Nguyễn Cảnh Toàn (2003), Tập cho học sinh giỏi Toán làm quen

Một phần của tài liệu Vận dụng tư tưởng của G.polya nhằm xác định và luyện tập cho học sinh một số hoạt động tìm tòi lời giải các bài toán của các lớp cuối cấp trung học cơ sở (Trang 133)

D C= F C= AC

37.Nguyễn Cảnh Toàn (2003), Tập cho học sinh giỏi Toán làm quen

PHỤ LỤC

PHIẾU ĐIỀU TRA GIÁO VIÊN

Khi dạy học sinh giải toán G.Polya có lời khuyên sau: Câu 1: “Bài toán này liên hệ với bài toán nào đã biết”

Theo Thầy (Cô) câu hỏi này nhằm mục đích nào trong các mục đích sau đây: a. Quy lạ về quen. 

b. Liên tưởng đến kiến thức đã học.  c. Để học sinh biết cách huy động kiến thức. 

Câu 2: “Có thể biến đổi bài toán này về bài toán quen thuộc không ?”.

Theo Thầy (Cô) câu hỏi trên nhằm mục đích nào trong các mục đích sau:: a. Biến đổi đối tượng để chủ thể xâm nhập vào đối tượng. 

b. Biến đổi vấn đề để chủ thể xâm nhập vào vấn đề.  c. Biến đổi bài toán về dạng quen thuộc mà học sinh đã gặp. 

Câu 3: “Sau khi giải bài xong bài toán cần nghiên cứu đánh giá lại cách giải từ đó xây dựng lên một bài toán mới”.

Theo Thầy (Cô) ý nghĩa của vấn đề này đạt mục đích gì trong các mục đích sau:

a. Giáo dục tư duy phê phán phản biện cho học sinh.  b. Giáo dục học sinh xem xét vấn đề một cách toàn diện.  c. Giáo dục tư duy sáng tạo cho học sinh. 

Câu 4: “Nếu bài toán của bạn quá phức tạp thì có thể chia thành những bước “lớn” và những bước “nhỏ”, mỗi bước lớn gồm nhiều bước nhỏ”

Theo Thầy (Cô) thực hiện vấn đề trên nhằm vào mục đích nào trong các mục đích sau:

a. Quy lạ về quen.  b. Cách li và liên hợp.  c. Bổ sung và phân nhóm lại. 

Câu 5: “ Khi giải bài toán cần ưu tiên theo quy tắc: Cái toàn bộ đi bộ trước cái bộ phận, các bộ phận chính đi trước các bộ phận khác”

Theo Thầy (Cô) quy tắc đó thể hiện cặp phạm trù nào trong các cặp phạm trù sau:

a. Cái chung và cái riêng.  b. Khả năng và hiện thực.  c. Bản chất và hiện tượng. 

Câu 6: “Muốn biến đổi một bài toán cho thành một bài toán khác ta có thể:

1. Giữ nguyên ẩn và thay đổi các yếu tố khác (dữ kiện và giả thiết). 2. Giữ nguyên các dữ kiện và thay đổi các yếu tố khác (ẩn và giả thiết). 3. Thay đổi cả ẩn lẫn các dữ kiện”.

Theo Thầy (Cô) giải quyết vấn đề trên nhằm thể hiện cặp phạm trù nào trong các cặp phạm trù sau:

b.Hình thức và nội dung.  c.Nguyên nhân và kết quả. 

Câu 7: “Trong quá trình giải toán đoán trước là trung tâm của mọi hành động”.

Theo Thầy (Cô) ý nghĩa của của câu 7 nhằm vào hoạt động nào trong các hoạt động sau:

a. Nhận biết.  b.Hồi tưởng.  b.Bổ sung. 

Câu 8: “Trước hết thử giải một bài toán giống với bài toán của bạn hay bạn có thể nghĩ ra một bài toán giống với bài toán của bạn nhưng dễ làm hơn không ?”

Theo Thầy (Cô) để đạt mục đích đó thì cần thể hiện cách nào trong các cách sau:

a. Sự cá biệt hóa.  b. Sự tổng quát hóa.  c. Sự tương tự. 

Câu 9: “Muốn có được lời giải ta phải nhớ lại các sự kiện cốt yếu, nhớ lại các bài toán đã giải trước, những định lý, định nghĩa đã biết”.

Theo Thầy (Cô) ý nghĩa của vấn đề này nhằm thực hiện mục đích nào trong các mục đích sau đây :

a. Huy động và tổ chức.  b. Nhận biết và hồi tưởng.  c. Phân tích và tổ hợp lại bài toán. 

Câu 10: “Một trong những mục đích quan trọng nhất của chương trình toán ở phổ thông là ở chỗ phát triển ở học sinh bản lĩnh giải các bài toán’’ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Theo Thầy (Cô) ý nghĩa đạt được mục đích của vấn đề này được thể hiện qua các phương pháp dạy học nào sau đây:

a. Phương pháp dạy học giải quyết vấn đề.  b. Phương pháp dạy học khám phá vấn đề.  c. Phương pháp dạy học tích cực. 

Để giúp người học giải được các bài toán thì G.Polya đã có những lời khuyên và câu hỏi trong bảng sau. Thầy (Cô) hãy cho biết ý kiến của mình với mức độ cần thiết đối với các vấn đề sau đây :

stt Lời khuyên của G.Polya Ý kiến Không cần thiết Cần thiết Rất cần thiêt

11 Muốn giải một bài toán cần thực hiện lần lượt bốn bước sau:

1. Hiểu rõ bài toán

2. Xây dựng một chương trình giải. 3. Thực hiện chương trình giải. 4. Khảo sát lời giải đã tìm được.

12 Để giúp học sinh hiểu rõ bài toán cần dùng một số câu hỏi hay lời khuyên như sau:

Đâu là ẩn ? Đâu là dữ kiện ? Đâu là điều kiện ? Có thể thỏa mãn được điều kiện hay không ?...

13 Để giúp học sinh xây dựng một chương trình giải toán

cần dùng một số câu hỏi hay lời khuyên như sau:

- Bạn đã gặp bài toán này lần nào chưa? Hay đã gặp bài toán này ở một dạng hơi khác?

- Có thể phát biểu bài toán một cách khác không? Một cách khác nữa ?

- Nếu bạn chưa giải được bài toán đã đề ra, thì hãy thử giải một bài toán có liên quan.

- Bạn đã sử dụng mọi dữ kiện hay chưa ?..

14 Để giúp học sinh thực hiện chương trình giải toán cần dùng một số câu hỏi hay lời khuyên như sau:

- Khi thực hiện chương trình hãy kiểm tra lại từng bước - Bạn đã thấy rõ ràng là mỗi bước đều đúng chưa? - Bạn có thể chứng minh là nó đúng không?

15 Để giúp học sinh khảo sát lời giải đã tìm được cần dùng một số câu hỏi hay lời khuyên như sau:

- Bạn có thể kiểm tra lại kết quả?

- Bạn có thể kiểm tra lại toàn bộ quá trình giải bài toán không ?

- Có thể tìm được kết quả một cách khác không?

- Bạn có thể sử dụng kết quả hay phương pháp đó cho một bài toán nào khác không ?

Một phần của tài liệu Vận dụng tư tưởng của G.polya nhằm xác định và luyện tập cho học sinh một số hoạt động tìm tòi lời giải các bài toán của các lớp cuối cấp trung học cơ sở (Trang 133)