Sự cần thiết của việc bảo hộ quyền tác giả đối với sách điện tử

Một phần của tài liệu thực trạng xâm phạm phạm quyền tác giả đối với sách điện tử và hướng hoàn thiện (Trang 33)

5. Bố cục đề tài

1.6. Sự cần thiết của việc bảo hộ quyền tác giả đối với sách điện tử

Sự bùng nổ của Internet cùng với sự phát triển vượt bậc của các thiết bị điện tử cầm tay như smartphone, máy tính bảng…trong một vài năm trở lại đây đã mang lại cơ hội cho việc phát triển loại hình sách điện tử, còn gọi là ebook. Có thể xem, đây là xu hướng đọc mới trên thế giới, đáp ứng nhu cầu thưởng thức và tiếp cận thông tin trên toàn cầu. Bên cạnh những lợi ích khi đọc sách điện tử, thì làm sau để thực hiện tốt công tác bảo hộ quyền tác giả đối với sách điện tử là một vấn đề hết sức khó khăn hiện nay, khi sách điện tử là loại sách rất dễ bị xâm phạm quyền tác giả . Vì thế, để thực hiện tốt công tác bảo hộ này đầu tiên phải hiểu được sự cần thiết của việc bảo hộ quyền tác giả đối với sách điện tử, nghĩa là biết được tầm quan trọng cũng như ý nghĩa của việc bảo hộ quyền tác giả thì mới có thể thì mới có thể thực hiện tốt. Sau đây người viết sẽ trình bày sự cần thiết của việc bảo hộ quyền tác giả đối với sách điện tử:

Đầu tiên công tác bảo hộ quyền tác giả nói chung cũng như bảo hộ quyền tác giả đối với sách điện tử nói riêng của Nhà nước ta góp phần bảo vệ quyền và lợi ích của tổ chức, cá nhân liên quan và lợi ích chung của xã hội. Từ đây góp phân thúc đẩy sự pháp triển kinh tế - xã hội của nước nhà. Đồng thời bảo hộ quyền tác giả trong trường hợp này nhằm tăng cường pháp chế, đảm bảo cho các nội dung của quy phạm pháp luật về quyền tác giả được thi hành nghiêm chỉnh, có hiệu lực và góp phần nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước bằng pháp luật trong bảo hộ quyền tác giả đối với sách điện tử.

Thứ hai, khi quyền tác giả được bảo hộ một cách chặt chẽ có hiệu quả sẽ tạo được ý thức coi trọng sáng tạo, cũng như thói quen tuân thủ pháp luật về quyền tác giả trong Luật sở hữu trí tuệ. Và nếu có hành vi xâm phạm quyền tác giả xảy ra sẽ bị sử lý nghiêm minh đúng pháp luật, mang tính răng đe cho cá nhân, tổ chức vi phạm quyền tác giả hay những người đang có ý định vi phạm quyền này. Qua đó làm giảm thiểu những vụ việc xâm phạm quyền tác giả.

Thứ ba, sách điện tử là một cuốn sách truyền thống nên việc tạo ra nó cũng là cả công trình nghệ thuật ngôn từ, kết quả của tiến trình lao động nghệ thuật, hoạt động sáng tạo của cá nhân tác giả hoặc là sự nổ lực sáng tạo tập thể, và nó được coi như đứa con tinh thần của người tác giả. Nên việc đảm bảo lợi ích của các chủ thể trong quan hệ pháp luật về quyền tác giả đối với sách điện tử là rất quan trọng. Vì nếu vấn đề bảo hộ được tốt sẽ góp phần kích thích sự sáng tạo trong nhân dân, tạo ra nhiều tác phẩm làm đa dạng và dồi giàu nên văn hóa sách ở Việt Nam.

CHƯƠNG 2

Một phần của tài liệu thực trạng xâm phạm phạm quyền tác giả đối với sách điện tử và hướng hoàn thiện (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)