Khái niệm các biện pháp xử lý hành vi xâm phạm quyền tác giả đối với sách

Một phần của tài liệu thực trạng xâm phạm phạm quyền tác giả đối với sách điện tử và hướng hoàn thiện (Trang 29)

5. Bố cục đề tài

1.4.2. Khái niệm các biện pháp xử lý hành vi xâm phạm quyền tác giả đối với sách

tác phẩm;

- Sản xuất, lắp ráp, biến đổi, phân phối, nhập khẩu, xuất khẩu, bán hoặc cho thuê thiết bị khi biết hoặc có cơ sở để biết thiết bị đó làm vô hiệu các biện pháp kỹ thuật do chủ sở hữu quyền tác giả thực hiện để bảo vệ quyền tác giả đối với tác phẩm của mình;

- Làm và bán tác phẩm mà chữ ký của tác giả bị giả mạo;

- Xuất khẩu, nhập khẩu, phân phối bản sao tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả.

1.4.2. Khái niệm các biện pháp xử lý hành vi xâm phạm quyền tác giả đối với sách điện tử điện tử

Có thể thấy trong thời đại mà Internet phát triển như vũ bão, công nghệ đổi mới không ngừng như hiện nay, làm sao để làm tốt công tác bảo hộ quyền tác giả thực sự là vấn đề không đơn giản. Đặc biệt là đối với việc sản xuất sách điện tử, một môi trường dễ bị xâm phạm quyền tác giảm. Để giảm thiểu tình trạng xâm phạm quyền tác giả đối với sách điện tử, thì việc đề ra các biện pháp xử lý nhằm chống xâm phạm là giải pháp hữu hiệu để đảm bảo được quyền và lợi ích hợp pháp của tác giả và chủ sở hữu quyền tác giả đồng thời cũng bảo vệ quyền và lợi ích của độc giả khi tiếp cận sách điện tử.

Các biện pháp xử lý hành vi xâm phạm quyền tác giả đối với sách điện tử có thể hiểu là những biện pháp cụ thể được đề ra nhằm áp dụng để ngăn chặn cũng như tùy theo tính chất, mức độ xâm phạm mà áp dụng hình thức xử lý theo quy định của pháp luật. Các nhà làm luật nhận thấy rằng việc qui định các biện pháp chế tài là rất quan trọng nên đã qui định rõ ràng vấn đề này tại Phần năm Luật sở hữu trí tuệ năm 2005. Theo những qui định này thì tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả có thể thực hiện các biện pháp chế tài sau để xử lý hành vi xâm phạm quyền tác giả:

Biện pháp hành chính: là biện pháp được áp dụng để xử lý hành vi xâm phạm thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 211 của Luật Sở hữu trí tuệ mà cụ thể là các hành vi xâm phạm quyền tác giả đối với sách điện tử, theo yêu cầu của chủ thể quyền tác giả, tổ chức, cá nhân, bị thiệt hại do hành vi xâm phạm gây ra, hay tổ chức cá nhân phát hiện hành vi xâm phạm hoặc do cơ quan có thẩm quyền chủ động phát hiện. Và hành vi xâm phạm này chưa đến mức phải chịu trách nhiệm hình sự.

Biện pháp dân sự: là biện pháp áp dụng để xử lý các hành vi xâm phạm theo yêu cầu của chủ thể quyền tác giả mà cụ thể là chủ thể quyền tác giả đối với sách điện tử hoặc tổ chức, cá nhân bị thiệt hại do hành vi xâm phạm trên gây ra. Luật sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi, bổ sung 2009), đã dành tới 9 Điều (từ Điều 202 đến Điều 209) để qui định chi tiết về

biện pháp dân sự, bao gồm các biện pháp khẩn cấp tạm thời và quyền yêu cầu ra Tòa án, đồng thời còn qui định cả quyền và nghĩa vụ của các đương sự (tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả) có quyền chứng minh là quyền và lợi ích của mình đang bị xâm phạm. Không những vậy biện pháp dân sự còn qui định thêm nguyên tắc và căn cứ xác định thiệt hại, mức bồi thường thiệt hại do bên thiệt hại gây ra.

Biện pháp hình sự: Khi hành vi xâm phạm quyền tác giả đối với sách điện tử có yếu tố cấu thành tội phạm thì sẽ xử lý bằng biện pháp hình sự, đây được xem là biện pháp có tính trừng phạt cao nhất, nghiêm khắc nhất trong các chế tài đối với hành vi xâm phạm quyền tác giả đối với sách điện tử. Thẩm quyền, trình tự, thủ tục áp dụng biện pháp hình sự tuân theo quy định của pháp luật về tố tụng hình sự.

Một phần của tài liệu thực trạng xâm phạm phạm quyền tác giả đối với sách điện tử và hướng hoàn thiện (Trang 29)