Hoạt động sử dụng phép tương tự

Một phần của tài liệu Vận dụng tư tưởng của G.polya nhằm xác định và luyện tập cho học sinh một số hoạt động tìm tòi lời giải các bài toán của các lớp cuối cấp trung học cơ sở (Trang 47)

Theo Từ điển tiếng Việt, tương tự có nghĩa là: “hơi giống nhau”

Theo G. Polya: “Tương tự là một kiểu giống nhau nào đó. Có thể nói

tương tự là giống nhau nhưng ở mức độ xác định hơn một chút”.

Tương tự là thao tác tư duy dựa trên sự giống nhau về tính chất và quan hệ của những đối tượng toán học khác nhau.

Tác giả Nguyễn Bá Kim khẳng định: “Phép tương tự có thể coi như tiền thân của khái quát hóa bởi vì chuyển từ một trường hợp này sang một trường hợp riêng khác của cùng một cái tổng quát là một bước để đi đến trường hợp riêng bất kỳ của cái tổng quát đó”. ([13], tr. 64)

Đối với bài toán, vấn đề tương tự có thể xét dưới nhiều khía cạnh sau - Hai phép chứng minh là tương tự nếu đường lối giải, phương pháp giải là giống nhau.

- Hai hình là tương tự, nếu chúng có nhiều tính chất giống nhau, nếu vai trò của chúng giống nhau trong hai vấn đề nào đó, hoặc nếu giữa các phần tử tương ứng của chúng có quan hệ giống nhau.

Trong quá trình dạy học toán cũng tùy vào nội dung định lý cũng như đối tượng học sinh để chúng ta chọn con đường dạy học định lý toán học phù hợp, thông thường là con đường suy diễn và con đường suy đoán. Trong chương trình phổ thông nhiều định lý là khái quát của nhiều định lý đã được học. Vì vậy trong quá trình dạy học toán thì dạy học định lý là khâu suy đoán có nhều cơ hội để học sinh phát triển năng lực tư duy toán học như tương tự hóa.

Một phần của tài liệu Vận dụng tư tưởng của G.polya nhằm xác định và luyện tập cho học sinh một số hoạt động tìm tòi lời giải các bài toán của các lớp cuối cấp trung học cơ sở (Trang 47)