5. Bố cục đề tài
2.2.1. Một số hành vi xâm phạm đến quyền nhân thân của quyền tác giả đối với sách
sách điện tử
Các hành vi xâm phạm quyền nhân thân của quyền tác giả đối với sách điện tử chủ yếu muốn xâm hại đến danh dự và uy tín của tác giả. Hành vi bị coi là hành vi xâm phạm quyền tác giả khi có đủ các căn cứ sau: đối tượng xem là xâm phạm quyền tác giả thuộc phạm vi các đối tượng đang được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, có yếu tố xâm phạm trong đối tượng bị xem xét, người thực hiện hành vi bị xem xét không phải là chủ thể quyền sở hữu trí tuệ và không phải là người được pháp luật hoặc cơ quan có thẩm quyền cho phép theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ 2005, hành vi bị xem xét đã xảy ra tại Việt Nam (Điều 5 Nghị định 105/2006/NĐ-CP). Dựa vào cách thức, mục đích của việc xâm phạm có thể chia hành vi xâm phạm quyền nhân thân tác giả đối với sách điện tử ra làm hai loại là: các hành vi xâm phạm quyền nhân thân không gắn với tài sản và xâm phạm quyền nhân thân gắn với tài sản.
Các hành vi xâm phạm quyền nhân thân không gắn với tài sản bao gồm các hành vi
- Hành vi chiếm đoạt quyền tác giả đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học.
Hiện nay chiếm đoạt quyền tác giả đối với sách điện tử nói riêng và sách in truyền thống nói chung đang là vấn đề nhức nhói cho cá nhân, tổ chức có liên quan. Các vụ việc đang diễn ra một cách công khai và tráo trợn. “Đàng hoàng rao bán 100% giá bìa trong nhà sách hay giảm giá từ 45% - 55% ngay giữa những con phố sách nhộn nhịp. Sách thật cạnh tranh cùng sách giả. Sách lậu, sách nối bản đầy đủ tem nhãn – mã vạch – logo nhà xuất bản trưng bày cũng sách scan cẩu thả - chất lượng in thấp. Những kẻ trục lợi trên mồ hôi, công sức của các đơn vị xuất bản chân chính đang ngày một ăn nên làm ra, mặc cho khổ chủ oằn lưng gánh chịu thiệt hại, mà phần nhiều các thiệt hại đó không thể tính bằng tiền.13
Trong lĩnh vực quyền tác giả nói chung thì hành vi chiếm đoạt quyền tác giả được xem là việc lấy tác phẩm, công trình nghiên cứu của người khác và đề tên mình lên ngay phần tác giả của tác phẩm và thực hiện các thao tác của tác giả đối với tác phẩm. Đối với tác phẩm là sách điện tử tồn tại trên môi trường Internet một mạng toàn cầu thì việc lấy cắp tác phẩm và thực hiện hành vi chiếm đoạt chỉ cần vài thao tác trên màng hình là có thể thực hiện. Có thể nói hành vi chiếm đoạt quyền tác giả là một trong các hành vi xâm phạm đáng bị lên án nhất. Vì chính những thủ phạm thực hiện hành vi chiếm đoạt đã không tôn trọng quyền tác giả, xâm hại nghiêm trọng đến danh dự và uy tín của tác giả đồng thời họ còn khai thác bất hợp pháp quyền tài sản của tác giả.
- Hành vi mạo danh tác giả; sửa chửa, cắt xén tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả.
Có thể nói là hành vi mạo danh tác giả là hành vi xâm phạm xảy ra phổ biến đối với các tác phẩm đã được số hóa thành sách điện tử. Do pháp luật quy định tác giả khi sáng tạo ra tác phẩm thì có quyền đứng tên thật hay bút danh trên tác phẩm của mình, nên có một số tác giả đã không lấy tên thật mà sử dụng bút danh, hay kí danh. Ví dụ tác giả Vũ Thu Hà người chuyên sáng tác các tác phẩm trong môi trường mạng lấy bút danh là Hà Kin. Vì tên tác giả của các tác phẩm không rõ ràng nên việc mạo danh tác giả xảy ra là chuyện đương nhiên hơn nữa các tác phẩm luôn hiện hữu trên mạng Internet, trên các trang cá nhân, trang thông tin điện tử nên việc sao chép các tác phẩm để thực hiện hành vi mạo danh tác giả trở nên thuận tiện và dễ dàng hơn.
Các tác phẩm sách điện tử có thể do tác giả tự sáng tác và công bố trực tiếp trên Internet hoặc nó được phát hành qua mạng từ những cuốn sách in truyền thống. Như vậy đối với việc các tác giả tự xuất bản tác phẩm trên Internet thì việc xác định danh tính thật của các tác giả là rất khó và mất thời gian bởi trong môi trường “ảo” này, có thể họ thường sử dụng bút danh hay kí danh trên tác phẩm. Nên một số người đã lợi dụng vấn đề này sao chép các tác phẩm và để tên mình vào và đưa qua các trang thông tin khác đăng tác phẩm lên. Bên cạnh việc lấy các tác phẩm nổi tiếng để thực hiện hành vi mạo danh bằng cách đề tên mình vào tác phẩm, thì một số người còn thực hiện hành vi mạo danh tác giả bằng cách đề tên một tác giả nổi tiếng nào đó lên một quyển sách mà không phải là tác phẩm của tác giả đó.
Ví dụ: “Trong vụ việc “Mạo danh tác giả đắc nhân tâm” Dale Carnegie là tác giả nổi tiếng với các tác phẩm How to win friends and influence people và How to stop worrying and start living (tên bản in tại Việt Nam là Đắc nhân tâm và Quẳng gánh lo đi và vui sống). Đại diện tổ chức Dale Carnegie Việt Nam, một bộ phận của Dale Carnegie toàn cầu – xác nhận với Tuổi trẻ rằng tác giả Dale Carnegie không viết quyển sách nào mang
tên Living a beautiful life. Tổ chức Dale Carnegie VN đã liên lạc với Dale Carnegie toàn cầu, và Dale Carnegie toàn cầu cũng xác nhận trong danh sách các tác phẩm của tác giả này không có quyển nào tên Living a beautiful life. Như vậy, quyển cuộc sống tươi đẹp này đã được xác định là mạo danh tác giả Dale Carnegie.14
Bên cạnh việc mạo danh tác giả, những người thực hiện hành vi xâm phạm còn có thể tinh vi hơn là trong quá trình mạo danh họ có thể chỉnh sữa, cắt xén tác phẩm như thay đổi tên tác phẩm, chỉnh sửa một số phần nội dung của tác phẩm nhưng vẫn giữ lại nội dung chính khi tiếp cận độc giả. Vì họ cho rằng khi chỉnh sửa, cắt xén tác phẩm sẽ tạo ra một số cái khác nhau giữa tác phẩm của mình với tác phẩm gốc, làm cho các độc giả khó phát hiện được họ đã ăn cắp tác phẩm của người khác hay nếu có phát hiện thì họ chứng mình rằng mình đã có đóng góp vào công việc sáng tác tác phẩm. Dù có biện minh như thế thì đối với việc sửa chữa, cắt xén tác phẩm của họ cũng trở thành hành vi xâm phạm tác phẩm.
Như vậy hành vi mạo danh tác giả và hành vi sửa chữa, cắt xén, xuyên tạc tác phẩm được quy định tại khoản 2, khoản 5 Điều 28 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) là những hành vi xâm phạm gây bức xúc và đáng bị lên án cũng trừng trị nghiêm minh theo quy định pháp luật. Vì chính những người xâm phạm này đã không tôn trọng quyền nhân thân cơ bản của tác giả, làm danh dự hoặc uy tín của tác giả không được công chúng coi trọng.
Các hành vi xâm phạm quyền nhân thân gắn với tài sản chủ yếu là hành vi công bố, phân phối tác phẩm khi chưa có sự đồng ý của tác giả hay đồng tác giả. Đối với các tác phẩm đã được số hóa tạo thành sách điện tử thì nó đã đảm bảo về cả nội dung lẫn hình thức của một tác phẩm, nên việc xâm phạm quyền tác giả trong môi trường Internet đối với hành vi công bố tác phẩm trở nên khá thuận tiện và phổ biến hơn. Vì chỉ cần vài cái click chuột là tác phẩm có thể được đưa sang một website khác và đến với độc giả mà không kiểm soát được số lượng bản sao đến độc giả cũng như chưa có một văn bản hay sự đồng ý trực tiếp nào từ chủ sở hữu quyền tác giả thì đã vi phạm quyền công bố tác phẩm. Bởi vì, theo quy định của pháp luật thì quyền công bố tác phẩm của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả hay cho phép người khác công bố là việc phát hành đến công chúng với bản sao đủ đáp ứng nhu cầu công chúng và tùy theo bản chất tác phẩm. Từ “đủ” được sử dụng trong quy định trên có nghĩa là bản sao tác phẩm nằm trong sự kiểm soát của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả. Nhưng trong môi trường Internet thì việc công bố sẽ không kiểm soát được số lượng bản sao. Do đó bất cứ ai công bố tác phẩm đã được số hóa tạo thành sách điện tử