5. Bố cục đề tài
2.1.1. Công ước BERNE về bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm văn học nghệ thuật
thuật
Nhờ sự xuất hiện sách điện tử mà ngày nay việc một tác phẩm văn học, nghệ thuật đến với độc giả nước ngoài vượt ra khỏi phạm vi một quốc gia là chuyện bình thường. Điều này mang lại nhiều lợi ích về giao lưu văn hóa, tiếp cận trao dồi tri thức cùng sự sáng tạo của nhân loại, nhưng bên cạnh đó nó cũng đặt ra nhiều thách thức. Vì nếu tác phẩm được số hóa thành sách điện tử chỉ được bảo hộ trong phạm vi một quốc gia, khi đến với các độc giả nước ngoài nếu có xảy ra các hành vi xâm phạm quyền tác giả thì không thể yêu cầu sự bảo hộ được. Nên kể từ khi Việt Nam chính thức gia nhập Công ước Berne vào ngày 26 tháng 7 năm 2004, đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong việc bảo hộ quyền tác giả đối với sách điện tử vượt ra khỏi phạm vi một quốc gia.
Xét về mặt giới hạn quyền tác giả thì quyền tác giả có thể bị giới hạn trong phạm vi một nước. Tức là đối với các tác phẩm được số hóa thành sách điện tử chỉ được bảo vệ trong phạm vi một quốc gia mà tác phẩm gốc được công bố. Trong trường hợp này nếu như tác phẩm bị xâm phạm trái phép ở nước ngoài thì các chủ thể quyền tác giả đối với sách điện tử không thể yêu cầu bảo vệ quyền tác giả của mình. Tuy nhiên, nếu quốc gia gia nhập công ước Berne thì tác phẩm sẽ được bảo vệ theo pháp luật của các quốc gia thành viên và theo quy định của Công ước Berne. Hiện nay thành viên công ước lên đến hơn 160 thành viên. Điều này có một ý nghĩa quan trọng đối với các tác phẩm được số hóa thành sách điện tử tồn tại trên môi trường mạng Internet, nó dễ dàng bị thực hiện các hành vi xâm phạm dịch và xuất bản tác phẩm sang các quốc gia khác để đến được với các độc giả trên toàn cầu.
Theo Công ước, tác giả của tác phẩm được số hóa thành sách điện tử sẽ được hưởng hai loại quyền: quyền tinh thần (hay còn gọi là quyền nhân nhân) và quyền tài sản (hay còn gọi là quyền kinh tế). Nên khi các tác phẩm sách điện tử này vượt ra khỏi phạm vi một quốc gia bị xâm phạm hai loại quyền trên thì sẽ bị xử lý theo pháp luật của quốc gia thành viên và Công ước Berne quy định. Nhưng trên thực tế, có vẻ như Công ước Berne không mạnh về vấn đề chế tài để xử lý các hành vi vi phạm. Nhưng nếu đã là quốc gia thành viên Công ước, thì không thể thực thi nghiêm túc và đầy đủ việc bảo hộ quyền tác giả theo đúng
pháp luật của quốc gia và các cam kết quốc tế. Chính vì thế, Công ước chủ yếu thông qua các biện pháp xử lý vi phạm của pháp luật quốc gia. Ngoài ra, hiệp định TRIPs (Agretacs) của tổ chức WTO sát nhập Công ước Berne vào khung pháp lý của WTO và bổ sung các quy định về thực thi, đặt vấn đề đề bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ nói chung cũng như bảo hộ quyền tác giả nói riêng dưới sự chi phối của bộ máy giải quyết tranh chấp của WTO. Các hành vi xâm phạm quyền tác giả đối với sách điện tử có thể bị xử lý trong khuôn khổ đa phương và dẫn đến những biện pháp trả đũa hay trừng phạt cụ thể trong quan hệ quốc tế.