Nghề nuôi cá biển của Việt Nam mới được quan tâm phát triển từ đầu thập niên 90 của thế kỷ 20, còn non trẻ so với các nước trong khu vực Đông Nam Á và nhiều nước trên thế giới. Tuy nhiên, Việt Nam có đầy đủ tiềm năng và lợi thếđể phát triển nghề nuôi biển với trên 3.200 km bờ biển, dọc ven biển có nhiều eo, vịnh kín gió, có trên 4.000 hòn đảo lớn nhỏ với điều kiện tự nhiên thuận lợi cho nuôi trồng; gần thị trường tiêu thụ cá sống lớn là Trung Quốc, Hồng Kông.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 26 ở vùng Đông Nam Á nói chung và Việt Nam nói riêng. Cá Vược là loại cá rộng muối, thích hợp với cả hai hình thức nuôi ao và nuôi lồng bè. Chúng là những loài cá dữ nhưng trong điều kiện nuôi có thể luyện cho chúng ăn thức ăn hỗn hợp. Mặc dù nước ta có tiềm năng cả về diện tích, môi trường sinh thái và thị trường tiêu thụ nhưng nghề nuôi cá Vược còn chưa phát triển so với các nước trong khu vực và trên thế giới. Cá Vược được nuôi chủ yếu trong ao đất với qui mô nhỏ ở các tỉnh miền Trung và Nam Bộ. Nguồn cá giống từ biển vào đầm theo thuỷ triều, hình thức nuôi chủ yếu là quảng canh. Cá Vược cũng được đưa vào nuôi lồng trong biển ở Quảng Ninh (Phạm Văn Cửu, 2007). Những năm gần đây, người dân phía Bắc cũng đã thử nghiệm nuôi cá Vược trong ao nước lợ ở vùng ven biển, nuôi ghép với cá truyền thống trong ao nước ngọt. Đặc biệt cá Vược là đối tượng nuôi có hiệu quả cao trên các ao nuôi tôm đã bị bỏ hoang do cá thích nghi được với ngưỡng môi trường rộng, có tốc độ tăng trưởng nhanh, dễ nuôi và giá thành cao,...Đã có nhiều hộ nông dân đã coi cá Vược là một đối tượng thay thế khi nghề nuôi tôm Sú không còn mang lại hiệu quả ở một số vùng do phải đối mặt với vấn đề ô nhiễm môi trường và dịch bệnh. Thực tế trong dân đã có nhiều hộ nuôi cá Vược thành công, năng suất đạt được trên 5 tấn/ha.
Mô hình nuôi cá Vược của ông Nguyễn Khánh Nam (TX Cam Ranh, Khánh Hòa) đạt năng suất khá cao, trên 14 tấn/ha/vụ. Theo mô hình này, mật độ cá thả ban đầu là 2 con/m2 (cỡ cá giống 3 – 4 cm), thức ăn chủ yếu là cá tạp. Sau 6 tháng nuôi, cá đạt trọng lượng trung bình 0,8 kg/con. Nuôi cá Vược có khả năng mang lại lợi nhuận cao, có thể tận dụng ao nuôi tôm sú có cát pha bùn, hoặc ao nuôi tôm nghèo dinh dưỡng không đạt hiệu quảđể nuôi cá Vược (P. Duy, 2005).
Tại xã Đông Giang, huyện Đông Hưng, Thái Bình, được sự hỗ trợ của phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, 02 hộ dân là hộ ông Trần Văn Nghĩa và bà Phạm Thị Liên đã triển khai thực hiện mô hình nuôi cá Vược nuôi thương phẩm ở 2 ao. Ao của hộ ông Trần Văn Nghĩa diện tích 2.200 m2 và bà Phạm Thị Liên
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 27 diện tích 2.800 m2. Cá Vược được thả nuôi với mật độ 1,2 con/m2 (cỡ cá giống 6 – 8 cm/con), sử dụng thức ăn là cá mè (loại cá mè hương, giống) có sẵn trong ao vào tháng đầu tiên và cá tạp vào các tháng tiếp theo. Kết quả sau 6 tháng nuôi cá đạt cỡ thương phẩm, hệ số thức ăn là 6,5 – 7,0. Hộ ông Nghĩa có sản lượng đạt 1.478 kg tương đương với năng suất là 7,95 tấn/ha cho lãi 39,3 triệu/ha, hộ bà Liên đạt sản lượng 1.646 kg tương đương với năng suất là 5,88 tấn/ha cho lãi 21,7 triệu/ha (Đoàn Quang Vinh, 2007).
Từ đầu năm 2008, Phòng Nông nghiệp & PTNT đã đưa một số chủ hộ thực hiện mô hình đi tham quan học tập kinh nghiệm nuôi cá Vược tại Trường đại học Nha Trang (Khánh Hòa). Sau đó, cá Vược được đưa về nuôi thử nghiệm trên diện tích 1,5 ha với số lượng 25.000 con (mật độ khoảng 1,67 con/m2), cỡ giống từ 1 - 1,5 cm. Sau 7 tháng nuôi, mô hình đã đạt một số kết quả bước đầu với kích cỡ cá thu hoạch bình quân 1kg/con, sản lượng đạt 6 tấn. Hộ nuôi thử nghiệm Phùng Ngọc Hải đã thu lãi ròng hơn 60 triệu đồng (Võ Quảng Lâm, trích dẫn trong Quốc Hải, 2009). Thực tế cho thấy, cá Vược là đối tượng nuôi khá thích hợp ở vùng nước mặn lợ, cá có tốc độ sinh trưởng và phát triển nhanh. Với cỡ giống từ 1 - 1,5 cm sau 7 tháng có thểđạt 0,9 – 1 kg/con (Quốc Hải, 2009).
Như vậy, theo các mô hình nuôi cá Vược trong dân, mật độ cá thả từ 1,2 – 2 con/m2 tuỳ thuộc vào kích cỡ cá thả, sau 6 - 7 tháng nuôi cá Vược có thểđạt đến kích cỡ thương phẩm, năng suất đều trên 5 tấn/ha. Cá nuôi ít bị mắc bệnh, chất lượng cá thơm ngon được thị trường ưa chuộng. Việc nuôi cá Vược thành công sẽ góp phần đa dạng hóa đối tượng nuôi, tạo tiền đề để chuyển đổi đối tượng nuôi trên một số diện tích nuôi tôm kém hiệu quả.
Đến nay, cá Vược đang dần trở thành đối tượng nuôi phổ biến trong dân. Tuy nhiên, nghề nuôi cá Vược ở Việt Nam mới chỉ dừng lại ở qui mô nhỏ, phát triển manh bún. Các nghiên cứu công nghệ nuôi, mô hình nuôi cá Vược tại Việt Nam chưa có nhiều công bố. Tài liệu phục vụ cho nuôi thương phẩm còn hạn chế, mới chỉ dừng lại ở việc dịch tài liệu và phổ biến các công trình nghiên cứu
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 28 của nước ngoài dưới dạng tài liệu khuyến ngư, tờ rơi. Việc phát triển nuôi cá Vược trong dân chủ yếu xuất phát từ kinh nghiệm thực tế và qua tập huấn khuyến ngư, nên hiệu quả nuôi chưa cao. Để nghề nuôi cá Vược đem lại hiệu quả cao hơn nữa thì cần phải có những nghiên cứu sâu hơn và hoàn thiện quy trình nuôi thương phẩm, để ứng dụng vào điều kiện nuôi thực tế, giúp người nuôi giảm thiểu những rủi ro thiệt hại thường gặp trong nghề nuôi trồng thủy sản nói chung và trong nghề nuôi cá Vược nói riêng.
Từ các thông tin về đặc điểm sinh học cá Vược, tình hình nuôi và công nghệ nuôi cá Vược trên thế giới và tại Việt Nam cho thấy, không có một mô hình nuôi cố định nào được áp dụng trong nuôi cá Vược. Việc lựa chọn mô hình nuôi cụ thể để nuôi cá Vược đều dựa vào mức đầu tư, nguồn thức ăn, kỹ thuật chăm sóc phù hợp với điều kiện thực tế của người nuôi.
Cá Vược có giá trị kinh tế cao, dễ nuôi, có tốc độ phát triển tốt; có đặc điểm sống phù hợp với các vùng nuôi nước lợ, đặc biệt là các ao nuôi tôm sú vùng triều, được nuôi với nhiều hình thức nuôi: nuôi trong ao đất, nuôi lồng tại nhiều địa phương: Khánh Hoà, Bà Rịa Vũng Tàu, Bình Định…
Cá Vược thương phẩm ngoài tiêu thụ nội địa, chủ yếu để xuất khẩu sang Hồng Kông, Đài Loan, Pháp, Mỹ,...
Hiện nay đã có nguồn giống nhân tạo đảm bảo chất lượng và số lượng cho nghề nuôi thương phẩm. Sau 6 - 8 tháng nuôi, cá đạt cỡ thương phẩm từ 0, 8 – 1,2kg/con, tỷ lệ sống đạt trên 70%, đạt năng suất khoảng 7 tấn/ha.
2.2.3 Diện tích, sản lượng nuôi trồng thủy sản tại Việt Nam
2.2.3.1. Diện tích NTTS tại Việt Nam
Diện tích nuôi trồng thuỷ sản Việt Nam từ năm 2008 – 2013 được thể hiện trong biểu 2.1.
2.2.3.2 Sản lượng nuôi thủy sản
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 29
Biểu 2.1 : Diện tích (nghìn ha) mặt nước nuôi trồng thuỷ sản Việt Nam từ 2008 - 2013
ĐVT: 1.000 ha. Nôi dung Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Sơ bộ năm 2013 TỔNG SỐ 1.052,6 1.044,7 1.052,6 1.040,5 1.038,9 1.046,4 Diện tích nước mặn, lợ: 713,5 704,5 735,2 735,0 738,0 756,2 Nuôi cá 21,5 23,2 45,4 46,3 49,4 49,6 Nuôi tôm 629,3 623,3 629,0 623,1 623,0 637,7 Nuôi hỗn hợp và thuỷ sản khác 62,7 58,0 60,8 65,6 65,6 68,9 Diện tích nước ngọt: 335,1 336,5 314,2 302,2 297,6 286,8 Nuôi cá 326,0 327,6 302,1 295,0 291,0 280,0 Nuôi tôm 6,9 6,6 7,1 4,8 4,0 4,2 Nuôi hỗn hợp và thuỷ sản khác 2,2 2,3 5,0 2,4 2,6 2,6 Diện tích ươm, nuôi giống thủy sản 4,0 3,7 3,2 3,3 3,3 3,4
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 30
Biểu 2.2 : Sản lượng nuôi trồng thuỷ sản Việt Nam
Biểu 2.2.1 Sản lượng thuỷ sản (nghìn tấn) phân theo loại thủy sản
Nội dung Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Sơ bộ năm 2013
Tổng số 2.465,6 2.589,8 2.728,3 2.933,1 3.115,3 3.215,9
Cá 1.863,3 1.962,6 2.101,6 2.255,6 2.402,2 2.351,6
Tôm 388,4 419,4 449,7 478,7 473,9 560,5
Nguồn: Tổng cục Thống kê (http://gso.gov.vn/)
Biểu 2.2.2 Sản lượng thuỷ sản nuôi trồng (tấn) phân theo vùng
Nội dung 2008 2009 2010 2011 2012 Sơ bộ 2013
CẢ NƯỚC 2.465.607,0 2.589.790,0 2.728.334,0 2.933.083,0 3.115.315,0 3.215.918,0
Đồng bằng sông Hồng 322.147,0 360.795,0 393.863,0 420.973,0 456.105,0 520.671,0
Trung du và miền núi phía Bắc 50.162,0 60.148,0 65.792,0 72.936,0 81.066,0 88.924,0
Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung 154.016,0 174.407,0 174.972,0 189.972,0 192.870,0 207.207,0
Tây Nguyên 15.020,0 16.332,0 21.375,0 25.127,0 25.849,0 29.155,0
Đông Nam Bộ 85.625,0 83.660,0 85.776,0 95.119,0 102.537,0 107.055,0
Đồng bằng sông Cửu Long 1.838.638,0 1.894.448,0 1.986.556,0 2.128.956,0 2.256.889,0 2.262.906,0
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 31
2.2.4 Tình hình chế biến xuất nhập khẩu thuỷ sản ở Việt Nam
2.2.4.1 Xuất khẩu thủy sản.
Giá trị xuất khẩu thủy sản có ảnh hưởng khá lớn đến sự phát triển ngành thủy sản, qua biểu ta thấy giá trị xuất khẩu ngành thủy sản không ngừng tăng qua các năm từ năm 2008 – 2013. Biểu 2.3: Giá trị xuất khẩu thủy sản từ năm 2008 - 2013 Nội dung Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Sơ bộ năm 2013 Giá trị hàng thủy sản
xuất khẩu (Triệu USD) 4.510,1 4.255,3 5.016,9 6.112,4 6.088,5 6.712,2
Cơ cấu (%) 7,2 7,5 7,0 6,3 5,3 5,1
2.2.4.2 Chế biến thủy sản.
Ở Việt Nam, công nghiệp chế biến thuỷ sản ngày càng phát triển cả về số lượng, công suất và trình độ công nghệ.
Hiện nay, nhiều doanh nghiệp chế biến thuỷ sản đã từng bước mở rộng thị trường xuất khẩu với việc ngày càng có nhiều nhà máy đạt tiêu chuẩn EU, ứng dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO. Có thể nói, chế biến xuất khẩu thủy sản là động lực cho tăng trưởng và chuyển đổi cơ cấu trong khai thác và nuôi trồng thủy sản. Đến nay, cả nước có hơn 500 cơ sở chế biến thủy sản, trong đó có 320 nhà máy chế biến đông lạnh với tổng công suất thiết kế 4.262 tấn/ngày. So với năm 2006, công suất của các cơ sở chế biến hải sản tăng khoảng 40%, riêng năng lực chế biến xuất khẩu tăng khoảng 20%.
Các cơ sở chế biến ngày càng được đầu tư trang thiết bị hiện đại, công nghệ tiên tiến , quản lý theo tiêu chuẩn , quy chuẩn quốc tế nên chất lượng các sản phẩm thuỷ sản xuất khẩu được nâng lên đáng kể, đáp ứng được các yêu cầu của các thị trường nhập khẩu trên thị trường quốc tế. Trong đó, 248 cơ sở - doanh nghiệp (chiếm gần 53%) đã đạt tiêu chuẩn của thị trường EU - một thị
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 32 trường khó tính vào bậc nhất thế giới; trên 300 cơ sở - doanh nghiệp được Hàn Quốc công nhận tiêu chuẩn chất lượng… Vì vậy mà gần 200 DN Việt Nam được phép xuất khẩu thuỷ sản vào thị trường châu Âu, 222 DN được đưa vào danh sách xuất khẩu vào Hàn Quốc. Bên cạnh các doanh nghiệp nhà nước, các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu thuỷ sản của tư nhân phát triển mạnh trong thời gian qua, nhiều doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế tư nhân đã có giá trị kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản hàng đầu, một số doanh nghiệp chế biến xuất khẩu đã có kim ngạch xuất khẩu trên dưới 100 triệu USD mỗi năm.
Theo Bộ NN-PTNT trong năm 2013, các doanh nghiệp chế biến thủy sản cả nước xuất được 580 triệu USD; nâng tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản nên 6,7 tỷ USD, tăng khoảng 10,2% so năm 2012.
Theo hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), tính đến nawmm 2013 kim ngạch xuất khẩu thủy sản của cả nước đạt 6,7 tỷ USD. Đặc biệt các nước trong khối EU vẫn đứng đầu thị trường nhập khẩu thủy sản Việt Nam, chiếm 25,3% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước với gần 970 triệu USD. Xuất khẩu thủy sản sang Nhât Bản tăng 14,4% đạt 693 triệu USD, đây là thị trường tiêu thụ tôm đông lạnh lớn nhất của Việt Nam với 412 triệu USD, tăng 4,2% so với cùng kỳ năm ngoái.Thị trường xuất khẩu lớn thứ 3 là Hoa kỳ tăng 5% so với cùng kỳ và đạt 642 triệu USD.
Theo Bộ NN-PTNT, hiện nay hàng thủy sản Việt Nam đã có mặt trên 140 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới, có chỗ đứng vững chắc ở các thị trường lớn như Nhật Bản, EU và Bắc Mỹ. Về giá trị kim ngạch xuất khẩu, thủy sản Việt Nam hiện đã vươn lên đứng hàng thứ 7 trên thế giới. Năm 2013, sản lượng thuỷ sản Việt Nam đạt 6 triệu tấn, giá trị kim ngạch xuất khẩu đạt 6,7 tỉ USD. Nhưng bên cạnh đó, vẫn còn nhiều doanh nghiệp sử dụng công nghệ lạc hậu, cộng với chất lượng nguyên liệu đầu vào chưa đáp ứng được yêu cầu. Các chuyên gia Thuỷ sản cho rằng , nếu chúng ta không có sự thay đổi kịp thời về công nghệ bảo quản nguyên liệu sau khai thác và chế biến thì nguy cơ mất thị
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 33 trường xuất khẩu tiềm năng là rất lớn. Trên thực tế, rất nhiều doanh nghiệp chế biến thuỷ sản gần đây đã cố gắng tự nâng cao chất lượng sản phẩm sản xuất, đảm bảo thực hành sản xuất theo tiêu chuẩn HACCP. Nhiều doanh nghiệp cũng đang cố gắng đa dạng hóa thêm các mặt hàng sản xuất, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm nhằm tận dụng tối đa hiệu suất sử dụng nhà xưởng, máy móc thiết bị của các nhà máy và xưởng sản xuất.
Trở ngại không nhỏ hiện nay là nhiều nhà máy thiếu nguyên liệu hoạt động, ảnh hưởng tiến độ xuất khẩu. Tại Cà Mau, 27 nhà máy chế biến thủy sản chỉ chạy khoảng 50%-60% công suất. Theo VASEP, nhiều nhà máy thủy sản ở miền Trung , miền Bắc công suất hoạt động còn thấp hơn, có nơi chỉ 30%-40%.
2.2.5 Các phương thức nuôi cá Vược trên thế giới và Việt Nam
Cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, ngành NTTS cũng không ngừng phát triển theo, từ phương thức nuôi thấp lên phương thức nuôi cao trong từng giai đoạn khác nhau. Trong đề tài đề cập đến vấn đề phát triển nuôi cá Vược (là 1 nghề của NTTS) vì vậy hiện nay có các phương thức nuôi cá Vược sau:
- Nuôi quảng canh truyền thống (QCTT): là phương thức nuôi dựa hoàn toàn vào tự nhiên về con giống, thức ăn…điều kiện tự nhiên khác nhau sẽ có những loại thuỷ hải sản khác nhau, thường có các loài tôm, cá, cua…Mật độ nuôi thường thấp do phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên về nguồn giống, nguồn thức ăn, diện tích đầm nuôi lớn. Việc nuôi trồng cũng như đánh bắt dựa vào chếđộ thuỷ triều, cho đến nay mô hình nuôi này hạn chế nhiều đã chuyển sang phương thức nuôi tiến bộ hơn do phương thức nuôi cũ khó quản lý, giá đắt, công lao động tăng.
- Nuôi quảng canh cải tiến (QCCT): là phương thức nuôi dựa trên nền tảng của nuôi QCTT nhưng có bổ sung thêm nguồn giống và thức ăn. Giống