5. Bố cục đề tài
3.3.1.4. Trách nhiệm của những nhà cung cấp dịch vụ mạng
Một trong những bên trung gian góp phần vào việc xâm phạm quyền tác giả phải kể đến các nhà cung cấp dịch vụ mạng. Theo ông Daniel Seng, Phó giáo sư trường ĐH Tổng hợp Singapore thì dựa vào thực trạng vi phạm tác quyền những năm qua thì trong môi trường kĩ thuật số, các dịch vụ trung gian có thể được các bên thứ ba tăng cường sử dụng để thực hiện các hành vi vi phạm. Trong rất nhiều trường hợp các dịch vụ trung gian này được thiết lập thuận tiện nhất để thực hiện đến cùng hành vi vi phạm. Vì thế cần phải quy trách nhiệm đối với nhà cung cấp dịch vụ, đơn vị trung gian và gián tiếp trong việc vi phạm tác quyền.
Các nhà cung cấp dịch vụ mạng được hiểu là những người cung cấp phương tiện vật chất để thực hiện hành vi truyền đạt tới công chúng. Vì thế ở đây không xem xét họ là những người trực tiếp thực hiện hành vi xâm phạm quyền tác giả cụ thể là quyền truyền đạt tới công chúng. Tuy nhiên, cần xem xét kĩ trách nhiệm của nhà cung cấp dịch vụ mạng trong vấn đề xâm phạm quyền tác giả. Bởi với việc cung cấp các dịch vụ mạng tới người sử dụng thì các nhà mạng được xem xét với vai trò người gác cổng thông qua việc cho phép thực hiện hành vi xâm phạm dễ dàng hơn, thuận lợi hơn. Theo đó, các nhà cung cấp mạng có thể xác định biết hoặc nghi ngờ trường hợp sử dụng phương tiện, mạng thông tin, trang thông tin nhằm tiến hành hành vi xâm phạm thay vì sử dụng các phương tiện, mạng viễn thông hay trang thông tin đó một cách hợp pháp. Đồng thời các nhà cung cấp mạng có thể từ chối cung cấp các thông tin cá nhân của người sử dụng với lý do xâm phạm đời tư dẫn đến xung đột với người nắm quyền tác giả. Hoặc có thể tiến hành ngắt kết nối đối với những cá nhân, tổ chức hay ngưng cung cấp dịch vụ những trang thông tin có hành vi xâm phạm. Như vậy có thể thấy các nhà cung cấp dịch vụ mạng có vai trò rất quan trọng trong việc phát hiện, ngăn chặn kịp thời các hành vi xâm phạm cũng như cung cấp thông tin về người thực hiện hành vi đó cho cơ quan chức năng. Tuy nhiên trên thực tế các nhà dịch vụ mạng thường đặt lợi ích kinh tế lên hàng đều nên khi có xâm phạm họ thường giữ thái độ im lặng và làm ngơ xem như không liên quan đến mình mặc cho các hành vi xâm phạm diễn tràn lên trên Internet. Hoặc nếu hành vi xâm phạm bị các chủ thể quyền phát hiện và tố cáo để các cơ quan chức năng vào cuộc kiểm tra thì họ thường không cung cấp hoặc cung cấp một cách mơ hồ, không rõ ràng các thông tin cho cơ quan chức năng. Có thể nói vấn nạn xâm phạm quyền tác giả đối với sách điện tử vẫn tồn tại và thậm chí tràn làn như hiện nay cũng phần nào xuất phát từ nguyên nhân của các chủ thể này. Vì thế sự ra đời của Thông tư liên tịch số 07/2012/TTLT-BTTTT/BVHTTDT quy định trách nhiệm của doanh
nghiệp cung cấp dịch vụ trung gian trong việc bảo hộ quyền tác giả và quyền liên quan trên môi trường mạng Internet và mạng viễn thông sẽ phần nào tác động đến các nhà cung cấp dịch vụ này.