5. Bố cục đề tài
3.1. Tình hình xâm phạm quyền tác giả đối với sách điện tử
3.1.1. Tình hình kinh doanh sách điện tử
Do những ưu điểm vượt trội mà sách điện tử mang lại nên hiện nay cán cân thị phần sách điện tử trên thế giới đang có sự thay đổi lớn. Theo số liệu của Công ty CPPHSTP Hồ Chí Minh – Fahasa cho biết năm 2004 doanh số sách điện tử trên thế giới trên thế giới đạt 646 triệu USD, chiếm khoảng 6,4% thị phần, nhưng 5 năm sau (năm 2009) đã là 1,5 tỷ USD và đến năm 2010 đã đạt mức 1,8 tỷ USD. Dự tính đến năm 2013, doanh số sách điện tử sẽ đạt 3,2 tỷ USD và đến năm 2014, sẽ là 3,8 tỷ USD, chiếm khoảng 53%, tức hơn một nửa thị phần sách thế giới. Qua đó có thể khẳng định rằng chỉ khoảng trong vòng 10 năm trở lại đây thị phần sách trên thế giới đã bắt đầu có sự chuyển hướng rõ nét với lợi thế cạnh tranh đang nghiêng về sách điện tử.
Trên thế giới các hãng kinh doanh sách điện tử nổi tiếng như Amazon.com, ebooks.com… là những trang chuyên kinh doanh trực tuyến sách điện tử thu hút nhiều khách hàng có nhu cầu sử dụng sách điện tử. Mới đây một công bố của tập đoàn cung cấp dịch vụ tìm kiếm trên mạng hàng đầu thế giới Google của Mỹ ngày 6 tháng 12 năm 2010 đã chính thức cho ra mắt cửa hàng sách kỹ thuật số trực tuyến – eBookstore tại địa chỉ www.books.google.com.
Bà Jeannie Hornung, Người phát ngôn của Google khẳng định đây là thư viện sách điện tử lớn nhất thế giới. Với thư viện khổng lồ này, Google muốn tăng thị phần trên thị trường sách trực tuyến rất giàu tiềm năng, trong nổ lực cạnh tranh với đối thủ Amazone.com.
Về tiềm năng của sách điện tử, theo Tập đoàn nghiên cứu thị trường Forrester trong năm 2010, người Mỹ chi khoảng 966 triệu USD cho sách điện tử, tăng hơn 300% so với năm 2009 (301 triệu USD) và con số này có thể đạt 2,81 tỷ USD vào năm 2015.23
Tại Việt Nam, ra đời vào tháng 3/2008, sachbao.vn được xem là website kinh doanh sách điện tử đầu tiên của Việt Nam. Tính đến thời điểm hiện nay, sachbao.vn đang sở hữu khoảng trên 5.000 đầu sách đủ thể loại. Đây là đầu sách có bản quyền được cung cấp từ
23 Mai Linh, Báo điện tử Chính phủ nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Thư viện sách điện tử lớn nhất thế giới, http://baodientu.chinhphu.vn/Home/Thu-vien-sach-dien-tu-lon-nhat-the-gioi/201012/52891.vgp, ngày truy cập
hơn 50 nhà xuất bản, nhà phát hành sách, công ty cung cấp nội dung số trong cả nước như. Với triển vọng khả quan của mảng kinh doanh sách điện tử, kể từ khi sachbao.vn ra đời nhận được nhiều dấu hiệu phản hồi tích cực từ phía độc giả. Nên một số doanh nghiệp trong nước đã bắt đầu khơi thông dòng chảy ngầm này. Vào năm 2005 đáng chú ý nhất là Vinabook, Ông Huỳnh Ngọc Hưng, Giám đốc Điều hành Vinabook.com, cho biết công ty ông hiện là nhà sách trên mạng có quy mô lớn nhất nước với hơn 30.000 đầu sách các loại. Tháng 9 năm 2012, Viettel đã khai trương nhà sách điện tử Anybook với khoảng 2.000 đầu sách được tập hợp từ hơn 50 nhà xuất bản, nhà phát hành sách, nhà cung cấp nội dung số trên cả nước tại địa chỉ anybook.vn… Từ đó ta nhận thấy thị trường sách điện tử tại Việt Nam đang dần có sự phát triển đáng kể.
Tuy nhiên so với các nước phát triển trên thế giới, thì thị trường sách điện tử tại Việt Nam vẫn chưa phát triển mạnh. Bởi vì một số độc giả vẫn còn giữ thói quen đọc sách giấy truyền thống, mặt bằng thu nhập của người dân còn thấp, không có nhiều người có thể sở hữu các thiết bị điện tử để phục vụ cho nhu cầu đọc này. Bên cạnh đó nguyên nhân chính cũng như được xem là rào cản lớn nhất của sự phát triển thị trường sách điện tử đó vấn đề xâm phạm quyền tác giả trên môi trường ảo này xảy ra tràn lan và khó kiểm soát. Đây được xem là hình thức vi phạm mới, địa bàn vi phạm ảo và rộng, các chế tài xử lý chưa kịp thực tế nên không đủ sức răng đe, khiến cho hành vi này trở nên công khai và trắng trợn hơn.
3.1.2. Tình hình chung về hành vi xâm phạm quyền tác giả đối với sách điện tử
Thứ nhất là hành vi xâm phạm quyền tác giả đối với sách điện tử diễn ra tràn lan và dễ dàng trên Internet
Hiện nay tình trạng sách điện tử lậu tràn lan trên mạng Internet ở nước ta đã làm đau đầu cho không ít tác giả và nhà xuất bản. Để đọc sách điện tử thì cần phải có các thiết bị điện tử hỗ trợ đọc như máy tính cá nhân, điện thoại, máy tính bảng… các thiết bị này chỉ cần kết nối với mạng Internet là các độc giả có thể dễ dàng tiếp cận với tác phẩm mà mình muốn đọc mọi lúc mọi nơi hay có thể chia sẽ với bạn bè, đăng lên mạng xã hội một cách vô tư mà không cần biết đến việc mình đang thực hiện hành vi xâm phạm quyền tác. Trong khi đó các website chia sẽ sách điện tử miễn phí ở Việt Nam đều có đội ngũ tình nguyện viên họ truyền tải các tác phẩm ăn khách thông qua mạng Internet. Những độc giả có thói quen đọc sách không mất tiền có thể tìm kiếm các ấn bản điện tử này trên rất nhiều diễn đàn hay phần mềm khác. Mang danh là “chia sẽ”, cung cấp sách miễn phí cho người đọc, nhưng đây rõ ràng là hành vi xâm phạm quyền tác giả. Vì thế khi nhắc tới e – book lậu, không ít đơn vị xuất bản trong nước hiện nay như Kim Đồng, Nhã Nam, Bách Việt, Chibooks, Đông A… đều phải lắc đầu ngao ngán vì phần lớn sách của họ đều bị xâm phạm
bản quyền, các tác phẩm là sách điện tử bị sao chép phát tán rộng rãi trên các website. Có thể liệt kê một số trang web đình đám như www.e-thuvien.com/forums, www.vnthuquan.net, www.ebook4u.vn, www.ebook.edu.vn, www.download.com.vn/ebook... Ở đây người đọc có thể tìm được nhiều cuốn sách nổi tiếng của một số tác giả chuyên viết tác phẩm số hóa dưới dạng ebook như: Nguyễn Nhật Ánh, Trang Hạ, Hà Kin… Ví dụ: Tác phẩm “Ngồi trên cây khóc” của Nguyễn Nhật Ánh vừa ra mắt là đã có bản ebook lậu trên thị trường. Trong đó, mỗi trang web hoặc diễn đàn này thường thu hút trung bình 500.000 thành viên, điều đó đồng nghĩa với việc ngần đó người sử dụng trái phép sản phẩm của các đơn vị trên mà không trả tiền hoặc chỉ trả một số tiền rất ít so với giá trị thực của cuốn sách.
Có thể nói nguyên nhân chính khiến các hành vi xâm phạm quyền tác giả xảy ra tràn lan hiện nay là do trường hợp xâm phạm này rất khó phát hiện và xử lý kịp thời. Bởi các thủ phạm xâm nhập đăng tải trái phép tác phẩm sách điện tử trên Internet đều là những người giấu mặt, các hành vi xâm phạm rất kính đáo mang tính cá nhân. Còn đối với các độc giả tiếp cận tác phẩm trái phép này cũng khó xác định chính xác danh tính, bởi vì việc tiếp cận đó không hề đòi hỏi người sử dụng phải lưu bất cứ thông tin cá nhân nào trên Internet, trừ trường hợp đối với các diễn đàn yêu cầu tên đăng nhập, tuy nhiên những tên này thông thường chỉ mang tính chất ảo và việc xác định càng trở nên khó khăn.
Thứ hai là tình trạng sách điện tử được số hóa từ sách in truyền thống một cách bất hợp pháp và phát tán rộng khắp trên mạng Internet mà không có sự đồng ý của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả.
Do là một hình thức thể hiện khác với sách in thông thường, sách điện tử có những đặc điểm giống như sách in thông thường ở các khâu trước khi định hình sách dưới dạng giấy in hay ấn bản điện tử. Chỉ cần có sách in là có thể làm ra sách điện tử. Vì thế nhiều người đã lợi dụng các tác phẩm là sách in để số hóa thành sách điện tử không có bản quyền và phát tán tràn lan trên Internet. “Chỉ cần lướt qua trang e-thuvien.com cũng đủ thấy với 671.508 thành viên và 180.12 lượt bài được các thành viên này tích cực phân công nhau đánh máy lại từ sách thật và post lên trang web một cách “hồn nhiên”, rồi làm thành ebook trái phép, số lượng hàng trăm ngàn đầu sách đủ loại từ trong nước, ngoài nước, sách văn học, sách ngoại ngữ, kinh tế, dạy trẻ, tâm lý… Công đoạn sản xuất một cuốn sách mất trung bình 6 tháng (1 tháng tìm kiếm sách, tìm mua bản quyền, làm hợp đồng bản quyền, 3 tháng dịch, 1 tháng biên tập, dàn trang, thiết kế, xin giấy phép, hơn 15 ngày in ấn, quảng bá sách)… nhưng sau khi có sách giấy, việc làm ebook tung lên mạng chỉ mất
vẻn vẹn vài ngày. Với việc phát tán rộng rãi các ebook trên, đơn vị làm sách thất thu nặng với số lượng độc giả mua sách giấy bị co hẹp”.24
Có thể nói trong quá trình hội nhập kinh tế thế giới sâu rộng như hiện nay việc chia sẽ tri thức để đáp ứng nhu cầu tìm hiểu, giao lưu văn hóa thế giới là điều nên làm. Nhưng núp dưới danh nghĩa chia sẽ tri thức cho những người yêu sách để vi phạm bản quyền là đều không thể chấp nhận được. Vì đây hành vi xâm phạm làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền nhân thân cũng như quyền tài sản của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả.
Trường hợp của chị Đinh Hương – đại diện truyền thông cho sách Bách Việt cho biết, từ hơn 2 năm trước, 80% sách Bách Việt (chủ yếu là sách văn học Trung Quốc dành cho giới trẻ) đã bị làm ebook trái phép và phát tàn trên mạng, chủ yếu trên www.360- books.com, www.vnthuquan.net, www.ebook4u.vn... Bách việt đã gửi công văn, email đến các đơn vị chủ quản, các diễn đàn để can thiệp và ngăn chặn nhưng không có kết quả. Hay đại diện sách Chibooks cũng cho biết hầu hết sách Chibooks đều bị làm ebook lậu, đặc biệt sách thuộc bộ Percy Jackson và sách của tác giả Rachel Gibson.
Thứ ba các tác phẩm là sách điện tử bị xâm phạm nghiêm trọng và khó kiểm soát
Ngày nay công nghệ số hóa đem lại cho mỗi cá nhân khả năng trở thành tác giả tự sáng tác và quảng bá tác phẩm của mình. Cụ thể là tác giả có thể sáng tác các tác phẩm dưới dạng văn bản và số hóa tác phẩm đưa lên môi trường mạng Internet để quảng bá tác phẩm trực tiếp đến với các độc giả. Và trong môi trường kỹ thuật số này nếu như các độc giả yêu thích việc đọc sách điện tử thì sẽ không thể không biết đến những cái tên như Trang Hạ, Trần Thu Trang, Cấn Vân Khánh, Hà Kin… với những tác phẩm đã trở nên nổi đình đám như “Đàn bà đích thực”, “Vết son trên môi anh”, “Chuyện tình New York”… Các tác phẩm này sau khi ra đời đã nhận được sự đón nhận nhiệt tình từ phía độc giả, trong một khoảng thời gian ngắn mà có một số lớn độc giả truy cập vào các tác phẩm. Đưa tác phẩm trở nên nổi tiếng hơn nhờ vào số lượng truy cập, nhưng bên cạnh đó nó cũng trở thành tâm điểm cho các hành vi xâm phạm quyền tác giả. Công việc chỉ cần làm là sao chép trái phép tác phẩm, rồi đăng lên đồng thời trong quá trình đăng lên một số tác giả còn thực hiện sửa chửa, cắt xén đối với tác phẩm làm thay đổi nội dung tác phẩm. Vì thế nhiều tác giả phàn nàn rằng tác phẩm của họ đã bị cắt xén một cách vô tội vạ khi đưa lên trang web, thậm chí có chỗ còn đăng sai tên tác phẩm thiếu tên tác giả. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến uy tín và danh dự của nhà văn. Bên cạnh đó sự xuất hiện của các loại truyện chế trên Internet ngày càng nhiều và thu hút sự quan tâm của người đọc vì yếu tố hài hước,
24 T.Minh, Chibooks, Ebook lậu – nổi lo mới của các đơn vị xuất bản, http://chibooks.com.vn/?p=3113, ngày truy cập [18-10-2014].
châm biếm, ngụ ngôn… Đây là những hình thức xâm phạm nghiêm trọng đến quyền tác giả, lời văn của tác phẩm trở thành lời văn gây cười bởi câu thoại mang tính “dung tục” hay “phản ánh một số vấn đề xã hội quan tâm”. Sách in truyền thống bị xâm hại bản quyền đã khó triệt tiêu.
Một số tác giả muốn bảo hộ tác phẩm của mình chặt chẽ hơn, nên đã đăng ký quyền tác giả đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra trước khi đưa lên môi trường kỹ thuật số, nhưng có vẽ như biện pháp này cũng không mang lại hiệu quả cao khi các tác phẩm vẫn bị xâm phạm quyền tác giả nghiêm trọng dưới mọi hình thức. Nói đến vấn đề này tác giả Trang Hạ một trong số tác giả có tác phẩm được số hóa thành sách điện tử được yêu thích hiện nay cho rằng việc kiểm soát tình trạng xâm phạm tác phẩm hay tự bảo vệ tác phẩm trên môi trường kỹ thuật số là không thể, vì vậy các tác giả luôn chờ đợi ở nhà quản lý.
Thứ tư nhiều tác giả chấp nhận tình trạng sống chung với các hành vi xâm phạm quyền tác giả.
Mặc dù đã có nhiều văn bản, chính sách, nhưng tình trạng xâm phạm quyền tác giả trong môi trường kỹ thuật số ở nước ta vẫn diễn ra tràn lan. Bởi lẻ, khi các tác phẩm được số hóa tác thành sách điện tử vừa được phát hành trên mạng vài ngày là sách điện tử lậu đã xuất hiện, vì chỉ cần một số thao tác bẻ khóa là tác phẩm có thể bị sao chép, chuyển tải sang các trang web khác để người đọc có thể thoải mái tải về miễn phí, bên cạnh đó một số người còn lợi dụng để làm tác phẩm phái sinh, hay mạo danh tác giả nhằm đánh bóng tên tuổi... Các hành vi xâm phạm này làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến các tác giả, nhà xuất bản. Nhưng điều đang nói là có nhiều tác giả khi thấy tác phẩm mình bị xâm phạm lại tỏ thái độ thời ơ và vô tư chấp nhận việc các hành vi xâm phạm diễn ra tràn lan mà không có một động thái tích cực nào để giải quyết vấn đề xâm phạm quyền tác giả. Ví dụ nhiều nhà văn, nhà thơ khác có tác phẩm bị đưa lên mạng khi được hỏi học cũng lắc đầu ngao ngán cho rằng, họ chẳng biết làm gì với việc mình bị vi phạm quyền tác giả trắng trợn như thế. Lên tiếng thì ai bảo vệ và họ sẽ phải đến đâu. Vả lại có biết đến đâu đi chăng nữa họ cũng không có đủ thời gian. Hay Nhà văn Nguyễn Nhật Ánh từng tâm sự rằng, thời gian của nhà văn là để tìm ý tưởng mới và sáng tạo, chứ theo các vụ kiện tụng thì mệt mỏi lắm.25
Còn đối với các Nhà xuất bản thì có thể tích cực hơn là yêu cầu các website gỡ bỏ việc đăng tải tác phẩm bất hợp pháp. Nhưng nếu như các website đó không gỡ bỏ thì họ cũng đành im lặng sống chung với vi phạm. Ví dụ một nhà xuất bản lớn thấy sách văn học của mình chưa ra sạp đã đầy rẫy trên mạng liền yêu cầu các website dỡ bản ebook sao chép
bất hợp pháp, nhưng kết quả là các ebook này không những không bị dỡ bỏ mà nhà xuất bản nọ còn bị các thành viên của mạng kêu gọi tẩy chay. Thế là đành phải chấp nhận “sống chung với vi phạm”. Hay chị Định Hương – đại diện truyền thông Công ty sách Bách Việt – cho biết Bách Việt từng gửi công văn đề nghị trang www.aulac.vn (trực thuộc Công ty Smart Media) đề nghị giải thích và gở bỏ về việc sử dụng trái phép cuốn chuyện “Liệt hỏa như ca” ở dạng ebook với mỗi lần thu phí là 2.000 đồng, nhưng Smart Media