Hoàn thiện về pháp luật

Một phần của tài liệu thực trạng xâm phạm phạm quyền tác giả đối với sách điện tử và hướng hoàn thiện (Trang 68)

5. Bố cục đề tài

3.3.2.1. Hoàn thiện về pháp luật

Trước tình hình xâm phạm quyền tác giả gia tăng với mức độ ngày càng nghiêm trọng và tinh vi, nhất là trong môi trường kỹ thuật số thì mặc dù Việt Nam đã ban hành Luật sở hữu trí tuệ 2005 và những quy định về quyền tác giả và quyền liên quan đồng thời tham gia đầy đủ các công ước Quốc tế về bảo vệ quyền tác giả nhưng việc bảo vệ này cũng trở nên khó khăn. Điều này có lẽ do Việt Nam có luật nhưng các quy định pháp luật này vẫn còn nhiều hạn chế, thiếu sót như phần mà người viết đã trình bày ở mục 3.3.1.1. Bất cập của pháp luật. Vì thế việc đưa ra các giải pháp hữu ít để hoàn thiện hệ thống thống pháp luật là vấn đề cấp thiết trong giai đoạn hiện nay.

Thứ nhất là hoàn thiện các quy định về quyền tác giả đối với sách điện tử trước tiên là phải chỉnh lý, bổ sung các quy định của Luật sở hữu trí tuệ 2005. Vì đây được xem là văn bản pháp lý có giá trị điều chỉnh quan trọng đối với quyền tác giả. Đối với quyền nhân thân không được chuyển giao tại khoản 4 Điều 19 Luật sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi, bổ sung 2009) “Bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, không cho người khác sửa chữa, cắt xén hoặc

xuyên tác tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả” theo người viết nên sửa quy định này thành “Bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, không cho người khác sửa chửa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức”. Ở đây nên bỏ đi cụm từ “gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả”, như vậy có vẽ hợp lý hơn khi đọc trực tiếp vào câu chữ của luật. Theo đó, ta sẽ hiểu quyền này cho phép tác giả của các tác phẩm được số hóa thành sách điện tử được phép bảo vệ tác phẩm của mình trước các hành vi xâm phạm dù có ảnh hưởng hay không ảnh hưởng đến uy tín, danh dự của tác giả. Và việc sửa đổi này cũng rất giống với quy định tại điểm d, khoản 1, Điều 738 Bộ luật dân sự 2005, tạo sự thống nhất trong các quy định của pháp luật. Bên cạnh đó trường hợp tác giả cho phép một người nào đó sửa chữa, cắt xén tác phẩm, thì dựa trên sự thỏa thuận, tự nguyện của hai bên nhưng trường hợp này chỉ được áp dụng khi tác giả còn sống, còn nếu tác giả đã qua đời thì không bất kì một ai có quyền xâm phạm đến quyền này của tác giả. Với quy định này sẽ hạn chế đi việc nhiều người mượn lý do là tác giả của tác phẩm đã qua đời nên không thỏa thuận được với ai nên họ mặc nhiên sửa chửa, cắt xén xuyên tạc tác phẩm.

Thứ hai là các biện pháp xử lý xâm phạm quyền tác giả đối với sách điện tử chưa đủ sức răn đe. Nhất là đối với các biện pháp hành chính cần phải nâng mức xử phạt lên cao. Hiện nay số tiền xử phạt cao nhất đối với biện pháp hành chính tại Nghị định 131/2013/NĐ-CP là 500 triệu đồng, mức phạt này vẫn chưa thỏa đáng vì có thể có một số vụ xâm phạm với quy mô lớn, người vi phạm có thể thu được số tiền rất cao, gấp mấy lần với số tiền phạt họ phải chịu. Thế nên theo người viết trường hợp này không nên ấn định mức phạt tối đa là bao nhiêu, mà cần dựa trên giá trị hành hóa vi phạm để đưa ra số tiền xử phạt cho phù hợp. Giá trị này có thể được tính bằng các khoản lợi ích vật chất mà người vi phạm nhận được từ việc thực hiện các hành xâm phạm của mình. Có thể trong môi trường mạng Internet việc xác định giá trị hàng hóa vi phạm sẽ là rất khó khăn, tuy nhiên nó vẫn có thể xác định được.

Thứ ba đối với sự không thống nhất quy định về việc buộc thực hiện biện pháp bảo đảm giữa hai văn bản pháp luật. Theo người viết nên sửa đổi khoản 1 Điều 120 của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 theo quy định khoản 2, Điều 280 Luật sở hưũ trí tuệ 2005 (sửa đổi, bổ sung 2009), theo đó cần quy định người yêu cầu Tòa án áp dụng một trong các biện pháp khẩn cấp tạm thời do luật sở hữu trí tuệ quy định phải nộp khoản tiền bằng 20% giá trị hàng hóa cần áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời hoặc 20 triệu đồng nếu không thể xác định được giá trị hàng hóa đó hoặc phải có chứng cứ từ bảo lãnh của ngân hàng hoặc của tổ chức tín dụng khác. Việc sửa đổi này tạo được tính thống nhất và rõ ràng giữa các

văn bản pháp luật đồng thời đảm bảo cho việc áp dụng pháp luật đối với các chủ thể có quyền được diễn ra nhanh chóng và hiệu quả.

Thứ tư nói về biện pháp xử lý hình sự, tại Điều 156 Bộ luật hình sự nên quy định như sau: thay đổi quy định căn cứ mức phạt theo giá trị hàng hóa theo hướng hạ thấp hơn 30 triệu đồng. Do thường có những trường hợp kinh doanh ebook lậu nhỏ lẻ thường ít đạt đến mức này, nên khó xử lý hình sự về hành vi xâm phạm để đảm bảo tính răng đe, xử lý ngay từ quy mô nhỏ để ngăn chặn hậu quả. Có thể hạ thấp còn 10 triệu đồng hoặc dưới 10 triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng. Bên cạnh đó đối với quy định tại điểm a, khoản 1, Điều 226 Bộ luật hình sự không nên quy định chung chung, mà cần phải đưa ra quy định chi tiết cho điều này, xác định hành vi xâm phạm xảy ra đến mức nào là gây hậu quả nghiêm trọng. Để cho các cơ quan có thể xác định chính xác khi có vi phạm và xử lý theo đúng quy định pháp luật

Pháp luật nước ta cũng nên phân định rạch ròi thẩm quyền của từng cơ quan xử lý hành chính. Để tránh trường hợp nhiều cơ quan cùng xử lý một việc hay có khi không phân định được vụ việc đó thuộc về cơ quan nào xử lý, dẫn đến tình trạng đùng đẩy trách nhiệm khi có xâm phạm xảy ra. Bên cạnh đó cũng cần nâng cao hơn nữa vai trò của Tòa án dân sự, hình sự trong giải quyết tranh chấp về quyền tác giả. Để đáp ứng cho nhu cầu giải quyết tranh chấp tại Tòa án mang lại hiệu quả cao thì cần phải nâng cao trình độ trình độ cho cán bộ của Tòa án, nhất là đội ngũ thẩm phán, đầu tư cho việc cải cách và hiện đại hóa hệ thống thông tin tư liệu,... Do đặt tính của sách điện tử là tồn tại trên môi trường mạng Internet nên các hành vi xâm phạm quyền tác giả sẽ xảy ra trong môi trường ảo thế nên cần đạo tạo một cán bộ thông thạo máy tính, Internet, tổ chức các lớp tập huấn trang bị cho họ các kiến thức điều tra mạng để có thể điều tra các hành vi xâm phạm quyền tác giả xảy ra.

Bên cạnh những nổ lực trong việc hoàn thiện hơn nữa những quy định của pháp luật trong nước về quyền sở hữu trí tuệ nói chung cũng như quyền tác giả nói riêng. Thiết nghĩ Việt Nam cũng nên tham khảo kinh nghiệm của các nước phát triển trong lĩnh vực này. Hiện nay các nước như Hoa kỳ, Thụy Điển, Đức… đều có luật riêng điều chỉnh cho vấn đề bảo hộ quyền tác giả trong môi trường kỹ thuật số, cụ thể là đối với sách điện tử. Việc có hệ thống luật riêng sẽ tránh được tình trạng quy định rãi rác, thiếu tập trung làm cho quy trình tìm hiểu, áp dụng pháp luật khi có vi phạm xảy ra tốn kém thời gian, công sức hơn nữa là không đem lại hiệu quả cao trong công tác phòng chống xâm phạm. Thế nên trong trường hợp này Việt Nam nên ban hành một đạo luật riêng về quyền tác giả đối với sách điện tử để việc xử lý xâm phạm trở nền nghiêm ngặt, chặt chẽ hơn cũng như tạo sự thống nhất và đồng bộ giữa các quy định của pháp luật với nhau. Tuy nhiên đây chỉ là đề xuất của riêng cá nhân người viết, bởi vì việc thực thi ban hành một đạo luật trên thực tế là rất

khó sẽ tốn nhiều thời gian và công sức nên cần sự xem xét từ nhiều gốc độ, khía cạnh khác nhau để mang lại hiệu quả cao nhất cũng như phù hợp với sự phát triển kinh tế, xã hội của nước ta.

Một phần của tài liệu thực trạng xâm phạm phạm quyền tác giả đối với sách điện tử và hướng hoàn thiện (Trang 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)