 3 vùng nuôi cá Vược lớn là vùng bãi triều ven biển, các vùng chuyển đổi và vùng nội đồng.
Đối với vùng bãi triều ven biển chủ yếu là nuôi theo hình thức quảng canh cải tiến nên mức độ đầu tư cho cơ sở hạ tầng chủ yến là quai đắp bờ vùng nên mức độđầu tư cho cơ sở hạ tầng là chưa cao dẫn đến hiệu quả nuôi còn thấp.
Tiền Hải là một trong những huyện của tỉnh Thái Bình có chủ trương chuyển đổi vùng đất trũng sang nuôi trồng thủy sản mạnh. Những năm trước đây sản xuất hàng hoá nuôi cá Vược chỉ mang tính tự cung tự cấp thì đến nay các vùng chuyển đổi nuôi cá Vược đã bước đầu được quy hoạch thành vùng nuôi cá Vược tập trung. Tuy nhiên mức độđầu tư về cơ sở hạ tầng và các dịch vụ phục vụ cho nuôi cá Vược cũng chưa được quan tâm đúng mức.
Về cơ sở hạ tầng vùng nuôi cá Vược: hiện nay huyện đã đầu tư hệ thống cơ sở hạ tầng cho phát triển nuôi cá Vược ở vùng chuyển đổi, tuy nhiên việc xây dựng cơ sở hạ tầng còn chậm, chưa đáp ứng đầy đủđược nhu cầu sản xuất, một số nơi còn trông chờ vào vốn đầu tư của Nhà nước, các mô hình chuyển đổi đạt hiệu quả nhưng còn thiếu tính bền vững. Hệ thống thuỷ lợi phục vụ cho nuôi cá Vược ở vùng chuyển đổi tập trung của huyện đã được đầu tư khá tốt,
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 97 tuy nhiên những vùng chuyển đổi không tập trung việc cấp thoát nước phục vụ cho nuôi cá Vược vẫn gặp nhiều khó khăn do phải phụ thuộc vào hệ thống thuỷ lợi của nông nghiệp.
* Hậu cần dịch vụ cho nuôi cá Vược
- Dịch vụ con giống: Cá Vược bột cũng như cá Vược hương được buôn bán và vận chuyển đến tay người tiêu dùng thông qua đội ngũ những người buôn giống quy mô nhỏ, hợp tác xã thuỷ sản trong huyện, làm nhiệm vụ trung gian giữa các trại sản xuất giống cấp I hoặc người ương cá Vược hương với người nuôi:
Trại sản xuất, người ương → người buôn, vận chuyển giống → người nuôi. Một số hộ lấy giống trực tiếp từ các trại giống sản xuất.
Hình thức kinh doanh này chủ yếu được thực hiện ở hình thức bán rong, các đại lý chuyên về con giống chưa được hình thành, nguyên nhân chủ yếu là do nhu cầu giống vẫn thấp.
Do tính hiệu quả cao của sản xuất giống và không có sự quản lý chặt chẽ của Nhà nước nên tiêu thụ giống cá Vược ở Thái Bình nói chung ở Tiền Hải nói riêng hiện nay hoàn toàn do thị trường điều tiết. Điều này dẫn đến tình trạng chất lượng giống không được đảm bảo giá giống ảnh hưởng xấu đến kết quả nuôi cá Vược. Tuy nhiên với nhu cầu hiện nay và khả năng ương nuôi giống của Công ty giống Thủy sản Hải Long thì lượng giống cung cấp đủ cho thị trường nuôi cá Vược huyện Tiền Hải.
- Dịch vụ thức ăn: Thức ăn chủ yếu được các hộ dùng hiện nay là thức ăn tinh, mua từ khai thác thủy sản qua các đầu mối thu mua nhỏ lẻ trong huyện hoặc các hộ trực tiếp thu mua từ các thuyền khai thác xa bờ trong huyện, hiện nay Tiền Hải có 1 bến cá Cửa Lân và 9 xã ven biển nên lượng thức ăn cung cấp cho cá Vược là rất đầy đủ.
- Dịch vụ về bệnh và thuốc phòng trừ dịch bệnh: Thị trường thuốc phòng trừ dịch bệnh cho cá Vược còn quá nhỏ và tự phân phối. Thuốc phòng trừ dịch bệnh của nhiều hãng sản xuất chủ yếu của Trung Quốc được lưu thông
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 98 và hướng dẫn sử dụng thông qua một số đại lý và cửa hàng thuốc thú y hoặc thông qua việc lưu truyền kinh nghiệm giữa một số người. Do đó không được quản lý nên chất lượng thuốc, chưa đảm bảo, chưa có tác dụng tốt trong việc trừ dịch bệnh cho cá Vược nuôi, dẫn đến tâm lý không muốn sử dụng thuốc để phòng trừ dịch bệnh gây thiệt hại không nhỏ cho người nuôi cá Vược.
- Các dịch vụ khác: Dịch vụ hoá chất xử lý, tẩy dọn và trang thiết bị phục vụ cho nuôi cá Vược chưa hình thành tại huyện Tiền Hải do nhu cầu về hàng hoá này còn quá ít.
Khi phát triển nuôi cá Vược ở mức cao cần chú ý đầu tư phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng và các dịch vụ sản phẩm đầu vào và đầu ra cho nuôi cá Vược một cách hoàn thiện để đảm bảo chất lượng và hiệu quả cao cho hoạt động sản xuất kinh doanh nuôi cá Vược.
4.3.8. Công tác khuyến ngư
Công tác khuyến ngư tại Thái Bình không có cơ quan chuyên trách mà công tác nằm trong hệ thống tổ chức của mạng lưới khuyến nông từ tỉnh xuống huyện. Công tác khuyến ngư tại địa phương còn yếu, chưa thực sự phát huy được hiệu quả là cầu nối giữa nghiên cứu và sản xuất.
Hoạt động chủ yếu hiện nay là xây dựng mô hình và tổ chức một số lớp tập huấn kỹ thuật, phần lớn cho cán bộ quản lý chăn nuôi ở các cấp, số lớp tập huấn cho người nuôi cá Vược chưa đáng kể.
Công tác tư vấn và cung cấp dịch vụ, cơ sở hậu cần cho nuôi cá Vược còn chưa phát huy được hiệu quả. Người nuôi cá Vược chưa có sự quan tâm cũng như chưa hiểu biết về các dịch vụ khuyến ngư khi cần thiết. Việc trao đổi kinh nghiệm về kỹ thuật, thông tin về thị trường diễn ra chủ yếu giữa những người nuôi cá Vược.
Các trung tâm khuyến nông của các huyện hiện vẫn còn đang bỏ trống các khâu dịch vụ, tư vấn cho nghề nuôi cá Vược và quản lý thuỷ sản nói chung và nghề nuôi cá Vược nói riêng.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 99 bộ quá mỏng, hệ thống khuyến ngư của huyện nói riêng, của tỉnh nói chung chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển của sản xuất. Hiện tượng này của hệ thống khuyến ngư làm cho nó chưa phát huy được tác dụng thúc đẩy nghề nuôi cá Vược của huyện phát triển.
4.3.9. Các yếu tố môi trường
Các yếu tố môi trường có ảnh hưởng quan trọng đến hiệu quả nuôi cá Vược. Với các điều kiện tự nhiên về các yếu tố thuỷ lý, thuỷ hoá, thuỷ sinh, có thể nói môi trường sinh thái cho nuôi cá Vược của huyện rất phong phú, là 1 huyện ven biển nên ngành nuôi trồng thủy sản của huyện có đầy đủ cả 3 môi trường nước: nước mặn, nước lợ, nước ngọt là điều kiện để phát triển nuôi cá Vược của huyện rất thuận lợi. Tuy nhiện hiện nay việc cải tạo môi trường ao nuôi của các hộ chưa được quan tâm nên một số hộ đã bị ảnh hưởng do dịch bệnh và môi trường ô nhiễm làm giảm hiệu quả nuôi cá Vược.
Việc sử dụng thuốc trừ sâu trong nông nghiệp, thải các chất thải ra môi trường của các nhà máy công nghiệp...đều có ảnh hưởng không tốt tới kết quả nuôi cá Vược. Huyện Tiền Hải hiện nay chưa xảy ra vấn đề gì lớn về môi trường, nhưng trong tương lai, hệ thống cấp nước, thoát nước trong nuôi cá Vược cần phải được chú ý đảm bảo có nguồn nước sạch cho nuôi và ao nuôi không bị tù đọng.
4.3.10. Một số chính sách ảnh hưởng tới sự phát triển nuôi cá Vược
Từ năm 2001, theo chủ trương của Đảng và Nhà nước, nhờ sự quan tâm của Tỉnh uỷ, UBND, Sở nông nghiệp và PTNT và các sở, ban ngành của tỉnh, huyện Tiền Hải cũng đã có được cơ hội nhất định về cơ chế, nguồn vốn phát triển, tạo điều kiện cho phát triển nuôi cá Vược. Mặt khác huyện uỷ và UBND huyện Tiền Hải cũng đã chú ý quan tâm tới việc thúc đẩy phong trào nuôi cá Vược của huyện. Sau sự ra đời của các chủ trương, chính sách của tỉnh, hàng loạt nghị quyết, kế hoạch và đề án của huyện uỷ, UBND huyện cũng đã ra đời để hỗ trợ cho quá trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi trên đất nông nghiệp huyện, các văn bản chính có tác động đến nuôi cá Vược bao gồm :
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 100 1.Nghị quyết Đại hội huyện Đảng bộ lần thứ 23 của đảng bộ huyện Tiền Hải 2. Kế hoạch 165/KH-UB ngày 19/7/2001 của UBND huyện về triển khai thực hiện nghị quyết 03/NQ-TƯ của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Thái Bình và Kế hoạch số 215/KH-UB của UBND tỉnh về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và phát triển ngành nghề, dịch vụở nông thôn 2010 – 2015.
3. Hàng năm Phòng Nông nghiệp & PTNT huyện Tiền Hải tham mưu cho UBND huyện về kế hoạch nuôi trồng thủy sản của huyện trong đó cá Vược là 1 trong những đối tượng nuôi chính của ngành Thủy sản huyện.
4. Quyết định số 512/QĐ- UB ngày 26/6/2001 của UBND huyện về việc phê duyệt bổ xung dự án chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi trên vùng đất trũng năm 2010- 2015.
Với hệ thống cơ chế chính sách và sự quan tâm của tỉnh uỷ, UBND huyện, Phòng nông nghiệp và PTNT và các sở, ban ngành liên quan đã tạo nên một không khí mới mẻ cho phát triển nuôi cá Vược của huyện. Tuy nhiên hệ thống cơ chế chính sách của huyện cho phát triển nuôi cá Vược vẫn còn nhiều bất cập xung quanh các vấn đề quyền sử dụng đất và nguồn vốn đầu tư phát triển.
* Hệ thống cơ chế chính sách về quyền sử dụng đất cho nuôi cá Vược như thời hạn và giá đất cho thuê quyền sử dụng, quyền tu bổ ao đầm ... vẫn còn nhiều bất cập.
Thời hạn cho thuê đất đa phần là tương đối ngắn nên người dân muốn đầu tư, mở rộng sản xuất nhằm tăng năng suất, tận dụng tối đa mặt đất, mặt nước nhưng lại rụt rè không dám đầu tư.
Phần lớn các xã đều bắt người dân nộp trước một khoản tiền khá lớn tương ứng với thời hạn cho thuê ngay trong năm đầu tiên, dẫn đến việc huy động vốn trong hộ gia đình gặp rất nhiều khó khăn. Giá thuê đất cho sử dụng nuôi cá Vược chưa thống nhất ở các địa phương và chưa được phân định rõ ràng cho từng loại đất. Chính quyền địa phương không cho cải tạo ao, không được đào sâu và phải giữ nguyên hiện trạng ban đầu, điều đó cũng đồng nghĩa với việc không mở rộng được quy mô sản xuất, diện tích nuôi không được tăng
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 101 thêm do vậy người đầu tư dù muốn cũng không phát huy được hết lợi ích, tiềm năng diện tích được sử dụng.
* Hệ thống cơ chế chính sách về cho vay vốn nuôi cá Vược cũng còn tồn tại nhiều vấn đề cần giải quyết:
Nhiều hộ gia đình khó khăn về vốn đầu tư không tiếp cận được với nguồn vay ngân hàng. Lượng vốn được vay quá ít, không đủ để đầu tư sản xuất. Nguồn vốn hỗ trợ cho các hoạt động quy hoạch phát triển nuôi cá Vược, xây dựng cơ sở hạ tầng vùng nuôi, hoạt động khuyến ngư, truyền bá kỹ thuật nuôi cá Vược, xây dựng các mô hình nuôi giống mới, nuôi cao sản...đều quá ít ỏi, không tạo được cú hích ban đầu cho phát triển nuôi cá Vược của huyện.