5. Bố cục đề tài
2.3.4.1. Biện pháp khẩn cấp tạm thời
Các chủ thể quyền tác giả khi phát hiện xảy ra hành vi xâm phạm quyền tác giả đối với sách điện tử có quyền khởi kiện ra Tòa án dân sự để yêu cầu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Đồng thời trong trường hợp thật cần thiết khi khởi kiện hoặc sau khi khởi kiện, chủ thể quyền tác giả đối với sách điện tử có quyền yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời như: thu giữ, kê biên, niêm phong, cấm thay đổi hiện trạng, cấm duy chuyển hay cấm dịch chuyển quyền sở hữu.21
Việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời nhằm mục đích giải quyết các nhu cầu cấp bách của đương sự, bảo vệ chứng cứ, bảo toàn tình trạng hiện có, tránh gây thiệt hại không thể khắc phục được hoặc để đảm bảo thi hành án.
Chủ thể quyền tác giả đối với sách điện tử khi yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời phải có nghĩa vụ chứng minh quyền yêu cầu theo quy định tại khoản 1 Điều 206 của Luật sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi, bổ sung 2009) bằng các tài liệu, chứng cứ theo quy định pháp luật. Bên cạnh đó chủ thể yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời cần phải chứng minh là chủ thể quyền đối với tác phẩm được số hóa thành sách điện tử bị xâm phạm bằng việc đưa ra một trong các chứng cứ như: bản sao Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, văn bằng bảo hộ; bản trích lục Sổ đăng ký quốc gia về quyền tác giả, bản sao hợp đồng sử dụng tác phẩm được số hóa thành sách điện tử hoặc các chứng cứ cần thiết chứng minh căn cứ phát sinh quyền tác giả đối với sách điện tử trong trường hợp không có các giấy tờ nêu trên. Đồng thời để đảm bảo chủ thể yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời còn phải nộp các khoản bảo đảm bằng một trong các hình thức sau:
Khoản tiền bằng 20% giá trị hàng hóa cần áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời hoặc tối thiểu 20 triệu đồng nếu đối tượng áp dụng biện pháp không thể xác định giá trị hàng hóa đó;Chứng từ bảo lãnh của ngân hàng hoặc của tổ chức tính dụng khác.22
Nhìn chung khi áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời để bảo vệ quyền tác giả đối với sách điện tử cũng mang lại những thuận lợi nhất định cho các chủ thể quyền như tránh trường hợp bênh gây thiệt hại phi tang các vật chứng và chủ thể của tác phẩm không thể ngăn được. Tuy nhiên các biện pháp khẩn cấp tạm thời theo quy định của pháp luật hiện hành có thể áp dụng trong các vụ tranh chấp về quyền tác giả là tương đối ít. Điều này đã gây không ít khó khăn cho chủ thể quyền tác giả trong việc yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền
21 Khoản 1 Điều 207 Luật sở hữu trí tuệ 2005; sửa đổi bổ sung 2009 22
và lợi ích của mình. Nên quyền yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời chưa được phát huy trên thực tế.