Thủy sản là một trong những ngành kinh tế quan trọng của nước ta. Trong nhiều năm qua, ngành thủy sản đã giải quyết việc làm cho hàng triệu lao động, bảo đảm nguồn thực phẩm dồi dào cho xã hội, góp phần quan trọng vào sự tăng trưởng kinh tếđất nước, đặc biệt là giá trị xuất khẩu. Mặc dù luật Thủy sản đã được Quốc hội khoá XI, kỳ họp thứ 4 thông qua ngày 26 tháng 11 năm 2003 trong đó có nhấn mạnh đến việc phát triển thủy sản bền vững, tại điều 5 của luật này đã chỉ rõ "Nhà nước có chính sách bảo đảm phát triển thủy sản bền vững; bảo đảm tái tạo nguồn lợi thủy sản và phát triển nuôi thủy sản trên biển, sông, hồ, đầm, phá và các vùng nước tự nhiên khác, phát triển kinh tế thủy sản trên cơ sở quy định phát triển ngành thủy sản phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội trong phạm vi cả nước và của từng địa phương; bảo đảm việc xây dựng các công trình ven sông, ven biển hoặc gần khu vực nuôi
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 39 thủy sản không làm ảnh hưởng đến nguồn lợi thủy sản". Khung pháp lý đã có, nhưng lại thiếu các cơ sở hạ tầng, các biện pháp kỹ thuật để thủy sản phát triển một cách bền vững đáp ứng yêu cầu của thực tế.
Theo thống kê của ngành thủy sản, hiện nay nuôi thủy sản ở nước ta phát triển ở cả 3 vùng nước lợ, ngọt và mặn. Mục tiêu của ngành thủy sản đề ra đến năm 2020 khoảng 4,5-5 tỷ USD. Diện tích nuôi thủy sản trên toàn quốc hiện nay là 1.065.000 ha (tăng thêm khoảng 10% so với năm 2007). Với tốc độ tăng trưởng như vậy diện tích nuôi thủy sản sẽ còn tăng cao trong vài năm tới.
Việc phát triển tự phát nuôi thủy sản xảy ra quá nhanh, không theo quy hoạch, vượt xa khả năng về cơ sở hạ tầng hiện có cũng như trình độ quản lý, không chỉ dẫn đến hiệu quả nuôi thủy sản thấp, mà còn phá vỡ cân bằng môi trường sinh thái và đe dọa nghiêm trọng đến nguồn nước.
Qua lý luận và thực tiễn phát triển NTS nói chung và nuôi cá Vược nói riêng, một số bài học kinh nghiệm rút ra như sau:
- Quy hoạch phát triển: Quy hoạch phát triển là nhân tố cực kỳ quan trọng quyết định đến sự phát triển bền vững của ngành. Cơ sở cơ bản để xây dựng được một quy hoạch mang tính khoa học và khả thi là công tác nghiên cứu, phân tích về tiềm năng về các nguồn lực đầu vào cũng như đầu ra cho sản phẩm, không chỉ giải quyết vấn đề trước mắt, mà còn tương lai lâu dài. Khi quy hoạch vùng nuôi, cũng cần phải chú ý đến quy hoạch tổng thểđể tránh sự tác động ô nhiễm của ngành công nghiệp, quy hoạch phải đồng bộ. Nền nông nghiệp Việt Nam nói chung và ngành NTS nói riêng chịu tác động tiêu cực, cùng với sản xuất tự phát, nhỏ lẻ, thu nhập nông dân còn thấp đang là những yếu tố đe doạ tới môi trường và cạn kiệt tài nguyên, mà ô nhiễm nguồn nước ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất của các hộ NTS. Rất nhiều bài học đã được rút ra từ thực tế do công tác quy hoạch yếu kém đã để lại hậu quả nặng nề, như ở Bình Thuận (2005), các hộồạt nuôi tôm trên cát , dẫn đến nguồn nước ngầm bị nhiễm mặn nghiêm trọng làm tôm chết hàng loạt, hay như việc phá rừng và
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 40 các vùng đệm để NTS ở Cà Mau (2006) rõ ràng là đang đi ngược lại với sự phát triển bền vững.
- Kỹ thuật NTS: Ngoại trừ các yếu tố khách quan vềđiều kiện tự nhiên thì kỹ thuật NTS là yếu tố quyết định nhất tới kết quả sản xuất. Kỹ thuật NTS ở đây không chỉ là quy trình công nghệ mà còn bao gồm cả trình độ, kinh nghiệm của chủ thể nuôi và các trang thiết bị phục vụ. Quy trình công nghệ cho một mô hình nuôi phải bao gồm cả các thông số về môi trường, giống, thức ăn cho từng giai đoạn phát triển của đối tượng nuôi. Việc xử lý ao nuôi như thế nào trước khi nuôi, chọn lựa các loại cá gì để tận dụng tầng nước thức ăn, đáp ứng được nhu cầu thị trường, thời điểm nào cho thức ăn tổng hợp thích hợp nhất, và bao nhiêu thức ăn …. Tất cả những điều đó đòi hỏi hộ nuôi phải tích luỹ kinh nghiệm, học hỏi từ các hộ khác và các phương tiện thông tin đại chúng để có chi phí thấp nhất và năng suất cao nhất. Như dự án nuôi tôm trên cát của xã Quảng Lưu-Quảng Xương-Thanh Hoá (2003-2004) do không làm đúng quy trình kỹ thuật, gây ô nhiễm nguồn nước, làm hàng trăm hộ dân ở 2 xã Quảng Thái, Quảng Hải phải thường xuyên sống trong cảnh thiếu nước ngọt.
- Môi trường nước: Bảo vệ nguồn nước là công tác cực kỳ quan trọng. Nguồn nước như thế nào đểđảm bảo cho vật nuôi nước lợ sống, phát triển tốt theo yêu cầu của độ mặn cho phép, khi nước ô nhiễm thì cách khắc phục ra sao, cách cho ăn như thế nào để hạn chế ô nhiễm? Đó là những câu hỏi mà hộ nuôi cần phải giải quyết nếu muốn đạt năng suất cao. Kinh nghiệm của các hộ nuôi cho thấy, nếu nguồn nước thuận lợi, giàu oxy, ít độc tố, hàm lượng các yếu tố dinh dưỡng phù hợp, … thì các hộ có thể tăng đầu tư thâm canh và có thể thu hoạch 3 vụ một năm. Ngược lại, nguồn nước bị ô nhiễm sẽ làm cho vật nuôi mắc các bệnh về hô hấp, về da do vi khuẩn, … và làm giảm năng suất hoặc thất thu. Do đó, ngoài sự cố gắng của các hộ, thì các ban ngành chức năng cần phải vào cuộc để có biện pháp làm giảm ô nhiễm nguồn nước ở mức thấp nhất.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 41 chính sách dồn điền đổi thửa đã tạo nên sự phát triển nhanh chóng cả về lượng và chất của nông nghiệp nói chung và NTS nói riêng. Ngành NTS đã dần dần chuyển từ sản xuất tự cấp tự túc sang sản xuất hàng hoá, nhất là NTS nước lợ với những đối tượng nuôi có giá trị kinh tế cao như tôm sú, tôm he chân trắng, cua, cá vược…Việc giao đất lâu dài và diện tích được mở rộng, tạo cho các hộ tăng cường đầu tư trên diện tích mình sở hữu. Cùng với sựđổi mới và hội nhập của nền kinh tế, ngành NTS nước lợ đã tiếp thu những tiến bộ khoa học kỹ thuật của các nước đi trước để phát huy được lợi thế của mình, thông qua công tác lai tạo giống, tạo ra thức ăn tổng hợp với giá thành thấp hơn, chất lượng tốt hơn. Bên cạnh các chính sách tác động trực tiếp vào ngành, thì các chính sách tác động gián tiếp như chính sách vốn, chính sách đào tạo lao động … cũng đóng vai trò rất quan trọng, nó như những cú hích tạo đà cho ngành NTS nói chung và NTS nước lợ nói riêng phát triển.