Vụ việc liên quan đến Nhà văn Lê Lựu

Một phần của tài liệu thực trạng xâm phạm phạm quyền tác giả đối với sách điện tử và hướng hoàn thiện (Trang 58)

5. Bố cục đề tài

3.2.1. Vụ việc liên quan đến Nhà văn Lê Lựu

Ngày 6/11 và 9/11/2007, Trang Hạ tình cờ đọc được trên mạng Internet một phần truyện dịch “Xin lỗi, em chỉ là con đĩ” là tác phẩm của mình, bị đăng trái phép trên báo điện tử http://vhdn.net và không ghi tên tác giả cũng như dịch giả cũng như không thông qua sự đồng ý của Trang Hạ. Trang báo điện tử này có đầy đủ logo, trang chủ giới thiệu là “BÁO ĐIỆN TỬ VĂN HÓA DOANH NHÂN VIỆT NAM – VHDN” và dòng liên hệ địa chỉ ở cuối trang. Quá bất ngờ vì hành vi đăng tải trái phép vi phạm bản quyền tác giả của báo điện tử Văn Hóa Doanh Nhân Việt Nam (http:vhdn.net) và nhất là là vì đọc được dòng chữ: “Tổng biên tập: Nhà văn Lê Lựu”, Trang Hạ quyết định tìm cách liên hệ với nhà văn Lê Lựu để khiếu nại vì hành vi xâm phạm thô bạo bản quyền tác giả trên”. Cùng ngày, dịch giả Trang Hạ đã liên hệ với đồng nghiệp các báo tại Việt Nam để xin số điện thoại của nhà văn Lê Lựu và lưu vào máy tất cả những nội dung liên quan đến quá trình tìm kiếm thông tin. Đồng thời Trang Hạ cũng lưu lại máy tính các địa chỉ mạng của trang chủ http://vhdn.net, trang đăng truyện vi phạm bản quyền, coppy lại phần thông tin tòa soạn ở dưới trang báo vi phạm để thuận tiện trong quá trình khiếu nại. Ngày 23/11/2007, sau khi đọc bài báo “Báo giả, báo thật, nhà văn Lê Lựu dọa… kiện” dịch giả Trang Hạ kiểm tra

26 Ngọc bi, Thanh niên online: Sách điện tử lậu nổi khổ của ngành xuất bản,

lại mấy đường link vi phạm thì phát hiện ra, “BÁO ĐIỆN TỬ VĂN HÓA DOANH NHÂN VIỆT NAM – VHDN” đã bị thay đổi thành “ALLVIETNAM – Văn hóa Doanh nhân”. Các nội dung thông tin về người chịu trách nhiệm và địa chỉ tòa soạn, điện thoại đã bị xóa hoàn toàn và thay bằng vỏn vẹn hai dòng chữ: “Copyright (C) 2007 AVN.vn, All rights reserved, Phiên bản thử nghiệm, xây dựng trên phần mềm tòa soạn điện tử NEEO”. Đồng thời các bài ở trang chủ, trang trong có liêquan đến ông Lê Lựu đã bị thay bằng bài vô thưởng, vô phạt.

Hình 3: Bài mới bị thay vào link cũ (ảnh chụp từ màng hình laptop của Trang Hạ)

Ngay sau khi nhận được thư của dịch giả Trang Hạ, những người có thẩm quyền đã thử truy cập vào địa chỉ http://vhdn.net mà chị cung cấp thì thấy giao diện hiện ra là một tờ báo điện tử có tên “All Việt Nam – Văn hóa Doanh nhân” nhưng bố cục và các chuyên mục giống hệt báo điện tử “Văn hóa doanh nhân” của nhà văn Lê Lựu ở địa chỉ www.vhdn.vn. Một lần nữa những người có thẩm quyền liên hệ với nhà văn Lê Lựu để hỏi về sự việc lạ lùng này. Nhà văn Lê Lựu cho biết: “Trung tâm của tôi hiện chỉ có một tờ báo điện tử “Văn hóa Doanh nhân” tại địa chỉ www.vhdn.vn. Tôi không biết gì về mạng Internet nhưng toàn bộ nội dung đưa lên báo điện tử tôi đều duyệt rất kỹ nên việc lấy cắp tác phẩm dịch của tác giả Trang Hạ đưa lên là hoàn toàn không có. Tất cả các tờ báo có tên “Văn hóa doanh nhân” khác trên mạng đề giả danh tờ báo của chúng tôi”. Như vậy, có thể kết luận rằng, không chỉ có một tờ báo điện tử giả danh “Văn hóa doanh nhân” ở địa chỉ www.vhdn.com.vn mà còn có một tờ báo điện tử giả danh nữa ở địa chỉ http://vhdn.net.27

27 Nguyễn Thắng, Tin247.com: Nhà văn Lê Lựu suýt bị kiện vì vi phạm bản quyền thô bạo,

http://www.tin247.com/nha_van_le_luu_suyt_bi_kien_vi_vi_pham_ban_quyen_tho_bao-8-21242234.html, ngày truy cập [20-10-2014]

Qua vụ việc trên ta thấy dịch giả Trang Hạ và nhà văn Lê Lựu đã trở thành những nạn nhân của tờ báo giả danh này. Tờ báo này đã thực hiện hành vi xâm phạm quyền tác giả của Trang Hạ với hành vi công bố tác phẩm khi không được phép của tác giả và hành vi sửa chữa tác phẩm được quy định tại khoản 3 và khoản 5 Điều 28 Luật sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi, bổ sung 2009). Vì khi tác phẩm được xuất hiện trên mạng Internet thì Trang Hạ không hề hay biết và cũng như phần tên tác giả Trang Hạ bị sửa đổi và thay vào đó là “Tổng biên tập: Nhà văn Lê Lựu”. Điều đáng nói ở đây khi tác giả Trang hạ phát hiện có hành vi xâm quyền tác đối với tác phẩm của mình thì tác giả có lên tiếng phanh phui sự việc cũng như lên án kẻ làm sai luật nhưng lại không yêu cầu bồi thường thiệt hại từ phía cơ quan chức năng mà chỉ đơn giản là là yêu cầu chấm dứt hành vi xâm phạm. Chính sự dễ dãi nhân nhượng này của các chủ thể quyền đã không tạo được tính răng đe cao đối với các những người thực hiện hành vi xâm phạm, làm cho vấn nạn xâm phạm quyền tác giả xảy ra tràn lan. Bên cạnh đó thì nhà văn Lê Lựu cũng bị tờ báo này giả danh làm ảnh hưởng đến danh dự, uy tín nhưng khi phát hiện sự việc thì nhà văn vẫn chưa thể hiện sự quan tâm đúng mức cũng như còn giữ thái độ thời ơ vô tâm trước hành vi xâm phạm quyền tác giả.

Một phần của tài liệu thực trạng xâm phạm phạm quyền tác giả đối với sách điện tử và hướng hoàn thiện (Trang 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)