Dự án Thư viện sách điện tử của Google Book

Một phần của tài liệu thực trạng xâm phạm phạm quyền tác giả đối với sách điện tử và hướng hoàn thiện (Trang 61)

5. Bố cục đề tài

3.2.3. Dự án Thư viện sách điện tử của Google Book

Nói đến Internet không thể không nói đến công cụ tìm kiếm chiếm một thì phần không nhỏ đó là trang tìm kiếm Google. Chỉ cần một cái click chuột tìm kiếm thông trong thời gian tích tắc. Google luôn tìm cách phục vụ nhu cầu người sử dụng tốt nhất, hướng đến nhu cầu đa dạng của người sử dụng. Một trong những nhu cầu đó là việc tiếp cận các tác phẩm có giá trị tinh thần cao và có gia trị văn hóa. Theo đó, vào tháng 12 năm 2004,

28 Chi Mai, giaitri.vnexpress.net: Lê Kiều Như bức xúc vì 'Sợi xích' bị xâm phạm bản quyền,

http://giaitri.vnexpress.net/tin-tuc/sach/lang-van/le-kieu-nhu-buc-xuc-vi-soi-xich-bi-xam-pham-ban-quyen- 2836820.html, ngày truy cập [23–10-2014].

Google công bố một dự án mang tên Google Book, với tham vọng vươn tới thư viện của các trường đại học hành đầu để Scanvà số hóa tất cả những tri thức đưa lên mạng. Dự án này hứa hẹn làm cho mọi cuốn sách in được truy cập như một website bình thường. Tuy nhiên, nó đã vấp phải vấn đề bản quyền khi sao chụp các tác phẩm, Google đã bị không ít nhà xuất bản và các quốc gia khởi kiện vì cho rằng vi phạm quyền tác giả. Ngoài ra Google còn vấp phải sự chỉ trích từ phía các nhà cung cấp dịch vụ trong thế giới Internet như Microsoft, Yahoo Và Amazon. Như vậy, với hành vi sao chụp tác phẩm của mình Google đã thật sự xâm phạm bản quyền tác giả nghiêm trọng. Do đó, việc lên tiếng của các chủ thể và quốc gia trong trường hợp này là hoàn toàn có cơ sở và cần thiết cho việc bảo vệ bản quyền tác phẩm. Vì thế, để tránh rắc rối pháp lý khi sự việc xảy ra, Google đã thương lượng với các cơ quan quản lý tác quyền các quốc gia trên thế giới một phương thức để Google có thể thanh toán cho quyền tác giả của các tác phẩm mà bản quyền vẫn còn hiệu lực. Mô hình kinh doanh của Google, tức là cách kiếm tiền của họ khi sử dụng tác phẩm sách. Mỗi lần người sử dụng mạng muốn xem một cuốn sách trên mạng do Google cung cấp, thì Google sẽ kiếm một nhà tài trợ. Nhà tài trợ sẽ trả tiền cho Google bù lại được quyền kẹp vào các cuốn sách này những quảng cáo cho sản phẩm của nhà tài trợ. Nếu người sau khi xem một vài trang trong cuốn này và muốn mua hẳn một cuốn sách về nhà xem, thì Google sẽ cho in ra sách (giấy) và gửi về tận nhà người mua và thu tiền.Tiền thu được từ nhà tài trợ (thường là chỉ vài xu Mỹ cho mỗi lần kẹp quảng cáo và sách) và tiền bán sách sau khi trừ chi phí in ấn, gửi… sẽ được chia lại cho tác giả cuốn sách này là 63%. Như vậy, vấn đề xâm phạm quyền tác giả trong môi trường kỹ thuật số như sách điện tử đã và đang gây thiệt hại rất lớn cho tác giả và các đơn vị làm sách vì chi phí sản xuất cao. Tại Việt Nam chi phí sản xuất đầu sách trọn gói hiện nay trung bình từ 80.000 – 100.000 triệu VND (tiền mua bản quyền, tiền dịch, tiền xin giấy phép, biên tập, in ấn, PR truyền thông…) và công đoạn sản xuất một cuốn sách mất trung bình 6 tháng, nhưng sau khi có sách giấy, việc làm ebook tung lên mạng chỉ mất vẻn vẹn vài giây. Với việc phát tán rộng rãi các ebook trên, đơn vị làm sách bị thất thu nặng với số lượng độc giả mua sách giấy bị co hẹp. Chưa kể nguồn thu từ các khoản ebook trên các công cụ đọc sách điện tử hiện nay như Ipad, Kindle, điện thoại di động… cũng bị mất trắng.

3.3. NGUYÊN NHÂN VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN VỀ BẢO HỘ QUYỀN TÁC GIẢ ĐỐI VỚI SÁCH ĐIỆN TỬ

Một phần của tài liệu thực trạng xâm phạm phạm quyền tác giả đối với sách điện tử và hướng hoàn thiện (Trang 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)