Khái quát tình hình nuôi cá Vược huyện Tiền Hải

Một phần của tài liệu giải pháp phát triển nuôi cá vược huyện tiền hải, tỉnh thái bình (Trang 70)

Thời gian qua, lĩnh vực NTTS trên địa bàn huyện Tiền Hải được xác định là ngành sản xuất hàng hóa mang lại hiệu quả cao trong sản xuất nông nghiệp. Phương thức sản xuất theo hướng quảng canh cải tiến, bán thâm canh, chủ yếu kết hợp sản phẩm phụ từ chăn nuôi, trồng trọt đang mang lại hiệu quả rõ rệt. Cùng với đó, huyện và các địa phương, nông dân có nhiều giải pháp đưa KHKT mới vào sản xuất, tạo điều kiện cho lĩnh vực NTTS phát triển theo hướng thâm canh, ổn định và bền vững.

Với lợi thế về diện tích mặt nước, nghề nuôi thả thuỷ sản của huyện Tiền Hải có sự phát triển nhanh về quy mô diện tích và sản lượng. Nông dân ở các địa phương mạnh dạn chuyển đổi diện tích đất trũng kém hiệu quả sang đào ao, cải tạo ao hồ nuôi thả thuỷ sản, nhờ đó năng suất và hiệu quả được nâng cao. Đến nay, toàn huyện có 4.839 ha nuôi thả thủy sản, hàng năm cung cấp cho thị trường trên 30 nghìn tấn thủy sản nuôi trồng (Sản lượng đánh bắt trên 22 nghìn tấn). Nghề nuôi thả thủy sản được phát triển mạnh, mang lại hiệu quả cao như ở các xã Đông Minh, Nam Cường, Nam Thịnh, Nam Hưng, Nam Phú.

Với mục tiêu nhằm nâng cao hiệu quả, thực hiện chủ trương đa dạng hoá con nuôi, đưa nghề nuôi thả thuỷ sản phát triển theo hướng bền vững, sản phẩm đáp ứng nhu cầu thị trường, cùng với kế hoạch và những dự án phát triển nuôi thả thuỷ sản của huyện, UBND tỉnh xây dựng kế hoạch hỗ trợ phát triển nuôi trồng thuỷ sản nói chung trong đó có nuôi cá Vược gồm:

Sở Nông nghiệp kết hợp với Sở Khoa học – Công nghệ tỉnh xây dựng quy trình kỹ thuật nuôi cá Vược thâm canh, xây dựng các mô hình nuôi thí điểm cá Vược để đánh giá hiệu quả của loài; soạn thảo và xuất bản tài liệu về kỹ thuật nuôi thâm canh cá Vược phát miễn phí cho các hộ nuôi cá Vược,

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 60 xây dựng các Trung tâm giống cá Vược và các dự án Khoa học công nghệ về sản xuất gống cá Vược nói riêng và thuỷ sản nói chung. Mặt khác, kết hợp với Phòng Nông nghiệp & PTNT huyện, Sở Nông nghiệp tỉnh tổ chức các lớp tập huấn về kỹ thuật nuôi thâm canh cá Vược mỗi năm 1 lần trên địa bàn các huyện, thành phố.

Sở Nông nghiệp & PTNT tỉnh Thái Bình hỗ trợ thuốc phòng từ dịch bệnh bằng thuốc cho các hộ tham gia nuôi trồng thuỷ sản khi có dịch xảy ra.

Các cán bộ khuyến nông Sở kết hợp với cán bộ Phòng Nông nghiệp huyện thường xuyên xuống các hộ thăm và hỗ trợ kỹ thuật kịp thời cho các hộ nuôi cá Vược theo kế hoạch nuôi trồng thuỷ sản của tỉnh.

Huyện Tiền Hải đã tiếp nhận chủ trương phát triển nuôi thâm canh cá Vược của Sở Nông nghiệp & PTNT tỉnh Thái Bình và triển khai sâu rộng tới các địa phương trong toàn huyện. Năm 2006 được sự đồng ý và hỗ trợ của UBND tỉnh Thái Bình, Sở Nông nghiệp & PTNT tỉnh Thái Bình, UBND huyện Tiền Hải đã tiếp nhận thực hiện 2 mô hình nuôi cá Vược thương phẩm:

- Mô hình của ông Đỗ Văn Bính xã Nam Cường, diện tích nuôi là 3.600 m2, cho sản lượng 2.650 kg, cho giá trị 159 triệu đồng, thu lãi 41 triệu đồng (Tương đương 7.400kg/ha, giá trị 441 triệu đồng/ha, lãi 138 triệu đồng/ha).

- Mô hình của ông Mai Xuân Hân xã Nam Thịnh, diện tích nuôi là 2.000 m2, cho sản lượng 1.176 kg, cho giá trị 76 triệu đồng, thu lãi 15 triệu đồng (Tương đương 5.900kg/ha, giá trị 383 triệu đồng/ha, lãi 76 triệu đồng/ha).

Theo báo cáo đánh giá tổng kết hiệu quả mô hình của Phòng Nông nghiệp & PTNT huyện Tiền Hải thì diện tích nuôi càng lớn thì cho hiệu quả kinh tế càng cao.

Sau khi kết thúc mô hình được sự chỉ đạo của UBND huyện Phòng Nông nghiệp & PTNT huyện phối hợp với các xã tổ chức cho các hộ nông dân NTTS đi tập huấn kiến thức nuôi cá Vược và tìm hiểu học tập thực tế mô hình tại một số tỉnh như Hải Phòng, Nha Trang và thực tế tại các hộđã thực hiện mô

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 61 hình trên. Kết quả trong 3 năm diện tích nuôi cá Vược tăng nhanh về diện tích và số hộ tham gia. Kết quả năm 2007 toàn huyện mới có 5 ha nuôi thả cá Vược, đến năm 2008 diện tích đạt 13,21 ha. Với những thành công đó, cùng với việc duy trì nuôi cá Vược của các hộ trên địa bàn, năm 2010, huyện tiếp tục thực hiện chủ trương đa dạng hoá con nuôi thủy sản theo hướng thâm canh sản xuất hàng hoá và xác định cá Vược là một trong những con nuôi có giá trị kinh tế cao và tiếp tục mở rộng trong thời gian tới của huyện giai đoạn 2006-2010 trên địa bàn 5 xã Nam Cường, Nam Thịnh, Nam Hưng, Nam Phú và Đông Minh với tổng diện tích 25,67 ha. Qua các đợt triển khai thực hiện, mô hình nuôi cá Vược trên địa bàn huyện mang lại hiệu quả cao, sản lượng cá tăng, tạo việc làm và tăng thu nhập cho nông dân.

Với các bước triển khai đồng bộ, áp dụng KHKT trong nuôi thả cá Vược, mô hình nuôi thâm canh cá Vược cho hiệu quả cao. Theo khảo sát, tỷ lệ cá sống đạt trên 70%, trọng lượng khi thu hoạch đạt trung bình 2,0 - 3,5kg/con, năng suất đạt 15 tấn/ha, lợi nhuận trên 1 vụ nuôi thả (24 tháng) đạt 360 triệu đồng/ha, như vậy 1 năm cho lợi nhuận là 180 triệu đồng/ha.

Một phần của tài liệu giải pháp phát triển nuôi cá vược huyện tiền hải, tỉnh thái bình (Trang 70)