Lịch sử hình thành và phát triển bảo hộ quyền tác giả đối với sách điện tử

Một phần của tài liệu thực trạng xâm phạm phạm quyền tác giả đối với sách điện tử và hướng hoàn thiện (Trang 30)

5. Bố cục đề tài

1.5.Lịch sử hình thành và phát triển bảo hộ quyền tác giả đối với sách điện tử

1.5.1. Trên thế giới

Trong bối cảnh chung hiện nay, việc bảo hộ quyền tác giả là mối quan tâm của nhiều nước, kể cả các nước phát triển và đang phát triển. Nhiều nước đã ban hành các đạo luật về quyền tác giả từ vài chục năm nay, thậm chí từ một trăm năm hay lâu hơn nữa. Thời kỳ Cổ đại và thời Trung cổ người ta chưa biết đến quyền của một tác phẩm trí tuệ. Các quy định của pháp luật chỉ có cho những vật mang tác phẩm trí tuệ, đặc biệt là quyền sở hữu. Đến thời kì Phục Hưng, cá nhân con người trở nên quan trọng hơn và đặc quyền tác giả cũng được ban phát để thưởng cho những người sáng tạo ra tác phẩm của họ. Ví dụ như tại nước Đức tác giả Albrecht Durer (năm 1511) đã được công nhận về đặc quyền tác giả. Nhưng việc bảo vệ này chỉ dành cho người sáng tạo như một cá nhân (quyền cá nhân) và chưa mang lại cho tác giả một thu nhập nào. Đến giữa thế kỉ thứ XVI, các nhà xuất bản bắt đầu trả tiền nhuận bút cho các tác giả, việc này đã chính thức đánh dấu cho sự ra đời của bản quyền hay quyền tác giả. Cùng với sự phát triển không ngừng của khoa học, công nghệ và sự giao lưu thương mại, văn hóa giữa các nước ngày càng mở rộng, các đạo luật về quyền tác giả vẫn được tiếp tục phát triển. Vào năm 1886 Công ước Berne về bảo hộ các tác phẩm văn học nghệ thuật được ra đời. Đây là Công ước đầu tiên thiết lập và bảo vệ quyền tác giả giữa các quốc gia có chủ quyền.

Vào thế kỷ XX, các thiết bị công nghệ như radio, máy vô tuyến truyền hình, phim điện ảnh, băng ghi hình, máy tính điện tử và các thiết bị CD-ROM đã trở thành những phương tiện truyền thông thì nó bắt đầu thách thức sự tồn tại của sách in truyền thống. Cụ thể vào năm 1945, tại Mỹ những ý tưởng xuất bản sách điện tử lần đầu tiên được đưa ra trong một cuộc hội thảo khoa học tại Viện Công Nghệ Massachusetts. Đến năm 1991 Mỹ mới cho ra đời cuốn sách điện tử đầu tiên, còn gọi là ebook. Với đặc điểm là được sử dụng thông qua các thiết bị công nghệ thông tin và tồn tại trên mạng Internet một mạng toàn cầu nên các

tác phẩm đã được số hóa thành sách điện tử thường xuyên bị xâm phạm quyền tác giả. Các hành vi xâm phạm này làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới quyền lợi của chủ thể quyền tác giả và tình hình kinh tế của quốc gia. Từ đó người ta nhận thấy rằng cần phải thắt chặt hơn nữa vấn đề bảo hộ quyền tác giả đối với sách điện tử, không những phạm vi trong một quốc gia mà cả quan hệ pháp luật đối với các nước ngoài.

Công ước Berne về bảo hộ quyền tác giả năm 1886 được xem là công cụ hữu hiệu để giải quyết các vấn đề xâm phạm quyền tác giả giữa các quốc gia có chủ quyền. Tiếp theo là sự ra đời của hiệp định về các khía cạnh thương mại của quyền sở hữu trí tuệ (viết tắt là Hiệp định Trips), được ký kết ngày 15 tháng 4 năm 1994 và có hiệu lực ngày 01 tháng 01 năm 1995. Đây được xem là văn bản “xương sống” của Tổ chức thương mại thế giới, nó bao gồm các quy định chung về việc thực thi quyền sở hữu trí tuệ trên phạm vi toàn thế giới. Tuy nhiên Hiệp định Trips ra đời nhưng không dự liệu và giải quyết hết các vấn đề công nghệ số, đặc biệt trên Internet. Nên Hiệp ước WIPO về quyền tác giả hay còn gọi tắt là WCT ra đời nhằm duy trì và phát triển sự bảo hộ quyền tác giả trong môi trường kỹ thuật số đối với tác phẩm văn học nghệ một cách có hiệu quả và đồng bộ nhất.

Tại Châu Âu các chỉ thị của Liên minh Châu Âu chỉ có tính chất tạo khuôn khổ và phải được bổ sung bằng các luật lệ của từng quốc gia. Bắt đầu từ ngày 13 tháng 9 năm 2003 một quyền tác giả được sửa đổi có hiệu lực tại Đức mà trong đó, ngoài những điều lệ khác, việc vô hóa các phương pháp bảo vệ chống sao chép cho các mục đích thương mại cũng như cá nhân điều sẽ bị phạt. Điều 95a của Luật quyền tác giả quy định về việc “bảo vệ các biện pháp kỹ thuật” thì các biện pháp kỹ thuật không được phép vô hiệu hóa khi chưa có sự đồng ý của người đang sở hữu quyền. Các biện pháp bảo vệ chống sao chép ở các đĩa compact – đĩa CD, ghi âm thanh hay DVD không còn được phép vô hiệu hóa vì mục đích sao chép cho cá nhân nữa. Trong thời gian gần đây IP-Enforcement Directive của Liên minh Châu Âu là bước kế tiếp trong hướng đi đến thất chặt hơn nữa các luật lệ về quyền tác giả.

1.5.2. Tại Việt Nam

Pháp luật về quyền tác giả tại Việt Nam được xây dựng trong những năm tám mươi. Nhà nước ta đã ban hành một số văn bản pháp luật, trong đó có quy định việc bảo hộ quyền tác giả như Hiến pháp 1992, Luật báo chí, Luật xuất bản, Bộ luật dân sự… Tuy vậy, thực tế việc bảo hộ quyền tác giả được điều chỉnh chủ yếu trong Nghị định số 142/HĐBT. Nhưng trong quá trình thực hiện Nghị định 142-HĐBT đã bộc lộ một số hạn chế cả về nội dung và hình thức.

Để khắc phục các khiếm khuyết của Nghị định 142-HĐBT, ngày 12 tháng 2 năm 1994, Ủy ban thường vụ Quốc hội đã thông qua Pháp lệnh bảo hộ quyền tác giả. Bên cạnh

đó Bộ luật dân sự năm 1995 cũng được ban hành, thì quyền tác giả lần đầu tiên được quy định tập trung tại Chương một Phần thứ sáu Bộ luật dân sự (từ điều 745 đến điều 779 và tại một số điều khác). Việc ra đời của Bộ luật dân sự 1995, với các quy định về quyền tác giả là một bước tiến dài về hoạt động lập pháp ở Việt Nam trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ. Khi Internet bắt đầu chính thức hòa mạng tại Việt Nam cuối năm 1997 thì việc bảo hộ quyền tác giả nói chung cũng như bảo hộ quyền tác giả nói riêng trong môi trường kĩ thuật số gặp nhiều khó khăn. Vào tháng 3 năm 1996, CD-ROM những ngôi chùa nổi tiếng Việt Nam giới thiệu 2.200 bức ảnh màu tư liệu 300 ngôi chùa nổi tiếng tọa lạc ở 45 tỉnh, thành phố Việt Nam, do nhiếp ảnh gia – giảng viên trường Nghệ thuật TP.HCM Võ Văn Tường chụp suốt 15 năm và CD – ROM này được xem là sách điện tử đầu tiên tại Việt Nam. Nhưng một vài năm sau khi thế giới ngày càng phát triển sách điện tử dưới dạng CD-ROM đã không còn được sử dụng phổ biến mà thay thế bằng các tập tin file dữ liệu và có thể tải trực tiếp xuống máy tính cá nhân từ Internet.

Do những thay đổi của xã hội, sự phát triển vượt bậc của công nghệ kỹ thuật số nên tình trạng xâm phạm quyền tác giả xảy ra ngày càng phổ biến và để phát hiện và xử lý kịp thời là rất khó khăn. Nhằm tạo ra một hành lang pháp lý chung để thực hiện công tác bảo hộ quyền tác giả trong thời kì mới, năm 2005 Việt Nam đã ban hành Luật sở hữu trí tuệ. Vấn đề bản quyền tác giả được quy định và áp dụng theo Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (quy định tại Phần hai gồm 6 chương và 45 điều) và Bộ Luật Dân sự 2005 (quy định từ điều 736 đến đều 749 tại chương 34 Phần thứ sáu). Tuy nhiên nhằm khắc phục kịp thời một số hạn chế, cản trở thực thi tại quốc gia và hội nhập quốc tế, Quốc hội khóa XII đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Sở hữu trí tuệ tại kì họp thứ 5 ngày 19-6-2009 với 33 điều sửa đổi, bổ sung. Chính vì thế Luật Sở hữu trí tuệ 2005 bảo đảm thực hiện Điều 3 của Hiệp định TRIPs và Điều 3 của Công ước Berne hoặc Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) sẽ được bảo hộ quyền tác giả ở Việt Nam.10

Tuy nhiên cùng với quá trình hội nhập Internet việc phát hiện hành vi vi phạm đối với quyền tác giả nói chung cũng như quyền tác giả đối với sách điện tử nói riêng là rất khó khăn. Chính vì vậy thông tư liên tịch số 07/2012/TTLT-BVHTTDL quy định trách nhiệm của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trung gian trong việc bảo hộ quyền tác giả và quyền liên quan trên mạng Internet và mạng viễn thông ra đời. Đồng thời nhằm thắt chặt hơn công tác bảo hộ quyền tác giả cũng như tạo hành lang pháp lý ổn định cho hoạt động xuất

10 Tiến sĩ Vũ Mạnh Chu, Bài 1 Giới thiệu chung,

bản phát triển trong giai đoạn mới, ngày 20 tháng 11 năm 2012, tại kỳ họp thứ 4 Quốc hội khóa XIII đã thông qua Luật xuất bản số 19/2012/QH13 và có hiệu lực từ ngày 1 tháng 7 năm 2013. Đây là văn bản pháp lý quan trọng đặt tiền đề cho giai đoạn phát triển mới.

1.6. Sự cần thiết của việc bảo hộ quyền tác giả đối với sách điện tử

Sự bùng nổ của Internet cùng với sự phát triển vượt bậc của các thiết bị điện tử cầm tay như smartphone, máy tính bảng…trong một vài năm trở lại đây đã mang lại cơ hội cho việc phát triển loại hình sách điện tử, còn gọi là ebook. Có thể xem, đây là xu hướng đọc mới trên thế giới, đáp ứng nhu cầu thưởng thức và tiếp cận thông tin trên toàn cầu. Bên cạnh những lợi ích khi đọc sách điện tử, thì làm sau để thực hiện tốt công tác bảo hộ quyền tác giả đối với sách điện tử là một vấn đề hết sức khó khăn hiện nay, khi sách điện tử là loại sách rất dễ bị xâm phạm quyền tác giả . Vì thế, để thực hiện tốt công tác bảo hộ này đầu tiên phải hiểu được sự cần thiết của việc bảo hộ quyền tác giả đối với sách điện tử, nghĩa là biết được tầm quan trọng cũng như ý nghĩa của việc bảo hộ quyền tác giả thì mới có thể thì mới có thể thực hiện tốt. Sau đây người viết sẽ trình bày sự cần thiết của việc bảo hộ quyền tác giả đối với sách điện tử:

Đầu tiên công tác bảo hộ quyền tác giả nói chung cũng như bảo hộ quyền tác giả đối với sách điện tử nói riêng của Nhà nước ta góp phần bảo vệ quyền và lợi ích của tổ chức, cá nhân liên quan và lợi ích chung của xã hội. Từ đây góp phân thúc đẩy sự pháp triển kinh tế - xã hội của nước nhà. Đồng thời bảo hộ quyền tác giả trong trường hợp này nhằm tăng cường pháp chế, đảm bảo cho các nội dung của quy phạm pháp luật về quyền tác giả được thi hành nghiêm chỉnh, có hiệu lực và góp phần nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước bằng pháp luật trong bảo hộ quyền tác giả đối với sách điện tử.

Thứ hai, khi quyền tác giả được bảo hộ một cách chặt chẽ có hiệu quả sẽ tạo được ý thức coi trọng sáng tạo, cũng như thói quen tuân thủ pháp luật về quyền tác giả trong Luật sở hữu trí tuệ. Và nếu có hành vi xâm phạm quyền tác giả xảy ra sẽ bị sử lý nghiêm minh đúng pháp luật, mang tính răng đe cho cá nhân, tổ chức vi phạm quyền tác giả hay những người đang có ý định vi phạm quyền này. Qua đó làm giảm thiểu những vụ việc xâm phạm quyền tác giả.

Thứ ba, sách điện tử là một cuốn sách truyền thống nên việc tạo ra nó cũng là cả công trình nghệ thuật ngôn từ, kết quả của tiến trình lao động nghệ thuật, hoạt động sáng tạo của cá nhân tác giả hoặc là sự nổ lực sáng tạo tập thể, và nó được coi như đứa con tinh thần của người tác giả. Nên việc đảm bảo lợi ích của các chủ thể trong quan hệ pháp luật về quyền tác giả đối với sách điện tử là rất quan trọng. Vì nếu vấn đề bảo hộ được tốt sẽ góp phần kích thích sự sáng tạo trong nhân dân, tạo ra nhiều tác phẩm làm đa dạng và dồi giàu nên văn hóa sách ở Việt Nam.

CHƯƠNG 2

CÁC HÀNH VI XÂM PHẠM QUYỀN TÁC GIẢ ĐỐI VỚI SÁCH ĐIỆN TỬ VÀ BIỆN PHÁP XỬ LÝ

2.1. Một số điều ước quốc tế điều chỉnh về các hành vi xâm phạm quyền tác giả đối với sách điện tử đối với sách điện tử

2.1.1. Công ước BERNE về bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm văn học nghệ thuật thuật

Nhờ sự xuất hiện sách điện tử mà ngày nay việc một tác phẩm văn học, nghệ thuật đến với độc giả nước ngoài vượt ra khỏi phạm vi một quốc gia là chuyện bình thường. Điều này mang lại nhiều lợi ích về giao lưu văn hóa, tiếp cận trao dồi tri thức cùng sự sáng tạo của nhân loại, nhưng bên cạnh đó nó cũng đặt ra nhiều thách thức. Vì nếu tác phẩm được số hóa thành sách điện tử chỉ được bảo hộ trong phạm vi một quốc gia, khi đến với các độc giả nước ngoài nếu có xảy ra các hành vi xâm phạm quyền tác giả thì không thể yêu cầu sự bảo hộ được. Nên kể từ khi Việt Nam chính thức gia nhập Công ước Berne vào ngày 26 tháng 7 năm 2004, đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong việc bảo hộ quyền tác giả đối với sách điện tử vượt ra khỏi phạm vi một quốc gia.

Xét về mặt giới hạn quyền tác giả thì quyền tác giả có thể bị giới hạn trong phạm vi một nước. Tức là đối với các tác phẩm được số hóa thành sách điện tử chỉ được bảo vệ trong phạm vi một quốc gia mà tác phẩm gốc được công bố. Trong trường hợp này nếu như tác phẩm bị xâm phạm trái phép ở nước ngoài thì các chủ thể quyền tác giả đối với sách điện tử không thể yêu cầu bảo vệ quyền tác giả của mình. Tuy nhiên, nếu quốc gia gia nhập công ước Berne thì tác phẩm sẽ được bảo vệ theo pháp luật của các quốc gia thành viên và theo quy định của Công ước Berne. Hiện nay thành viên công ước lên đến hơn 160 thành viên. Điều này có một ý nghĩa quan trọng đối với các tác phẩm được số hóa thành sách điện tử tồn tại trên môi trường mạng Internet, nó dễ dàng bị thực hiện các hành vi xâm phạm dịch và xuất bản tác phẩm sang các quốc gia khác để đến được với các độc giả trên toàn cầu.

Theo Công ước, tác giả của tác phẩm được số hóa thành sách điện tử sẽ được hưởng hai loại quyền: quyền tinh thần (hay còn gọi là quyền nhân nhân) và quyền tài sản (hay còn gọi là quyền kinh tế). Nên khi các tác phẩm sách điện tử này vượt ra khỏi phạm vi một quốc gia bị xâm phạm hai loại quyền trên thì sẽ bị xử lý theo pháp luật của quốc gia thành viên và Công ước Berne quy định. Nhưng trên thực tế, có vẻ như Công ước Berne không mạnh về vấn đề chế tài để xử lý các hành vi vi phạm. Nhưng nếu đã là quốc gia thành viên Công ước, thì không thể thực thi nghiêm túc và đầy đủ việc bảo hộ quyền tác giả theo đúng

pháp luật của quốc gia và các cam kết quốc tế. Chính vì thế, Công ước chủ yếu thông qua các biện pháp xử lý vi phạm của pháp luật quốc gia. Ngoài ra, hiệp định TRIPs (Agretacs) của tổ chức WTO sát nhập Công ước Berne vào khung pháp lý của WTO và bổ sung các quy định về thực thi, đặt vấn đề đề bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ nói chung cũng như bảo hộ quyền tác giả nói riêng dưới sự chi phối của bộ máy giải quyết tranh chấp của WTO. Các hành vi xâm phạm quyền tác giả đối với sách điện tử có thể bị xử lý trong khuôn khổ đa phương và dẫn đến những biện pháp trả đũa hay trừng phạt cụ thể trong quan hệ quốc tế.

Một phần của tài liệu thực trạng xâm phạm phạm quyền tác giả đối với sách điện tử và hướng hoàn thiện (Trang 30)