2 AH.MC Mà BM = MC suy ra S AMB = S AMC
3.1.1. Phương thức đặt câu hỏ
Ngoài xu hướng dạy học truyền thống, hiện nay còn có những xu hướng dạy học như: dạy học giải quyết vấn đề; dạy học dựa trên lý thuyết hoạt động, lý thuyết kiến tạo, lý thuyết khám phá, lý thuyết tình huống… Tất cả những xu hướng dạy học đó không thể không có sự góp mặt của những câu hỏi mà GV đặt ra cho HS. Nếu không có những câu hỏi đó thì dạy học có còn là dạy học nữa hay không?
Theo bảng câu hỏi của G. Polya khi áp dụng thì ông cho rằng “Mỗi câu hỏi đã diễn ra ở trên, nếu được đưa ra đúng lúc đúng chỗ, có thể gợi cho ta một câu trả lời đúng, một ý nghĩa chính xác, một phương pháp tốt trong suy nghĩ. Đó là những nhân tố có khả năng đẩy quá trình giải toán tiến lên phía trước. Như vậy câu hỏi có thể giữ vai trò chất kích thích làm cho phản ứng đang mong đợi nhanh chóng diễn ra. Những câu hỏi có nội dung như thế, dường như là những máy phát cỡ nhỏ sản xuất ra các ý nghĩ” ([25], tr.235)
Trong quá trình dạy học Toán GV đưa ra những tình huống có vấn đề đó là những bài toán cụ thể. Để giúp HS giải các bài toán thì GV phải giúp đỡ HS bằng cách đưa ra những câu hỏi để HS tìm cho mình một hướng giải quyết vấn đề hợp lý. Như vậy GV bắt đầu bằng một câu hỏi tổng quát, sau đó, nếu cần thiết đi dần từng bước tới những câu hỏi chính xác và cụ thể hơn cho tới khi tìm thấy câu hỏi gợi ra được cách giải trong óc của HS. Theo quan điểm của G. Polya về phương pháp hỏi của thầy thì ông cho rằng: “Nếu như phải giúp đỡ HS thực hiện cái ý của họ, thì cũng bắt đầu bằng một câu hỏi tổng quát hay một lời khuyên lấy trong bảng, sau đó, nếu cần thiết đi tới một câu hỏi đặc biệt hơn và cứ tiếp tục như vậy... Những lời khuyên phải đơn giản và tự nhiên vì có thế thì mới dễ sử dụng. Chúng phải tổng quát, nghĩa là không phải chúng chỉ áp dụng được cho bài toán đang xét mà là áp dụng được cho những bài toán thuộc
đủ các loại sao cho chúng góp phần làm phát triển những khả năng của HS chứ không phải chỉ một kỹ xảo riêng biệt nào đó” ([24], tr. 35).
Ví dụ: 3.1 Tính nhanh tổng sau:
1 1 1 1 1 1
( 1) ( 1)( 2) ( 2)( 3) ( 3)( 4) ( 4)( 5) ( 5)( 6)
x x + x x + x x + x x + x x + x x
+ + + + + + + + + + +
Để giúp HS giải bài toán này thì trước hết GV đặt câu hỏi tổng quát như sau: “Bạn đã gặp bài toán nào gần giống với bài toán này không?”. Hay “Bạn có thể vận dụng kết quả của một bài toán nào để giải bài toán này không?” Câu hỏi này nhằm giúp HS nhớ lại bài toán mà các em đã gặp là: Chứng tỏ rằng mỗi hiệu sau đây bằng một phân thức có tử bằng 1:
a) 1 1 1 x x− + ; b) 1 1 1 2 x −x + +
Nếu HS không nhớ lại được bài toán trên thì GV có thể đặt câu hỏi tiếp theo: Em có nhận xét gì về mẫu của các phân thức:
1 1 1 1 1 1
; ; ; ; ;
( 1) ( 1)( 2) ( 2)( 3) ( 3)( 4) ( 4)( 5) ( 5)( 6)
x x+ x+ x+ x+ x+ x+ x+ x+ x+ x+ x+ ?”
HS: Mẫu là một tích hai thừa số
GV: Em có thể biến đổi mỗi phân thức trên về một dạng nào khác hay không?
Từ những câu hỏi lần lượt như trên thì HS dễ dàng đi đến cách giải hợp lý: 1 1 1 1 1 1 ( 1) ( 1)( 2) ( 2)( 3) ( 3)( 4) ( 4)( 5) ( 5)( 6) x x + x x + x x + x x + x x + x x + + + + + + + + + + + =1 1 1 1 ... 1 1 1 1 6 1 1 2 5 6 6 ( 6) x x− +x − x + x −x = −x x = x x + + + + + + + .
Như vậy trong quá trình giúp HS giải toán đôi khin cần thiết phải đi dần đến những câu hỏi hoặc lời khuyên mỗi lúc mỗi chính xác hơn để HS có thể tự làm được nhiều việc chừng nào tốt chừng ấy.
Cách hỏi không nên cứng nhắc mà trong nhiều trường hợp người GV cần phải đặt những câu hỏi sao cho chúng có thể đi thẳng vào trong đầu của
HS. Người GV muốn giúp đỡ HS phát triển năng lực giải toán của mình thì trong tất cả những lần giao tiếp với HS trong những giờ lên lớp là đưa ra những câu hỏi hợp lý (câu hỏi tốt), khiến HS cảm thấy nhu cầu cần giải đáp
và có thể có khả năng giải đáp.
Biết đặt câu hỏi hợp lý cho HS sẽ có tác dụng rất lớn đối với hiệu quả dạy học của GV, không chỉ trong từng bài toán, từng định lý, khái niệm cụ thể mà cả tầm cao hơn, trong việc dạy cho HS biết cách phát hiện, giải quyết các vấn đề. Với bài toán trên khi GV đặt câu hỏi tổng quát “Bạn đã gặp bài toán nào gần giống với bài toán này không?”. Với câu hỏi này được đặt ra thì gợi cho HS một động cơ thôi thúc bản thân mình cần phải lục lại trong trí nhớ của mình những kiến thức bài toán nào liên quan, điều đó đã thể hiện được sự tích cực học tập của HS.
Nhưng mặt khác cũng có thể, với chủ ý giúp HS, người GV dùng câu hỏi khác thay thế câu hỏi trên như sau: “bạn có thể phân tích mỗi số hạng của tổng thành hiệu của hai phân thức?”. Rõ ràng đây là một câu hỏi thiếu hợp lý
(câu hỏi tồi) là đồng nghĩa với việc không nhận được thông tin có ích, hoặc
không nhận được câu trả lời mà người GV cần mong đợi để từ đó giúp cho các em phát hiện ra hướng đi tiếp theo của mình. Theo G. Polya thì ông cho rằng đây là loại câu hỏi tồi, ông có nhận xét rằng: “Dù là có thiện ý, một câu hỏi như vậy thật tai hại. Chúng ta hãy tìm hiểu những điều kiện trong đó câu hỏi được đặt ra, khi đó ta sẽ thấy rõ cả một loạt trở ngại chống lại sự giúp đỡ theo kiểu đó. Thực vậy:
1) Nếu HS đã gần tìm ra cách giải, thì anh ta có thể hiểu được lời khuyên nằm trong câu hỏi trên, nhưng trong trường hợp ngược lại, rất có thể người HS hoàn toàn không thấy được mục đích của câu hỏi. Thành thử câu hỏi chẳng giúp gì cho HS trong khi họ cần sự giúp đỡ hơn lúc nào hết.
2) Nếu HS hiểu lời khuyên, anh ta sẽ khám phá tất cả và sẽ chẳng còn phải làm gì nhiều.
3) Câu hỏi có một tính chất quá đặc biệt. Ngay như nếu người HS có thể dùng nó để giải bài toán đã cho, anh ta sẽ không rút ra được điều gì cho những bài toán sau này. Câu hỏi không có gì bổ ích.
4) Ngay cả khi người HS hiểu lời khuyên, anh ta có thể không hiểu được tại sao thầy giáo lại có ý nghĩ đặt ra câu hỏi đó.” ([25], tr. 37).