- Các yếu tố về cơ sở hạ tầng sản xuất : Về quy mô ao nuôi, phân vùng ao nuôi ...
- Về hình thức chăn nuôi.
- Thức ăn trong chăn nuôi cá Vược. - Về con giống.
- Về thú y phòng bệnh.
Một số bệnh thường gặp ở cá vược (Vược)
+ Bệnh bạch cầu: Phổ biến ở cá nuôi lồng, khi bị bệnh cá có những dấu hiệu nở rộng các tế bào da trông giống hình hoa cải. Bệnh này do virút gây ra chưa có nghiên cứu cụ thể nên phòng bệnh là quan trọng nhất.
+ Bệnh do vi khuẩn: Gồm các loại vi khuẩn như: Aeromonas, Vibrio, vi khuẩn hình trụ. Khi mắc bệnh này cá thường bị xuất huyết ở vây, đuôi. Có thể dùng Tetrecyline trộn vào thức ăn 3-5g/kg/ngày, cho cá ăn liên tục trong 10-12 ngày. Dùng Furazin: 5-7g/kg thức ăn/ngày dùng trong 10 ngày, hoặc cho thuốc tím vào ao với nồng độ 2-3mg/lít.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 19 + Bệnh do nguyên sinh động vật: Dấu hiệu lâm sàng là cá bơi lội bất thường mất thăng bằng, da rướm máu xây xát, bỏăn, tiết nhiều nhớt, mắt sưng phồng.
+ Bệnh giun sán ký sinh: Dùng thuốc tẩy giun Di-N-Butyltin oxide trộn vào thức ăn với liều lượng 10g/kg thức ăn và cho ăn 3% trọng lượng cá trong 3 ngày.
+ Bệnh ngoại ký sinh: Do các loại ký sinh trùng bám vào cá hút chất dinh dưỡng, bệnh này rất nguy hiểm có thể gây chết cá hàng loạt. Sử dụng Formol nồng độ 15-25mml/lít hoặc Malaxitgreen nồng độ 0,0015ppm, hoặc Depterex nồng độ 0,25ml/lít đánh trực tiếp xuống ao hoặc 100-250ml/lít tắm cá trong 1 giờ.
Ngoài các bệnh kể trên cá Vược còn có thể bị bệnh do chếđộ dinh dưỡng kém, địch hại, côn trùng và các yếu tố môi trường thay đổi như thiếu oxy, độ mặn, nhiệt độ quá cao hay quá thấp. Vì vậy, để phòng bệnh cho cá, cách tốt nhất là cho cá ăn đầy đủ, đúng liều lượng, giữ các yếu tố môi trường nước hợp lý trong suốt quá trình nuôi.
- Chính sách của Chính Phủ - Cơ cấu thị trường.
- Yếu tố tự nhiên: Đây là yếu tố ảnh hưởng lớn đến phát triển nuôi cá Vược vì đây là ngành đòi hỏi môi trường khắt khe. Nếu nguồn nước, khí hậu, môi trường đột ngột thay đổi sau các diễn biến của thời tiết như bão, gió mùa Đông Bắc, giông, mưa phùn, sương mù nếu không có biện pháp xử lý kịp thời sẽ ảnh hưởng rất xấu đến kết quả sản xuất của người dân, thậm chí có khi dẫn đến mất trắng.
- Yếu tố kỹ thuật: Nuôi cá Vược hiện nay đa dạng hình thức nuôi, có áp dụng các tiến bộ kỹ thuật của khoa học công nghệ vào nuôi. Vì vậy, việc nắm bắt và hiểu rõ các đặc tính kỹ thuật của cá Vược là một trong những yếu tố quan trọng nhằm đem lại hiệu quả kinh tế trong nuôi cá Vược.
Sự phát triển của nuôi cá Vược phụ thuộc nhiều vào những yếu tố như nhiệt độ, độ pH, các muối hoà tan, các chất khí hoà tan trong ao nuôi và đáy ao.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 20 Đây là những yếu tố cơ bản và cần thiết để duy trì môi trường NTS ổn định, nhằm không gây ra những cú sốc đối với các loài thuỷ sản nuôi, góp phần hạn chếđến mức thấp nhất khả năng phát sinh dịch bệnh, nhằm tăng hiệu quả kinh tế trong NTS.
- Yếu tố kinh tế - xã hội: Nếu yếu tố tự nhiên ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sinh trưởng của loài thì sự phát triển của ngành nuôi cá Vược lại phụ thuộc vào các yếu tố kinh tế xã hội sau:
Vốn đầu tư được biểu hiện bằng giá trị của tài sản bao gồm máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải, nhà kho và cơ sở hạ tầng kỹ thuật NTS (không tính đến tài nguyên thiên nhiên), có tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất để tạo ra tổng số đầu ra của quá trình sản xuất. Ngày nay, vốn đầu tư và vốn sản xuất được coi là yếu tố quan trọng của quá trình sản xuất. NTS là ngành sản xuất yêu cầu có vốn đầu tư ban đầu lớn, vốn không chỉ là cơ sở để tăng năng lực sản xuất mà nó còn là điều kiện để nâng cao trình độ khoa học công nghệ, góp phần đáng kể vào việc giải quyết công ăn việc làm cho người lao động khi chủ hộ mở rộng quy mô sản xuất. Năng suất, chất lượng sản phẩm thuỷ sản nuôi phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng ao hồ và việc tổ chức quản lý sản xuất nuôi theo đúng yêu cầu của quy trình kỹ thuật. Điều này chỉ có thể thực hiện được khi người nuôi đủ vốn để xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật NTS đồng bộ và có chất lượng tốt. Vì vậy, để duy trì được hoạt động sản xuất kinh doanh, nâng cao được hiệu quả kinh tế trong các ngành sản xuất NTS nói chung và ngành nuôi cá Vược nói riêng thì yếu tố vốn không thể thiếu được trong mỗi hoạt động sản xuất kinh doanh của ngành.
Lao động là yếu tố hàng đầu ảnh hưởng đến quá trình phát triển NTS. Lao động trong NTS đòi hỏi phải am hiểu về kỹ thuật nuôi, có kinh nghiệm và kỹ năng tổ chức quản lý nuôi theo những hình thức và quy mô nhất định. Lao động thuỷ sản cũng mang tính thời vụ rõ nét. Lực lượng lao động trong NTS dồi dào bao gồm cả phụ nữ, người già và thiếu niên. Do đặc điểm của nuôi cá
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 21 Vược chủ yếu là đơn vị kinh tế hộ, trang trại, doanh nghiệp tư nhân nên lao động trong NTS rất đa dạng và thường gắn với nông nghiệp, nông thôn. Vì vậy, công tác đào tạo, huấn luyện phát triển nguồn lao động cho NTS là vấn đền cần đặc biệt quan tâm.
Khoa học kỹ thuật và công nghệ, đây là yếu tố tác động cả trực tiếp và gián tiếp tới NTS nói chung và nghề nuôi cá Vược nói riêng. Ngành nuôi cá Vược càng phát triển đòi hỏi phải biết áp dụng khoa học và công nghệ tiên tiến vào sản xuất thì mới đem lại năng suất cao, chất lượng tốt và có hiệu quả kinh tế. Phát triển nuôi cá Vược phải dựa vào tiến bộ khoa học công nghệ sinh sản nhân tạo, lai tạo, thuần chủng giống loài thuỷ sản, kỹ thuật và công nghệ sản xuất thức ăn công nghiệp kỹ thuật vận chuyển giống, kỹ thuật nuôi và phòng trừ dịch bệnh cho thuỷ sản nuôi. Vì vậy việc ứng dụng và chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật và công nghệ vào nuôi cá Vược luôn là những yêu cầu bức thiết.