Bất cập của pháp luật

Một phần của tài liệu thực trạng xâm phạm phạm quyền tác giả đối với sách điện tử và hướng hoàn thiện (Trang 62)

5. Bố cục đề tài

3.3.1.1. Bất cập của pháp luật

Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng xâm phạm quyền tác giả đối với sách điện tử không thể không nói đễn những bất cập trong quy định của pháp luật. Các quy định

về bảo hộ quyền tác giả nói chung cũng như các quy định về bảo hộ quyền tác giả đối với sách điện tử nói riêng được ghi nhận ở nhiều văn bản pháp lý khác nhau dẫn đến không thể theo dõi một cách tổng thể hoàn chỉnh, bên cạnh đó các quy định còn chưa cụ thể rõ ràng, có phần rời rạc nên không tránh khỏi tình trạng chồng chéo. Chính điều đã gián tiếp mang lại hiệu quả thấp trong việc bảo hộ quyền tác giả đối với sách điện tử.

Đầu tiên theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ, quyền nhân thân có thể được chia thành quyền nhân thân không thể chuyển giao (quy định tại các khoản 1,2,4 Điều 19 của Luật sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi, bổ sung 2009)) và quyền nhân thân có thể chuyển giao (quy định tại khoản 3 Điều 19 của Luật Luật sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi, bổ sung 2009)), trong đó quyền nhân thân không thể chuyển giao được bảo hộ vô thời hạn. Trong các quyền nhân thân không thể chuyển giao thì quyền “Bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, không cho người khác sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả” được coi là quan trọng nhất và trong thực tiễn nó cũng hay xâm phạm nhất. Vì nếu hiểu theo câu chữ của luật thì khi một người thực hiện hành vi sửa chửa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm nhưng chứng minh được rằng họ không gây phương hại đến danh dự và uy tín tác giả thì xem như họ không vi phạm theo quy định này. Để tránh việc hiểu như vừa phân tích tại khoản 3 Điều 22 Nghị định 100/2006/NĐ-CP quy định chi tiết “Quyền bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, không cho người khác sửa chữa, cắt xén tác phẩm quy định tại khoản 4 Điều 19 của Luật sở hữu trí tuệ là việc không cho người khác sửa chữa, cắt xén tác phẩm trừ trường hợp có thỏa thuận của tác giả”. Ngoài việc những người soạn thảo Nghị định 100/2006/NĐ-CP đã tự ý cắt xén cụm từ “xuyên tạc” trong khoản 4 Điều 9, thì quy định này lại không thể giải quyết được trường hợp nếu tác giả đã qua đời thì người sử dụng tác phẩm sẽ thỏa thuận với ai? Tất nhiên không thể thỏa thuận với người thừa kế quyền tài sản đối với tác phẩm vì quyền nhân thân quy định tại các khoản 1, 2, 4 Điều 19 của Luật là không thể chuyển giao. Bên cạnh đó điểm d khoản 2 Điều 738 Bộ luật dân sự 2005 chỉ quy định quyền nhân thân: “Bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, không cho người khác sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm”. Từ đó ta nhận thấy do quy định của pháp luật không rõ ràng nên dẫn đến tình trạng nhiều người lợi dụng những kẽ hở này để thực hiện hành vi xâm phạm là chuyện có thể xảy ra.

Thứ hai việc xử lý các hành vi xâm phạm quyền tác giả đối với sách điện tử chưa có tính răng đe cao hoặc thiếu tính khả thi. Trong thời gian qua các hành vi xâm phạm quyền tác giả đang trở thành vấn nạn, ảnh hưởng nghiêm trọng đến ngành xuất bản cũng như quyền lợi của tác giả. Mặc dù vậy khi có phát hiện thì thường chỉ áp dụng các hình thức xử lý bằng các biện pháp dân sự hoặc hành chính. Trên thực tế, các cơ quan thực thi pháp luật ở Việt Nam khi xử lý vi phạm vẫn còn tâm lý “giơ cao đánh khẽ”. Một phần của việc này

là do gặp khó khăn trong việc xác định mức phạt. Mặc khác, do tâm lý luôn cân nhắc đến khả năng thi hành mức phạt tiền nên đưa ra mức phạt thấp hơn tổng thiệt hại trên thực tế. Hiện tại, theo quy định Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 và Nghị định 131/2013/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính về quyền tác giả, quyền liên quan, mức phạt tối đa đối với hành vi xâm phạm quyền tác giả là 500 triệu đồng. Thực tế cho thấy mức phạt này chưa thật sự hiệu quả với hành vi xâm phạm, vì có một số trường hợp các vụ xâm phạm quyền tác giả đối với sách điện tử với quy mô rất lớn, người vi phạm có thể thu được hành tỷ đồng nếu hành vi đó xâm phạm đến nhiều tác phẩm cùng lúc diễn ra và trong khoảng thời gian dài. Như vậy so với việc thu lại khoảng lợi nhuận lớn hơn rất nhiều với mức xử phạt tối đa 500 triệu đồng thì liệu người thực hiện hành vi có dừng lại hay tiếp tục. Nên mức phạt tối đa mà pháp luật đưa ra vẫn chưa tạo tính răng đe cao.

Thứ ba Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 là công cụ pháp lý quan trọng của Tòa án trong giải quyết các vụ việc dân sự nói chung cũng như các vụ việc dân sự về quyền tác giả nói riêng. Tuy nhiên khi đối chiếu các quy định của Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 và các quy định của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 có điểm không thống nhất, cụ thể tại khoản 1 Điều 120 của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 quy định về buộc thực hiện biện pháp bảo đảm khi các chủ thể quyền yêu cầu áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời. Theo đó, người yêu cầu tòa án áp dụng biện pháp tạm thời phải nộp khoản tiền, kim khí, đá quý hoặc các giấy tờ có giả do Tòa án ấn định tương đương với nghĩa vụ tài sản mà người có nghĩa vụ phải thực hiện. Nhưng đối với việc quy định thực hiện biện pháp bảo đảm này tại khoản 2 Điều 208 Luật sở hữu trí tuệ quy định rõ mức bảo đảm là 20% giả trị hàng hóa cần áp dụng biện pháp khẩn cấp hoặc tối thiểu 20 triệu đồng nếu không xác định được giá trị hàng hóa hay có chứng từ bảo lảnh của ngân hàng hoặc của tổ chức tính dụng. Hai văn bản này không tạo được tính thống nhất trong quy định, gây khó khăn cho các chủ thể áp dụng pháp luật trong việc buộc thực hiện biện pháp bảo đảm.

Thứ tư theo Điều 156 Bộ luật hình sự 1999; sửa đổi, bổ sung 2009 về tội sản xuất, buôn bán hàng giả quy định “chỉ những hành vi kinh doanh hàng giả có giá trị tương đương hàng thật từ 30 triệu đồng trở lên, hoặc dưới 30 triệu đồng nhưng phải gây hậu quả nghiêm trọng, đã bị xử lý hành chính hoặc đã bị kết án mà chưa được xóa án tích, mới bị xử lý hình sự”. Điều này không khả thi trong tình hình hiện nay, bởi vì đối với trường hợp một số người buôn bán ebook lậu trên Internet có giá trị nhỏ lẻ không tới 30 triệu đồng, nếu vẫn áp dụng quy định này sẽ không xử lý được các hành vi vi phạm theo Luật hình sự được, trong khi đó biện pháp hình sự là biện pháp mang tính chế tài răn đe cao nhất. Hoặc theo quy định tại điểm a, khoản 1, Điều 226, Bộ luật hình sự năm 1999 (sửa đổi, bổ sung 2009) đối với hành vi đưa trái phép thông tin lên mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng

Internet trái với quy định của pháp luật mà xâm phạm lợi ích của cơ quan, tổ chức, cá nhân, xâm phạm trật tự an toàn xã hội gây hậu quả nghiêm trọng thì bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến trăm triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc bị phạt tù từ sáu tháng đến ba năm. Quy định trên không quy định cụ thể là vi phạm đến mức nào thì bị xử phạt hình sự mà chỉ quy định chung chung là hành vi vi phạm sẽ bị xử phạt khi gây hậu quả nghiêm trọng, điều này làm cơ quan có thẩm quyền khó xác định khi có hành vi phạm tội xảy ra.

Cuối cùng trên thực tế, tổ chức và hoạt động của các cơ quan có trách nhiệm đấu tranh với các hành vi xâm phạm quyền tác giả còn thiếu đồng bộ và chồng chéo, nhiều tần nấc xử lý khiến hiệu lực thực thi bị phân tán, phức tạp. Hiện có tới 6 loại cơ quan có thẩm quyền xử lý là Tòa án, Thanh tra, Quản lý thị trường, Hải quan, Công an, Ủy ban nhân dân các cấp. Trong khi đó, theo thông lệ của các nước trên thế giới thì Tòa án phải đóng vai trò rất quan trọng trong việc xử lý các hành vi xâm phạm, còn ở Việt Nam thì Tòa án đóng vai trò rất ờ nhạt so với các cơ quan hành chính. Mỗi năm có hàng nghìn vụ vi phạm sở hữu trí tuệ được xử lý bởi các Cơ quan hành chính, nhưng số vụ đưa ra xét xử tại Tòa án là không nhiều. Tuy nhiên đối với các cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực quyền tác giả, thì pháp luật lại không phân định rạch ròi thẩm quyền của từng cơ quan, có nhiều vụ việc nhiều cơ quan cùng giải quyết, nhưng cũng có vụ việc không rõ thuộc thẩm quyền của cơ quan nào. Đây cũng là mặt hạn chế của pháp luật trong vấn đề bảo hộ quyền tác giả đối với sách điện tử.

Một phần của tài liệu thực trạng xâm phạm phạm quyền tác giả đối với sách điện tử và hướng hoàn thiện (Trang 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)