Nâng cao chất lượng công tác quản lý căn cứ tính thuế

Một phần của tài liệu Quản lý thuế thu nhập cá nhân trên địa bàn huyện Đông Anh (Trang 113)

Theo tổng hợp tình hình thì đến cuối năm 2013, tại Chi cục thuế huyện Đông Anh theo dõi quản lý khoảng 27.500 cá nhân làm công ăn lương trong các tổ chức kinh tế, các cơ quan quản lý Nhà nước, các đơn vị hành chính sự nghiệp và 8.300 hộ kinh doanh cá thể và các cá nhân có hoạt động chuyển nhượng bất động sản. Mấu chốt của việc quản lý thuế TNCN chính là phải kiểm soát được thu nhập chịu thuế của NNT do vậy CQT cần thực hiện đồng thời các giải pháp sau:

- Đối với cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công và cá nhân có thu nhập từ kinh doanh:

+ Đối với cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công: Đẩy mạnh và thực hiện triệt để hơn nữa việc thực hiện cơ chế khấu trừ thuế TNCN tại nguồn trước khi chi trả thu nhập cho cá nhân. Muốn vậy, Chi cục thuế phải tổ chức hướng dẫn cụ thểđối với đơn vị thực hiện khấu trừ thuế, cần làm cho các đơn vị

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 105 chi trả thu nhập thấy rõ trách nhiệm phải khấu trừ tiền thuế; xử lý kịp thời, nghiêm minh các đơn vị không thực hiện đúng trách nhiệm.

+ Rà soát các cá nhân có nhiều nguồn thu nhập trong đó tập trung cá nhân vừa có thu nhập từ tiền lương, tiền công, cá nhân hành nghề tự do như luật sư, dịch vụ tư vấn, kế toán … để yêu cầu kê khai và nộp thuế TNCN theo quy định.

+ Đối với thu nhập từ kinh doanh: Cần nắm bắt được qui mô, năng lực kinh doanh, từđó nắm được doanh thu thực tế kinh doanh để quản lý thuế. Tăng cường công tác điều tra khảo sát doanh thu thực tế đểđánh giá mức độ kê khai doanh thu của hộ kinh doanh từđó thực hiện điều chỉnh doanh thu tính thuế sát với doanh thu thực tế pháp sinh. Tăng cường kiểm tra việc ghi chép sổ sách kế toán của hộ kinh doanh để quản lý được các chi phí liên quan đến hoạt động SXKD của hộ kinh doanh, đồng thời hạn chế được tình trạng khai tăng chi phí để làm giảm thu nhập chịu thuế.

+ Làm tốt hơn nữa công tác kiểm tra tại CQT đối với hồ sơ quyết toán thuế TNCN của các cơ quan chi trả thu nhập và hộ kinh doanh. Cần đặc biệt chú ý phân tích hồ sơ khai thuế TNCN của những đơn vị có số lượng người lớn, có số chi trả lớn, chú ý các đơn vị có khoản chi trả tiền lương, tiền công theo dạng hợp đồng vụ việc hoặc hợp đồng ngắn hạn có tỷ trọng cao, những hộ kinh doanh kê khai doanh thu thấp không phù hợp với quy mô kinh doanh. Đối với những trường hợp này cần yêu cầu giải trình cụ thể. Nếu thấy việc giải tình không hợp lý, thiếu thuyết phục thì nên thực hiện kiểm tra tại trụ sở cơ quan trả thu nhập và hộ kinh doanh.

Kết hợp kiểm tra thuế TNDN, thuế GTGT với kiểm tra quyết toán thuế TNCN trong qua trình thanh tra, kiểm tra tại trụ sở NNT. Trước khi tiến hành kiểm tra tại trụ sở NNT, CQT cần thực hiện phân tích chuyên sâu các tỷ suất phản ánh mối quan hệ giữa thuế TNDN và thuế TNCN. Khi thiết lập các đoàn kiểm tra, cần kết hợp nhân sự giữa bộ phận quản lý thuế TNCN với các bộ phận thanh tra, kiểm tra để đảm bảo sự bổ sung lẫn nhau về kiến thức chuyên sâu trong quản lý các sắc thuế khác nhau.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 106 Cần đúc rút kinh nghiệm và tổng hợp thành sổ tay hướng dẫn thanh tra, kiểm tra thuế TNCN ở từng loại hình doanh nghiệp, từng cơ quan chi trả thu nhập để làm tài liệu hướng dẫn trong kiểm tra hồ sơ tại cơ quan thuế cũng như trong quá trình thanh tra, kiểm tra tại trụ sở NNT.

Một phần của tài liệu Quản lý thuế thu nhập cá nhân trên địa bàn huyện Đông Anh (Trang 113)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)