Chỉ tiêu năng suất của 1 hộ nuôi cá Vược được cấu thành từ hai thành phần chính là sản lượng và diện tích, vì vậy các yếu tố làm thay đổi sản lượng (vì diện tích nuôi trồng về lý thuyết là không thay đổi) có ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp tới năng suất. Vì vậy có rất nhiều yếu tốảnh hưởng tới năng xuất của hộ, song có thể kể tới một số nhóm yếu tố chính như: mật độ nuôi thả
“Bà con vùng nuôi ai cũng nhận thấy, nuôi tăng thời gian sinh trưởng của cá Vược cho hiệu quả cao hơn tuy nhiên nuôi 2 vụ thì các biện pháp phòng chống rét cho cá là khó khăn. Mọi người cho rằng do đầu ra sản phẩm trọng lượng cá Vược suất ao bình quân/con lớn khó tiêu thụ đa số nuôi mỗi năm một vụ dễ tiêu thụ dẫn đến hiệu quả sản xuất thấp”
Ý kiến của ông Trần Văn Điển, thôn Đức Cường xã Nam Thịnh, huyện Tiền Hải. Nguồn: Phỏng vấn tháng 4 năm 2014
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 88 (con/m2), giống (chất lượng giống, trọng lượng con giống (con/kg)), trọng lượng cá xuất bán (kg/con), thời gian nuôi dưỡng (tháng), chếđộ chăm sóc (chế độ cho ăn, loại thức ăn, công tác phòng trừ dịch bệnh, công chăm sóc…), môi trường nước, thời vụ,…
Tuy nhiên khi xem xét mức độ quan trọng của các nhóm yếu tố trên thì đã có nhiều ý kiến khác nhau của các chủ hộ, được tổng hợp trong bảng 4.11
Bảng 4.11: Ý kiến của các chủ hộ về các yếu tốảnh hưởng tới năng suất trong nuôi thả cá Vược của hộ
Yếu tố Số ý kiến (n=60) Tỷ lệ (%) Xếp hạng Trọng lượng cá xuất bán 45 75.00 1 Giống 41 68.33 2
Môi trường nước 40 66,66 3
Chếđộ chăm sóc 36 60.00 4
Mật độ nuôi thả 33 55.00 5
Thời điểm nuôi thả 32 53.33 6
Thời gian nuôi/lứa 28 46.67 7
Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra
Bảng 4.9 cho thấy yếu tố môi trường nước (Trọng lượng cá xuất bán, môi trường nước, chất lượng giống,) được các hộ lựa chọn nhiều nhất, đặc biệt là về trọng lượng xuất bán. Một đặc thù của cá Vược là khả năng sinh sản trong môi trường nước tĩnh là rất khó, chính vì vậy thời gian nuôi cá càng dài thì trọng lượng càng lớn nhanh và cho tỷ lệ tăng trọng lớn. Hơn nữa cá Vược là loài cá có tính thích nghi nhanh được cả 3 môi trường: Nước mặn, nước lợ và nước ngọt nên nó có khả năng chống chịu và sức đề kháng cao với điều kiện
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 89 khi có sự thay đổi về môi trường nếu được thuần dưỡng đúng kỹ thuật, cá càng lớn thì cho tỷ lệ tăng trọng/tháng càng nhanh.
Về con giống, giống cá Vược được các viện hoặc các trung tâm giống thủy sản sản xuất bằng nhiều cách như sản xuất nhân tạo, khai thác tự nhiên … và hầu hết các hộ nuôi cá giống không có khả năng tự chủ về nguồn giống; mặt khác chất lượng của loại con giống được quyết định bởi kỹ thuật nuôi và thuần dưỡng con giống ở giai đoạn hậu bị, tỷ lệ sống càng cao thì chất lượng giống tốt (cá lớn nhanh và chất lượng thịt ngon), lý do nữa là những con cái thường có thời gian sinh trưởng và phát triển nhanh nên trọng lượng con cái thường lớn. Do đó các hộ nuôi thường lựa chọn nguồn cung cấp con giống rất kỹ càng, chủ yếu là mua của các cơ sở giống quen, tin cậy.
Hộp 4.7 Ý kiến của cán bộ xã Nam Phú về kỹ thuật nuôi cá Vược
Môi trường nước và chế độ chăm sóc cũng được nhiều hộ đánh giá cao mức độ ảnh hưởng tới năng suất nuôi thả cá Vược. Môi trường nước thường xuyên được cải tạo, thay mới sẽ bổ sung thêm được nhiều tôm cá tự nhiên cho cá, mặt khác loại bỏ được các chất thải của cá trong nguồn nước cũ, giúp cho cá nhanh lớn và có sức đề kháng cao. Chếđộ chăm sóc thể hiện mức đầu tư và
“Không phải cứ thả con giống nhiều thì sẽ thu được sản lượng nhiều, bởi
đối tượng là sinh vật nên phải đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật về môi trường sống. Nếu thả mật độ không đảm bảo thậm chí còn làm tổn hại môi trường nuôi, làm giảm tốc độ sinh trưởng của đối tượng nuôi, dẫn đến hiện tượng còi cọc, không phát triển. Mật độ thả giống của các hộ nuôi có quy mô lớn gần đạt tới tiêu chuẩn kỹ thuật đối với hình thức nuôi QCCT và kéo dài thời gian sinh trưởng của cá Vược, phù hợp điều kiện môi trường nuôi của vùng nên dẫn tới năng suất của hộ
cao hơn”.
Ý kiến của đ/c Trần Văn Huyền, Phó Chủ nhiệm HTX Nam Phú, Tiền Hải. Nguồn: Phỏng vấn tháng 4 năm 2014
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 90 kỹ thuật nuôi chính của hộ, việc lựa chọn và sử dụng kết hợp các loại thức ăn, tỷ lệ thức ăn, lượng thức ăn có ảnh hưởng trực tiếp đến sự sinh trưởng của cá. Hiện nay hầu hết các hộđã chú trọng đến việc chăm sóc ao cá, sẵn sàng đầu tư các loại thức ăn tươi sống hơn và quan tâm hơn tới công tác thú y phòng trừ dịch bệnh.
Thời điểm nuôi thả cũng có ảnh hưởng lớn tới năng suất cá của các hộ, vì giống cá Vược có khả năng chịu thời tiết nóng tốt nhưng lại kém chịu rét, trong thời gian vụđông cá thường chậm lớn, sức đề kháng kém dễ bị dịch bệnh nên thông thường để đạt được mức năng suất bình quân của mình các hộ thường nuôi dài hơn.