Đối với tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả

Một phần của tài liệu thực trạng xâm phạm phạm quyền tác giả đối với sách điện tử và hướng hoàn thiện (Trang 71)

5. Bố cục đề tài

3.3.2.2. Đối với tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả

Đầu tiên đối với các tác phẩm được số hóa tạo thành sách điện tử đưa lên trang cá nhân hay trang web thì phải đặt mã code để tránh tình trạng tác phẩm bị sao chép lậu. Đặt mã code cũng được hiểu giống như đặt password (mật mã) đối với một file word trong máy tính. Hoặc dùng cách áp dụng các fic (nội dung thông tin được viết trên một ảnh nền và được đưa lên Internet theo định dạng hình ảnh) khi sử dụng hình thức này nội dung thông tin không thể tô đen sao chép được mà phải tải về nguyên trang hình ảnh đó nhưng sẽ bị thu nhỏ các thông tin trên đó rất nhỏ khi phóng to có thể làm nhòe chữ không đọc được… Đây được xem là những cách thông dụng, đơn giản để tác giả sử dụng khi số hóa tác phẩm do mình sáng tác lên môi trường mạng Internet nhưng lại không rành về chuyên nghành bảo mật. Nhưng đối với các tác giả rành công nghệ hoặc họ có khả năng về tài chính thì có thể tự mình hoặc thuê các chuyên gia cài đặt chế độ bảo mật cao đối với các tác phẩm được số hóa thành sách điện tử của mình được bảo vệ khỏi các hành vi xâm phạm tốt hơn.

Thứ hai trong suốt thời gian sáng tác ra tác phẩm thì tác giả nên lưu trữ và ghi chép lại các thông tin một cách đầy đủ, vì khi có tranh chấp xảy ra đây được xem là chứng cứ để chứng minh quyền tác giả đối với tác phẩm.

Thứ ba khi phát hiện có hành vi xâm phạm xảy ra tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả không nên có thái độ nhân nhượng hay vô tâm, thờ ơ trước hành vi xâm phạm. Mà cần có những động thái chủ động, tích cực can thiệp vào để ngăn chặn các hành vi xâm phạm không để diễn ra ngày càng phức tạp, tràn lan. Đặc biệt các chủ thể quyền này không nên có thái độ xem việc sao chép và đưa tác phẩm tuyên truyền không xin phép là hình thức quảng bá thương hiệu cũng như quảng cáo tác phẩm trên mạng. Vì như thế sẽ dẫn đến tình trạng mượn lí do này để thực hiện hành vi xâm phạm và trục lợi cho bản thân.

Thứ tư là tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả nên thường xuyên dành thời gian cho việc truy cập Internet để tìm kiếm thông tin về chính tác phẩm của mình. Nhằm nhanh chóng và kịp thời phát hiện ra được các hành vi xâm phạm đối với tác phẩm cũng như để tiến hành áp dụng các biện pháp ngăn chặn và xử lý các hành vi này.

Cuối cùng tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả nên thường xuyên tìm hiểu pháp luật về bảo vệ quyền tác giả cũng như những vấn đề liên quan về quyền lợi và nghĩa vụ mà tác giả được hưởng đối với tác phẩm để từ đó đề ra các biện pháp bảo vệ tác phẩm tránh khỏi các hành vi xâm phạm tốt hơn. Đa số đối với các tác phẩm tự sáng tác và xuất bản trực tiếp

trên môi trường mạng thì tác giả thường có thái độ không coi trọng cũng như thiếu hiểu biết về tầm quan trọng của quyền tác giả nên rất ít tác giả đăng kí bản quyền. Đến khi tác phẩm nổi tiếng, số lượng người xem càng tăng cao, có sự tranh chấp về quyền tác giả, thì việc chứng minh trở nên khó khăn khi không có giấy chứng nhận quyền tác giả đối với tác phẩm. Vì thế theo người viết ngoài việc nâng cao sự hiểu biết về pháp luật bảo hộ quyền tác giả thông qua việc tìm hiểu luật pháp việc nước ta trong vấn đề sở hữu trí tuệ cũng như các Công ước, Hiệp định nước ngoài thì tác giả nên đăng kí bản quyền đối với tác phẩm của mình nhằm đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả một cách có hiệu quả.

Một phần của tài liệu thực trạng xâm phạm phạm quyền tác giả đối với sách điện tử và hướng hoàn thiện (Trang 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)