5. Bố cục đề tài
2.3.2. Biện pháp dân sự
Xử lý hành vi xâm phạm quyền tác giả bằng biện pháp dân sự là biện pháp đầu tiên mà người bị thiệt hại có thể áp dụng khi phát hiện có hành vi xâm phạm xảy ra. Và nó cũng được xem là biện pháp được sử dụng phổ biến hiện nay. Vì nếu như biện pháp hành chính và biện pháp hình sự chỉ có ý nghĩa ngăn chặn hành vi xâm phạm, áp dụng các chế tài hành chính hoặc hình sự nhằm răng đe, giáo dục các đối tượng vi phạm thì trong biện pháp dân sự chủ thể quyền tác giả bên cạnh quyền yêu cầu chấm dứt hành vi xâm phạm còn có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại đối với những thiệt hại thực tế do hành vi xâm phạm gây ra cả về vật chất lẫn tinh thần.
Khi bị xâm phạm quyền tác giả đối với sách điện tử thì chủ thể quyền tác giả cũng như những người có liên quan có quyền yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Thủ tục yêu cầu áp dụng biện pháp dân sự, thẩm quyền, trình tự, thủ tục, áp dụng biện pháp dân sự tuân theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.
Luật Sở hữu trí tuệ năm 2009 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) đã dành đến chín Điều luật (từ Điều 202 đến 209) để quy định về vấn đề này gồm các nội dung về các biện pháp dân sự, quyền và nghĩa vụ chứng minh của các đương sự, các biện pháp khẩn cấp tạm thời và yêu cầu Tòa án áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thờì. Ngoài ra còn quy định nguyên tắc, căn cứ xác định thiệt hại do hành vi xâm phạm quyền tác giả gây ra. Theo đó thiệt hại ở đây được xác định dựa trên cơ sở thiệt hại thực tế do hành vi xâm phạm quyền tác giả gây ra bao gồm thiệt hại về vật chất và thiệt hại về tinh thần. Theo quy định tại Điều 205 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi bổ sung năm 2009) mức bồi thường đối với thiệt hại vật chất được xác định dựa trên tổng thiệt hại vật chất là tiền cộng với khoản lợi nhuận mà bị đơn đã thu được do thực hiện hành vi xâm phạm, nếu khoản lợi nhuận bị giảm sút của nguyên đơn chưa được tính vào tổng thiệt hại vật chất... Còn nếu trong trường hợp không thể xác định được mức bồi thường thiệt hại thì sẽ do Tòa án ấn định, nhưng không quá năm trăm triệu đồng. Riêng đối với thiệt hại về tinh thần thì có thể được bồi thường từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng.
Các chủ thể quyền sau đây có quyền khởi kiện tại Tòa án có thẩm quyền để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp liên quan đến quyền tác giả (Điều 44 Nghị định 100/2006/NĐ- CP):
- Tác giả;
- Chủ sở hữu quyền tác giả;
- Người thừa kế hợp pháp của tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả; - Cá nhân, tổ chức được chuyển giao quyền của chủ sở hữu quyền tác giả;
- Cá nhân, tổ chức sử dụng tác phẩm theo hợp đồng;
- Tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả được ủy thác quyền; - Các chủ thể quyền khác theo quy định của pháp luật;
- Các cơ quan Nhà nước, tổ chức liên quan trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có quyền khởi kiện vụ án dân sự để yêu cầu Tòa án bảo vệ lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước thuộc lĩnh vực
Theo quy định tại Điều 202, Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) Tòa án áp dụng các biện pháp dân sự sau đây để xử lý tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm:
- Buộc chấm dứt hành vi xâm phạm; - Buộc xin lỗi, cải chính công khai; - Buộc thực hiện nghĩa vụ dân sự;
- Buộc bồi thường thiệt hại;
- Buộc tiêu hủy hoặc phân phối hoặc đưa vào sử dụng không nhằm mục đích thương mại đối với, hang hóa, nguyên liệu, vật liệu và phương tiện được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ với điều kiện không làm ảnh hưởng đến khả năng khai thác quyền của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ.
Nhìn chung Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) được ban hành đã bổ sung các quy định quan trọng về nguyên tắc xác định thiệt hại do hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ (Điều 204) và căn cứ xác định mức bồi thường thiệt hại do hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ gây ra (Điều 205). Nhưng đối với hành vi xâm phạm quyền tác giả đối với sách điện tử thì việc xác định thiệt hại mà tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả thực bị mất là vấn đề nan giải, bởi không thể xác định một cách chính xác các bản sao tác phẩm được phát tán với số lượng là bao nhiêu trên thực tế (vì đối với môi trường Internet thì việc nhân bản để tạo ra bản sao một tác phẩm là không thể kiểm soát được) nên chỉ có thể ước tính trong chừng mực nào đó để để làm căn cứ bồi thường cho mà tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả.