a) Tình hình cơ bản và điều kiện sản xuất kinh doanh của hộ điều tra Thông tin chung về các chủ hộ điều tra:
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 69 Với lợi thế là 1 huyện ven biển và xác định phát triển NTTS là ngành kinh tế mũi nhọn của huyện nên phong trào NTTS của huyện rất đa dạng và phong phú.
Nghề nuôi cá Vược của các hộ điều tra chủ yếu tập trung ở các xã ven biển, là những vùng nước lợ ven biển và vùng nhiễm chua mặn trồng lúa kém hiệu quả chân đê biển. Đây là vùng tập trung các hộ sống chủ yếu bằng nghề NTTS, các hộ này đã được kế thừa từ việc khai hoang lấn biển và chính sách ưu đãi của tỉnh và của huyện về phát triển kinh tế thuỷ sản từ những năm 2000 trở lại đây nên diện tích NTTS rất lớn.
Thời gian đầu nghề nuôi cá Vược được phát triển tự phát do nhu cầu của thị trường và giá trị kinh tế cao của con cá Vược, đến khoảng những năm 2000 được sự quan tâm của các cấp chính quyền con cá Vược dần trở thành 1 trong những đối tượng NTTS chính của huyện.
Theo nhận định chung những hộ NTS, đặc biệt là những hộ nuôi cá Vược có mức sống khá hơn nhiều so với các hộ thuần nông nghiệp, NTS khác. Mặc dù hình thức nuôi còn ở mức quảng canh cải tiến, bán thâm canh song nuôi cá Vược là hình thức sản xuất hàng hoá có giá trị kinh tế cao.
Hộp 4.1 Ý kiến của cán bộ HTXNN về hộ nuôi cá Vược
Theo kỹ thuật, một chu kỳ nuôi thả cá Vược thương phẩm là 2 năm kể từ cá giống đến trưởng thành hoàn toàn. Tuy nhiên người nuôi cá có thể lựa chọn nuôi đủ 1 chu kỳ mới thu hoạch (sản xuất 1 vụ), hoặc thu hoạch và bán ngay khi cá chưa đạt ngưỡng trọng lượng tối đa (thường là 1 năm 1 vụ, tương đương 2 vụ/chu kỳ). Bởi vậy có hai loại hộởđây là hộ nuôi 1 vụ/chu kỳ và hộ nuôi 2 vụ/chu kỳ.
“Những hộ cá Vược có mức sống khá hơn hẳn những hộ nông nghiệp thuần tuý, kể cả hộ NTS nước ngọt. Giá bán sản phẩm bình quân của cá Vược hiện nay là 110.000 đ/kg cao gấp 4 đến 5 lần so với giá trị sản phẩm của NTS nước ngọt”.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 70 4.4: Tình hình cơ bản của các hộđiều tra Diễn giải ĐVT Chung các nhóm hộ Quy mô Hộ nuôi 1 vụ/chu kỳ Hộ nuôi 2 vụ/chu kỳ
I – Thông tin chung của các hộ
điều tra 1. Tổng số hộđiều tra Hộ 60 15 45 2. Tuổi BQ chủ hộ Tuổi 47,08 47,57 46,92 3. Trình độ chủ hộ năm học 10,80 10,07 11,05 4. Số lớp tập huấn NTTS tham gia BQ/hộ Lớp 2,95 2,04 3,26 5. Số năm nuôi cá Vược năm 6,19 4,51 6,75 II - Điều kiện sản xuất của hộ - Số nhân khẩu BQ/hộ Khẩu/hộ 4,56 4,27 4,66 - Số lao động BQ/hộ Lđ/hộ 2,51 2,39 2,55 - DT đất NN BQ/hộ m2/hộ 2.412,71 3.101,30 2.183,20 - DT mặt nước NTTS BQ/hộ m2/hộ 4.987,71 3.201,32 5.583,17
Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra.
Phần lớn các hộ trong huyện nuôi thả cá 2 vụ/chu kỳ. Trong tổng số 60 hộ (và 10 hộ bán lẻ, 5 hộ bán buôn) điều tra thì có đến 45 hộ nuôi 2 vụ/chu kỳ chiếm 75% số hộđiều tra. Những năm gần đây có một số hộ đã mạnh dạn áp dụng tiến bộ KHKT và tăng cường đầu tưđể tiến hành nuôi 1 vụ/2 năm và thu được những kết quả đáng mừng, tận dụng được tối đa nguồn lực, tiết kiệm nhân công, nâng cao hiệu quảđồng vốn và phát huy lợi thế sinh trưởng nhanh ở giai đoạn trưởng thành của con cá Vược.
Chủ hộ chủ yếu là nam giới với độ tuổi chủ hộ trung bình từ 35 – 50 tuổi. Trình độ học vấn của 60 chủ hộđiều tra là tương đối cao, đa số các hộđều tốt nghiệp cấp III. Trình độ học vấn của chủ hộ nuôi 1 vụ/chu kỳ nuôi cao hơn so với chủ hộ nuôi 2 vụ/chu kỳ nuôi, có nhiều chủ hộ nuôi 2 vụ/chu kỳ nuôi có
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 71 trình độ trên cấp III. Nhờ đó việc áp dụng các tiến bộ kỹ thuật mới vào sản xuất rất thuận lợi. Mặt khác, hầu hết các hộđều tham gia các lớp tập huấn tiến bộ kỹ thuật về NTTS, bình quân chung 1 hộ tham gia 2,95 lớp tập huấn về NTTS, và càng những hộ nuôi nhiều vụ trong năm hơn thì tham gia càng nhiều các lớp tập huấn về NTTS hơn. Điều này cho thấy việc tập huấn tiến bộ khoa học kỹ thuật có ảnh hưởng rất lớn đến phương thức nuôi trong sản xuất cá Vược của hộ. Thêm vào đó, tích lũy được nhiều kinh nghiệm trong NTTS nói chung và nuôi cá Vược nói riêng cũng giúp các hộ mạnh dạn hơn trong việc tìm hiểu các biện pháp nuôi mới cá Vược, điều này được thể hiện rõ trong 4.4. Số hộ nuôi 1 vụ/năm có trung bình 6,75 năm kinh nghiệm nuôi cá Vược trong khi số hộ nuôi 2 vụ/năm chỉ có 4,51 năm kinh nghiệm.
Các điều kiện sản xuất kinh doanh của hộ:
Đa số các hộ có khoảng 5 khẩu trong đó có từ hai lao động trở lên, chứng tỏ các hộ có đủ lao động để phát triển sản xuất.
Vềđất đai, quỹđất nông nghiệp bình quân 1 hộ diều tra là 2.412,71m2, trong đó hộ nuôi 1 vụ/chu kỳ có diện tích đất nông nghiệp là 3.101,3 m2 nhiều hơn diện tích đất nông nghiệp của hộ nuôi 2 vụ/chu kỳ, cho thấy các hộ nuôi 1 vụ/chu kỳ có nhiều điều kiện để phát triển trồng trọt và chăn nuôi, qua điều tra các hộ nuôi 1 vụ/chu kỳ phần lớn là những hộ nuôi cá Vược bán thâm canh, tận dận một phần thức ăn có trong tự nhiên và nuôi con giống có tốc độ sinh trưởng mạnh như cá rô phi làm thức ăn tự nhiên cho cá.
Về diện tích mặt nước NTTS, bình quân 1 hộ điều tra có 4.987,71 m2 diện tích mặt nước, điều này cho thấy các hộ có tiềm năng về mặt nước để mở rộng sản xuất cá Vược, và đầu tư khoa học kỹ thuật để thâm canh tăng hiệu quả trong nuôi cá Vược.
Trong các nhóm hộ điều tra thì hộ nuôi 2 vụ/chu kỳ có diện tích mặt nước 5.583,17 m2 lớn hơn so với hộ nuôi 1 vụ/chu kỳ.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 72
b) Tình hình diện tích mặt nước và tài sản phục vụ cho nuôi cá Vược của các hộ điều tra
* Tình hình diện tích mặt nước.
Qua 4.5 ta thấy hộ nuôi 2 vụ/chu kỳ dành tới 5.583,17 m2 chiếm 85,65% tổng diện tích mặt nước của hộ cho nuôi cá Vược, và 63,27% trong số đó là diện tích có được do thuê hoặc đấu thầu với giá thuê khoảng 400.000 – 600.000 đồng/sào/chu kỳ (Từ 200.000 - 300.000 đ/sào/năm). Trong khi đó hộ nuôi 1 vụ/chu kỳ sử dụng 3.201,32m2 chiếm 84,20% tổng diện tích mặt nước của hộ, và có tới 69,65% diện tích ao nuôi cá Vược của hộ nuôi 1 vụ/chu kỳ là diện tích được Nhà nước cấp. Hầu hết diện tích mặt nước của các hộ nuôi bán thâm canh và thâm canh có được của các hộ là nằm trong diện tích đất được quy hoạch chuyển đổi từ ruộng trũng, nhiễm chua mặn cấy lúa năng suất thập sang NTTS, các hộ này đã rất mạnh dạn đầu tư hàng tỷđồng để cải tạo đào ao, xây dựng hệ thống kè, cống để nuôi cá Vược, ngoài ra một phần các hộ có diện tích do quai đắp vùng bãi triều là nuôi quảng canh cải tiến đa canh, đa con để tận dụng nguồn thức ăn sẵn có trong tự nhiên. Giá trị đầu tư cho hệ thống đầm ao và các tài sản phục vụ cho sản xuất cá Vược cũng rất khác nhau tùy thuộc vào số lứa nuôi trong 1 chu kỳ của hộ và điều kiện kinh tế của các hộ.
* Tài sản phục vụ cho nuôi cá Vược của các hộđiều tra.
Trong khi các hộ nuôi 1 vụ/chu kỳ có mức đầu tư bình quân chỉ khoảng trên 170 triệu đồng thì các hộ nuôi 2 vụ/chu kỳ số vốn đầu tư rất lớn bình quân trên 380 triệu đồng, chủ yếu là đầu tư cho đào ao và cải tạo ao, xây dựng hệ thống kè cống với độ sâu trung bình ao của 1 hộ đạt gần 3m. Các hộ nuôi 2 vụ/chu kỳđều có hệ thống đầm ao kiên cố, các máy móc hiện đại, tiện dụng giúp các hộ thuận tiện trong việc điều tiết nguồn nước ao, tạo dòng chảy, tăng oxi trong nước và giữấm cho cá trong vụđông.
Từ 4.5 cũng cho thấy, máy móc phục vụ cho sản xuất cá Vược chủ yếu là máy bơm nước, mỗi hộ nuôi cá đều có ít nhất một máy bơm nước
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 73 phục vụ cho ao nuôi cá, đây là yêu cầu rất cần thiết để các hộ chủđộng trong việc thay nguồn nước làm giảm kìm hãm về môi trường và giảm dịch bệnh cho cá tạo điều kiện thuận lợi để cá phát triển tốt nhất. Các hộ nuôi 2 vụ/chu kỳ thường sử dụng những loại máy bơm hiện đại với hệ thống đường ống ngầm dưới lòng ao để phun tạo dòng chảy. Có tới 100% số hộ nuôi xây dựng nhà trông coi để tiện cho việc trông nom và chăm sóc ao cá.
4.5: Tình hình diện tích mặt nước và tài sản phục vụ cho sản xuất cá Vược của các hộđiều tra
Hạng mục ĐVT Hộ nuôi 1 vụ/chu kỳ Hộ nuôi 2 vụ/chu kỳ SL CC (%) SL CC (%) I – Diện tích nuôi 1 Diện tích ao hồ nuôi cá Vược (tính BQ/hộ) m2 3.201,32 100,00 5.583,17 100,00 - Diện tích ao thuê, đấu thầu (tính BQ/hộ) m2 1.788,54 55,87 1.844,72 33,04 - Diện tích ao mua chuyển nhượng (tính BQ/hộ) m2 705,12 22,03 2.919,08 52,28 - Diện tích ao Nhà nước cấp (tính BQ/hộ) m2 707,66 22,11 819,37 14,68 2. Tài sản phục vụ cho SX cá Vược:
- Máy bơm nước cái 15 100,00 39 86,67 - Nhà trông coi cái 15 100,00 45 100,00 - Máy phát điện cái
- Máy nghiền thức ăn cái 3 20,00 10 22,22
-Thuyền cái 2 13,33 10 22,22
-Lưới, đăng, bối cái 15 100,00 35 77,78
II – Giá trịđầu tư tài sản
phục vụ NTTS 1.000đ 174.018,79 381.335,02
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 74 Hầu như các hộ ít sử dụng máy nghiền thức ăn, do nguồn thức ăn mà các hộ sử dụng chủ yếu là tôm cá mua do khai thác từ biển và các loại khác được trực tiếp chủ hộ băn nhỏđể phù hợp với từng giai đoạn phát triển của cá Vược, khi cá còn nhỏ thì thức ăn cần băm nhỏ, khi cá lớn thì cần băm thức ăn lớn hơn. Một số hộ sử dụng thuyền để phục vụ cho cá ăn và tiện cho việc quan sát cá những ao lớn. Đa số hiện tại các hộ không đầu tư lưới vét, vì khi thu hoạch thường thuê đội thu hoạch bao gồm cả lưới vét của đội, một số hộ còn lại bộ lưới đã đầu tư từ trước tới nay ít sử dụng, hầu hết chỉ dùng lưới, đăng hoặc bối để bắt cá trong quá trình nuôi nhằm kiểm tra dịch bệnh và trọng lượng cá để tính toán lượng thức ăn hợp lý.
c) Nguồn vốn phục vụ cho sản xuất cá Vược của các hộ điều tra
4.6: Nguồn vốn cho sản xuất cá Vược của các hộđiều tra
Diễn giải ĐVT Hộ nuôi 1 vụ/chu kỳ Hộ nuôi 2 vụ/chu kỳ SL CC (%) SL CC (%) 1 Số hộ vay vốn Hộ 11 73,33 28 62,22 2 Số hộ không vay vốn Hộ 4 26,67 17 37,78 3 Tổng nguồn vốn Trđ/hộ 295,1 100,00 356,4 100,00 - Vốn tự có Trđ/hộ 209,75 71,08 242,10 67,93 - Vốn đi vay Trđ/hộ 85,35 40,69 114,30 32,07 + Vay của tổ chức tín dụng Trđ/hộ 2,00 2,34 5,06 4,43 + Vay khác Trđ/hộ 83,35 4167,50 109,24 95,57
Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra
Nhìn chung nguồn vốn đầu tư cho sản xuất cá Vược của các hộ là tương đối lớn, không nói đến phần giá trị đầu tư các tài sản phục vụ sản xuất, chỉ riêng vốn cho sản xuất hàng năm bình quân 1 hộ chi hết khoảng 267 triệu đồng, trong đó có sự chênh lệch khá lớn giữa hai nhóm hộ, khi các hộ nuôi 1 vụ chỉ
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 75 đầu tư vốn cho sản xuất hàng năm khoảng 295 triệu thì các hộ nuôi 2 vụ/chu kỳ đầu tư tới hơn 356,4 triệu đồng.
Theo điều tra, hiện tại chủ yếu là các hộ có điều kiện kinh tế mới phát triển được nghề nuôi cá Vược, thứ nhất do chỉ có các hộ có điều kiện mới vay được ngân hàng, thứ 2 do yêu cầu đầu tư cho việc phát triển nuôi cá Vược đòi hỏi phải có vốn lớn, thứ ba do các hộ không có điều kiện còn rất khó khăn để tiếp cận được với nguồn vay ngân hàng và tín dụng. Qua điều tra có khoảng 73% số hộ nuôi 1 vụ/chu kỳ vay vốn đểđầu tư sản xuất cá Vược, tuy nhiên lượng vốn vay được của nhóm hộ này bình quân đạt 85,35 triệu đồng/năm chỉ chiếm khoảng 40,46% tổng nguồn vốn và một lượng không nhỏ là vay từ các nguồn vay khác (họ hàng, người thân,...) ngoài các tổ chức tín dụng. Các hộ nuôi 2 vụ/năm có nhu cầu nguồn vốn lớn hơn, do đó hầu hết các hộđều phải vay vốn cho sản xuất, lượng vốn vay cũng tương đối lớn bình quân 1 hộ vay khoảng 114,3 triệu đồng/năm. Mặt khác, thời gian vay vốn và lãi suất vay của các nhóm hộ cũng có sự khác biệt, nhóm hộ nuôi 1 vụ thường vay với thời hạn ngắn với lãi suất khoảng 14%/năm do lượng vốn vay từ các nguồn bên ngoài tổ chức tín dụng nhiều. Trong khi đó nhóm hộ nuôi 2 vụ/năm vay chủ yếu của các tổ chức tín dụng theo các chương trình dự án vay vốn ưu đãi của Nhà nước, thời gian vay vốn thường dài hạn và mức lãi suất bình quân chỉ khoảng 12% - 13%/năm.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 76
d. Năng suất, sản lượng sản phẩm của các nhóm hộ
4.7: Các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật trong nuôi cá Vược cho 1 chu kỳ sản xuất của các hộđiều tra
Bình quân 1 hộ điều tra
Chỉ tiêu ĐVT BQ chung Hộ nuôi 1 vụ/chu kỳ Hộ nuôi 2 vụ/chu kỳ 1 Tổng sốđầu con nuôi thả cả năm BQ/hộ con 7.279,76 1.984,82 9.044,74 2 Mật độ nuôi thả con/m2 0,78 0,62 0,81 3 Thời gian nuôi BQ 1 vụ tháng 10,94 17,52 8,75 4 Tỷ lệ hao hụt/vụ % 17,18 13,50 18,40 5 Trọng lượng xuất ao BQ kg/con 1,39 2,40 0,95 6 Năng suất BQ 1 chu kỳ kg/ha 12.608,46 12.872,49 12.558,17 7 Sản lượng xuất ao BQ/chu kỳ kg/hộ 6.288,73 4.120,48 7.011,48 8 Giá bán BQ 1000đ/kg 113,70 120,00 110,00 9 Doanh thu năm 1000đ 702.061,50 494.457,96 771.262,68
Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra
Xem xét và tính toán các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật của các hộ nuôi cá Vược được tập hợp trên 4.7 chúng tôi thấy:
Tổng số con nuôi bình quân/hộ/chu kỳ là trên 7.279,76con, với mật độ cá giống ương nuôi là trên 0,7 con/m2, và sau thời gian nuôi trung bình là 8,31 tháng thì khối lượng xuất ao bình quân 1 con là 1,39 kg/con. Cá Vược là một loài cá khá dễ nuôi, sức sinh trưởng tốt, ít dịch bệnh, tuy nhiên tỷ lệ cá hao hụt