Biện pháp 4: Sử dụng phương Geometer’s sketchpad hỗ trợ tìm tòi khám phá bài toán

Một phần của tài liệu Vận dụng tư tưởng của G.polya nhằm xác định và luyện tập cho học sinh một số hoạt động tìm tòi lời giải các bài toán của các lớp cuối cấp trung học cơ sở (Trang 104)

D C= F C= AC

3.3.4.Biện pháp 4: Sử dụng phương Geometer’s sketchpad hỗ trợ tìm tòi khám phá bài toán

khám phá bài toán

Như chúng ta đã biết, con đường biện chứng của tư duy là đi từ trực quan sinh động đế tư duy trừu tượng sau đó trở lại thực tiễn kiểm chứng. Cho nên quá trình dạy học ta không nên đi ngược lại quy luật đó. Thực tiễn của quá trình dạy học cho thấy HS thường gặp khó khăn khi chuyển từ cụ thể lên trừu tượng và khi đi từ cái trừu tượng lên cái cụ thể trong tư duy. Điều này xuất phát từ việc HS không biết phát hiện cái bản chất, cái chung ẩn nấp trong các trường hợp riêng cụ thể. Một yếu tố có ảnh hưởng lớn đến quá trình nhận thức HS chính là trực quan của tri thức được truyền thụ. Chính vì vậy, việc nghiên cứu, chế tạo và ứng dụng các “phương tiện dạy học trực quan” để giúp HS dễ dàng tiếp thu kiến thức trong quá trình học tập là điều hết sức quan trọng và cấp thiết.

Trong quá trình dạy học, chức năng của phương tiện dạy học nói chung và phương tiện trực quan nói riêng chính là tác động tích cực đến quá trình nhận thức của học sinh nhằm đạt mục đích học tập. Trong đó hoạt động của HS là hoạt động nhận thức. Giáo viên có vai trò là nguồn cung cấp thông tin, kiểm tra, đánh giá kết quả, điều chỉnh tiến trình dạy học và qua đó giáo dục học sinh. Chức năng cả phương tiện trực quan nằm ở hai khâu then chốt đó là trực quan sang trừu tượng và chuyển từ trừu tượng sang thực tiễn. Phương tiện trực quan giúp học sinh tìm thấy được các mối liên hệ giữa các yếu tố thành phần trong sự vật hiện tượng hoặc giữa các sự vật hiện tượng với nhau. Một số chức năng chủ yếu của phương tiện trực quan trong dạy học như sau:

- Chức năng kiến tạo tri thức. - Chức năng rèn luyện kỹ năng.

- Chức năng phát triển hứng thú học tập. - Chức năng điều khiển quá trình dạy học.

Vận dụng phần mềm Geometer’s sketchpad vào dạy học.

Geometer’s sketchpad thực chất là một công cụ cho phép tạo ra các hình học, dành cho các đối tượng bao gồm học sinh, giáo viên, các nhà nghiên cứu phần mềm có các chức năng chính là vẽ, mô phỏng quỹ tích, các phép biến đổi hính hình học phẳng.với phần mềm này, bạn có thể xây dựng các điểm, đường thẳng, đường tròn, tạo trung điểm của một đường thẳng, dựng một đường thẳng song song với một đường thẳng khác, dựng đường tròn với một bán kính cố định đã cho, xây dựng đồ thị quan hệ hình học.

Sử dụng Geospd, bạn sẽ có cảm giác là mình có thể tạo hình với không gian có giới hạn, ví dụ như khi bạn vẽ một đường thẳng, độ dài của đường thẳng này là vô tận, nếu bạn tạo đường thẳng này với những công cụ thông thường: giấy, bút, thướt kẻ…thì chắc hẳn bạn sẽ gặp trở ngại là giới hạn là không gian vẽ, nhưng với Geospd, bạn không cần phải lo lắng về điều đó. Một đặc điểm quan trọng của phần mềm này là cho phép ta thiết lập quan hệ giữa các đối tượng hình học, phần mềm sẽ luôn bảo đảm rằng các quan hệ luôn được bảo toàn, mặc dù sau đó các quan hệ sẽ được biến đổi bằng bất kì cách nào. Khi một thành phần của hình bị biến đổi, những thành phần khác của hình có quan hệ với thành phần thay đổi trên sẽ được sẽ thay đổi theo. Ví dụ như khi thay đổi độ dài của một đoạn thẳng thì trung điểm của đoạn thẳng đó sẽ tự thay đổi theo sao cho nó luôn là trung điểm của đoạn thẳng này. Nhưng nếu sư dụng giấy bút để dựng hình, khi thay đổi một phần nhỏ của hình, đôi khi có thể phải phá hủy toàn bộ hình đó

3.3.4.1. Hình thành khái niệm, định lý, tính chất thông qua phần mềm GSP

*Kiểm tra tính bảo toàn của đối tượng

Sử dụng Geospd để thay đổi vị trí số đo kích thước của một hình nhưng tính chất của đối tượng vẫn không thay đổi luôn luôn được bảo toàn. Qua đó giúp học sinh nắm chắc được vị trí hình dáng của một hình ở góc độ khác nhau

Cách vận dụng vào bài dạy:

Bước 1: Trên màn hình giáo viên ẩn đi độ dài CB, AD, DB, AC.

* Dạy: Định nghĩa hình thang cân: hình thang có hai góc kề một đáy bằng nhau. Giáo viên di chuyển các đỉnh của hình thang cân học sinh quan sát sự thay đổi số đo của hai góc ADC và BCD và vị trí hình dáng của hình thang cân.

** GV di chuyền các đỉnh để thay đổi số đo của các góc, các cạnh, đường chéo, nhưng hai góc kề một đáy vẫn luôn bằng nhau, hai cạnh bên bằng nhau, hai đường chéo bằng nhau

Bước 2: Trên màn hình giáo viên ẩn đi độ dài DB,AC và số đo của hai góc ADC, BCD

* Dạy: tính chất hai cạnh bên bằng nhau:

GV: các em có nhận xét gì về hai cạnh bên của hình thang cân? HS: hai cạnh bên bằng nhau

Giáo viên lần lượt di chuyển các đỉnh của hình thang cân học sinh quan sát sự thay đổi số đo của hai cạnh BC và AD và vị trí hình dáng của hình thang cân.

Bước 3: Trên màn hình giáo viên ẩn đi độ dài BC,AD và số đo của hai góc ADC, BCD

* Dạy tính chất hai đường chéo bằng nhau:

GV: Em có nhận xét gì về hai đường chéo của hình thang cân? HS: Hai đường chéo của hình thang cân bằng nhau

Bước 4: Cũng cố: GV cho hiện cả 3 yếu tố: hai góc kề một đáy, hai cạnh bên, hai đường chéo như trên lên màn hình, sau đó giáo viên lần lượt di chuyển các đỉnh của hình thang cân học sinh quan sát sự thay đổi của các số đo. Từ đó giúp học sinh hiểu bài một cánh triệt để, tổng quát.

b) Dạy bài: Hình bình hành

* Dạy định nghĩa: Hình bình hành là tứ giác có các cạnh đối song song Giáo viên cho học sinh quan sát hình và số đo các góc:

GV: Các cạnh đối của tứ giác ABCD có gì đặc biệt? Vì sao?

HS: Các cạnh đối song song , vì tổng các góc trong cùng phía bù nhau

Giáo viên di chuyển các đỉnh của hình bình hành học sinh quan sát sự thay đổi số đo của các góc và vị trí hình dáng của hình bình hành.

GV: Em có nhận xét gì về các cạnh đối của hình bình hành? HS: Các cạnh đối bằng nhau

Giáo viên di chuyển các đỉnh của hình bình hành học sinh quan sát sự thay đổi số đo của các cạnh và vị trí hình dáng của hình bình hành.

Dạy tính chất: Hai đường chéo cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Giáo viên di chuyển các đỉnh của hình bình hành học sinh quan sát sự thay đổi số đo của các cạnh và vị trí hình dáng của hình bình hành.

GV: Hai đường chéo của hình bình hành có mối quan hệ như thế nào với nhau?

c) Dạy bài: Đối xứng trục. Vận dụng GeoSpd vào phần hai hình đối

GV di chuyển lần lượt các điểm của các hình, di chuyển trục đối xứng, học sinh quan sát sự thay đổi số đo của các góc

GV di chuyển lần lượt các đỉnh của các hình, di chuyển trục đối xứng, học sinh quan sát sự thay đổi số đo của các cạnh

* GV: Em có nhận xét gì về: Hai đoạn thẳng AB và A’B’ đối xứng với nhau qua trục d?

HS: AB = A’B’

GV: Em có nhận xét gì về: Hai góc ABC và A’B’C’ đối xứng với nhau qua trục d?

HS: ABC = A’B’C’

GV: Em có nhận xét gì về:Hai tam giác ABC và A’B’C’ đối xứng với nhau qua trục d?

HS: Hai tam giác ABC và A’B’C’ bằng nhau

GV: Em có nhận xét gì về: Hai hình đối xứng với nhau qua trục d? HS: Hai hình đối xứng nhau qua một trục thì bằng nhau

Một phần của tài liệu Vận dụng tư tưởng của G.polya nhằm xác định và luyện tập cho học sinh một số hoạt động tìm tòi lời giải các bài toán của các lớp cuối cấp trung học cơ sở (Trang 104)