Hoàn thiện các văn bản hướng dẫn thi hành Luật thuế TNCN

Một phần của tài liệu Quản lý thuế thu nhập cá nhân trên địa bàn huyện Đông Anh (Trang 123)

Luật thuế TNCN được Quốc hội thông qua ngày 21/11/2007 và chính thức có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2009. Luật thuế TNCN ra đời đã góp phần hoàn thiện chính sách thuế TNCN, đưa sắc thuế này trở thành một sắc thuế quan trọng trong hệ thống thuếở nước ta.

Tuy nhiên, trong quá trình thực thi Luật này đã phát sinh những bất cập, bộc lộ một số tồn tại, hạn chế, chưa phù hợp với thực tiễn, một số quy định còn phức tạp, phát sinh thủ tục hành chính, chưa tạo thuận lợi cho người nộp thuế và khó khăn cho công tác quản lý thuế. Do đó, việc sửa đổi Luật thuế TNCN là rất cần thiết trong giai đoạn hiện nay. Sau một thời gian dài nghiên cứu Luật thuế TNCN sửa đổi, bổ sung đã được Quốc hội thông qua ngày 22/11/2012 và chính thức có hiệu lực thi hành từ ngày 01/07/2013. Luật thuế TNCN sửa đổi bổ sung ra đời nhằm mục tiêu dài hạn là đảm bảo chính sách rõ ràng, minh bạch, đơn giản, giảm thủ tục hành chính tạo thuận lợi cho người nộp thuế và công tác quản lý thuế, tạo điều kiện cho việc hiện đại hóa quản lý thuế; đảm bảo công bằng trong điều tiết thu nhập, động viên một cách hợp lý thu nhập dân cư công bằng, góp phần ổn định, nâng cao đời sống của người nộp thuế, khuyến khích mọi cá nhân ra sức lao động, sản xuất kinh doanh, gia tăng thu nhập làm giàu chính đáng; bảo đảm đơn giản, minh bạch, dễ hiểu, dễ thực hiện, tạo thuận lợi cho người nộp thuế và góp phần thúc đẩy cải cách hành chính, hiện đại hóa công tác quản lý thuế; góp phần tăng tính cạnh tranh, so với các nước trong khu vực, các nước có điều kiện tương đồng với nước ta, phù hợp với xu thế cải cách thuế và thông lệ quốc tế; đảm bảo tính thống nhất của hệ thống pháp luật và có tính ổn định, không làm ảnh hưởng lớn đến số thu NSNN.

Do đó, để nâng cao hiệu quả công tác quản lý thuế TNCN trong thời gian tới khi mà Luật thuế TNCN sửa đổi, bổ sung đi vào cuộc sống thì cần tiếp tục nghiên cứu thực tiễn để có cơ sở dữ liệu hoàn thiện Luật thuế TNCN cũng như các văn bản hướng dẫn thi hành Luật này. Cụ thể là:

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 115 Hiện nay, biểu thuế suất lũy tiến từng phần theo Luật thuế TNCN đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công và từ kinh doanh gồm 7 bậc còn nhiều bất cập, mức thuế suất cao nhất là 35% thực sự chưa khuyến khích được những người có trình độ kỹ thuật cao, năng lực điều hành tốt, các chuyên gia giỏi tham gia lao động, cống hiến cho xã hội và sự phát triển của đất nước và thậm chí hạn chế khả năng thu hút đầu tư nước ngoài vào Việt Nam. Kinh nghiệm nước ngoài cho thấy, những năm gần đây nhiều nước đã thực hiện cắt giảm mức thuế suất thấp nhất trong Biểu thuế để nâng cao tính hấp dẫn của môi trường đầu tư trong nước, thu hút được lao động có kỹ thuật cao từ bên ngoài (Indonexia, Malaysia, Ba Lan, Cộng hòa Séc,…). Cá biệt, một số quốc gia đã thực hiện cải cách chính sách thuế TNCN của mình theo hướng xóa bỏ biểu thuế lũy tiến và chuyển sang áp dụng duy nhất một mức thuế suất thuế TNCN với mức khá thấp. Ví dụ, Nga áp dụng một mức thuế suất là 13% và Bungari một mức thuế là 10%. Tuy nhiên, việc thu thuế theo phương thức này tuy đơn giản trong thực hiện song cũng đang nhận phải một số chỉ trích liên quan đến việc thực hiện chức năng điều tiết, phân bổ lại thu nhập của thuế TNCN.

Nền kinh tế Việt Nam cũng như thực tiễn thi hành Luật thuế TNCN cho thấy, việc quy định mức thuế suất 35% là quá cao và không tương tác với mức thuế suất thuế TNDN 20-22%. Điều này có thể ảnh hưởng tới việc lựa chọn hình thức, loại hình doanh nghiệp để kinh doanh và gây tác động tiêu cực đến nhu cầu lao động của các tổ chức, các nhân trong xã hội. Tâm lý người sẽ hoang mang khi thấy rằng, thuế suất đánh vào thu nhập tính thuế là rất cao, trong khi đó các khoản thuế này nhiều khi cũng không rõ có được chi một cách hợp lý để thực hiện các nhiệm vụ của Nhà nước hay không. Hơn nữa, những quyền mà NNT được hưởng nhiều khi còn mơ hồ và gián tiếp, có khi chỉ là khẩu hiệu (nộp thuế là quyền lợi và nghĩa vụ của công dân). Vì vậy, việc quy định mức thuế suất , vừa đủ sẽ tạo động lực cho người dân tuân thủ nghĩa vụ thuế một cách tự nguyện, nên bỏ mức thuế suất 35% và chỉ còn lại 6 bậc trong biểu thuế.

- Giãn khoảng cách giữa các bậc thuế trong biểu thuế

Về nguyên tắc, biểu thuế lũy tiến được xây dựng căn cứ vào nguyên tắc đánh thuế dựa trên khả năng nộp thuế của cá nhân. Những người có thu nhập

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 116 cao thì có nhiều khả năng nộp thuế cao hơn những người có thu nhập thấp và ngược lại. Khoảng cách tương đối giữa các bậc thuế suất sẽ quyết định tính chất lũy tiến mạnh hay yếu của biểu thuế. Khoảng cách quá xa sẽ có thể tạo điều kiện cho hành vi chuyển dịch vụ thu nhập của một nhóm đối tượng nộp thuế. Luật thuế TNCN nên quy định mở rộng khoảng cách giữa các bậc thu nhập và hạ mức thuế suất khởi điểm nhằm động viên, khuyến khích cá nhân làm giàu hợp pháp và tăng khả năng thu hút nguồn lực nước ngoài, đảm bảo nền kinh tế phát triển và hội nhập quốc tế. Ví dụ, mức thuế suất bậc 1 sẽ là 3%, bậc 2 là 10%, tiếp theo là 15%, 20%, 25%, 30%. Khoảng cách giữa các bậc thu nhập có thể giữ nguyên cho đến bậc 6 theo Luật thuế TNCN hiện hành.

Để thấy thuế TNCN phát huy được tốt nhất vai trò trong việc đảm bảo công bằng xã hội, điều tiết thu nhập của mọi tầng lớp dân cư một cách hợp lý, bảo vệ quyền lợi của NNT thì việc sửa đổi, bổ sung một số nội dung nêu trên là hết sức cần thiết, góp phần tăng tính cạnh tranh so với các nước trong khu vực, các nước có điều kiện tương đồng với nước ta, phù hợp với xu thế cải cách thuế và thông lệ quốc tế. Ngoài ra, việc sửa đổi Luật thuế cũng cần xác định rõ mục tiêu đầu tiên là đảm bảo công bằng xã hội, còn việc tạo nguồn thu cho NSNN chỉ là mục tiêu thứ 2. Nếu hai mục tiêu trên song hành thì rất khó thực hiện. Hơn nữa, nguyên tắc sửa đổi phải đảm bảo sự đồng bộ, phù hợp với các đạo luật khác trong hệ thống pháp luật Việt Nam, đảm bảo và phát huy quyền tự do kinh doanh của người dân, kích thích sự phát triển của mọi thị trường, phù hợp với các chính sách phát triển kinh tế của Nhà nước. Nếu trong giai đoạn hiện nay, Nhà nước chú trọng đầu tư cho sự phát triển của thị trường tài chính thì nên chăng, những khoản thuế thu nhập đối với các chủ thể tham gia thị trường này (người gửi tiền, nhà đầu tư chứng khoán) nên có sự nhất quán, tránh tình trạng “trống đánh suôi, kèn thổi ngược” như hiện nay (người gửi tiền thì không phải nộp thuế, còn nhà đầu tư chứng khoán thua lỗ cũng không thoát khỏi nghĩa vụ thuế TNCN). Điều này hết sức cần thiết nhằm đảm bảo sự bình đẳng về nghĩa vụ thuế và tránh tình trạng thuế TNCN chỉ “nắm được người có tóc”

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 117

4.3.2. Xây dựng quy trình quản lý thuế TNCN

Do việc quản lý thuế TNCN hiện nay dựa trên cơ sở Luật quản lý thuế, các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Quản lý thuế và một số văn bản hướng dẫn của Tổng Cục Thuế mà chưa có một quy trình quản lý riêng biệt, cụ thể. Vì vậy, việc xây dựng một quy trình quản lý thuế TNCN riêng sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quản lý thu vì khi đó các cơ quan, bộ phận sẽ được phân công chức năng, nhiệm vụ rõ ràng, không chồng chéo giữa các bộ phận.

Trước hết, về quản lý đối tượng nộp thuế, CQT cần triển khai tốt công tác đăng ký và cấp MST cho các đối tượng nộp thuế nhất là các đối tượng là cá nhân hành nghềđộc lập, hạn chế tối đa việc bỏ sót các đối tượng nộp thuế.

Trong thực tế việc quản lý căn cứ tính thuế, việc kiểm soát nguồn thu nhập của các cá nhân là hoàn toàn không đơn giản, đặc biệt trong điều kiện hiện nay khi mà phần lớn các giao dịch đều sử dụng tiền mặt. Vì vậy, cần tiếp tục đẩy mạnh hình thức khấu trừ tại nguồn tại các cơ quan chi trả thu nhập đồng thời từng bước nâng dần tỷ trọng thanh toán qua ngân hàng. Để làm được điều này cần phải xây dựng một hệ thống ngân hàng hiện đại, một mạng lưới thanh toán với các phương tiện hiện đại, nhanh gọn và thuận tiện, phải tạo điều kiện để mọi người đều có tài khoản riêng tại ngân hàng, các cơ quan chi trả thu nhập dần chuyển sang phương thức chi trả thu nhập qua ngân hàng, hạn chế tối đa phương thức thanh toán bằng tiền mặt trong giao dịch.

Về công tác thanh tra, kiểm tra: Đi đôi với việc tăng cường tính chủđộng của các DN trong việc tự kê khai tính thuế và nộp thuế theo quy định thì CQT cần hoàn thiện quy trình thanh tra, kiểm tra NNT, thanh tra nội bộ ngành thuế. Công tác thanh tra, kiểm tra cần thực hiện được một số nội dung như:

- Hướng dẫn việc thực hiện các quy định về kê khai, quyết toán thuế nhằm hạn chế tối đa sai sót ngay từ khâu kê khai tính thuế hàng tháng.

- Tăng cường các biện pháp kiểm soát nguồn thu nhập: bắt buộc các cơ quan chi trả thu nhập phải khai báo tình hình chi trả thu nhập, thực hiện đúng chế độ kế toán trong đơn vị. Khi cần thiết, cơ quan có thể liên hệ với các cơ quan chức năng để xác minh nguồn thu nhập.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 118 - CQT có quyền kiểm tra sổ sách của đơn vị nếu như phát hiện ra cơ quan chi trả cố tình che giấu thu nhập hoặc kê khai không đúng thu nhập. Thực hiện kiểm tra thường xuyên đối với những cơ quan chi trả có dấu hiệu vi phạm.

Một phần của tài liệu Quản lý thuế thu nhập cá nhân trên địa bàn huyện Đông Anh (Trang 123)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)