Kinh nghiệm quản lý thuế của Chi cục thuế huyện Từ Liêm

Một phần của tài liệu Quản lý thuế thu nhập cá nhân trên địa bàn huyện Đông Anh (Trang 58)

- Thứ nhất, Tập trung tuyên truyền chính sách thuế thuế TNCN: Chi cục thuế huyện Từ Liêm đã tích cực phối hợp với các phòng chức năng của Cục thuế Hà Nội để thực hiện tuyên truyền chính sách thuế TNCN bằng nhiều hình thức như mở các lớp tập huấn đến tất cả các cơ quan hành chính trên địa bàn huyện, 100% doanh nghiệp và cá nhân kinh doanh; phối hợp với đài phát thanh của huyện và đài truyền thanh các xã, thị trấn thực hiện tuyên truyền về chính sách thuế TNCN; phát ấn phẩm, tờ rơi cho NNT; treo băng rôn, áp phích tại các trục đường giao thông chính, khu vực đông dân cư … để phổ biến, tuyên truyền đầy đủ nội dung của chính sách thuế TNCN nhằm nâng cao ý thức tuân thủ nghiêm chỉnh chính sách thuế cho NNT. Đồng thời tổ chức đối thoại, mở các đường dây nóng để giải đáp các vướng mắc trong quá trình thực hiện Luật thuế TNCN.

Thứ hai, Tổ chức bộ máy quản lý thuế TNCN: Tổ chức bộ máy quản lý thuế TNCN của Chi cục thuế huyện Từ Liêm được hoạt động theo hệ thống từ Chi cục xuống đến các đội quản lý thu thuế. Trong đó, bộ phận quản lý thuế TNCN trực thuộc đội Tổng hợp nghiệp vụ dự toán - Kê khai kế toán thuế và tin học có nhiệm vụ quản lý việc kê khai, nộp thuế và giải đáp chính sách thuế TNCN cho NNT. Các đội thu thuế TNCN bao gồm các đội thuế liên xã (thu thuế TNCN đối với các hộ kinh doanh cá thể), các đội kiểm tra thuế (thu thuế TNCN đối với cá nhân làm công ăn lương do cơ quản trả thu nhập là các DN và các đơn vị HCSN) và đội quản lý thu lệ phí trước bạ và thu khác (thu thuế TNCN từ hoạt động chuyển nhượng BĐS).

Thứ ba, Tập trung cấp MST cho NNT: Tập trung triển khai ngay công tác cấp MST cho cá nhân NNT, cho các đơn vị trả thu nhập và người phụ thuộc. Đồng thời tập trung xử lý hoặc báo cáo và đề nghị Cục thuế xử lý những vướng mắc trong quá trình triển khai cấp MST cho NNT.

Thứ tư, tập trung đôn đốc nộp hồ sơ khai thuế, đôn đốc nộp thuế, giải quyết hoàn thuế TNCN: Do ý thức hiểu biết về thuế TNCN của người dân vẫn còn thấp nên còn nhiều đối tượng nộp thuế chưa tự giác thực hiện kê khai, nộp thuế theo quy định. Định kỳ theo quy định, Chi cục thuế huyện Từ Liêm đã

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 50 thường xuyên đốc đốc NNT thực hiện kê khai và nộp hồ sơ khai thuếđúng thời hạn và đôn đốc NNT nộp thuế kịp thời vào NSNN. Những trường hợp có biểu hiện chây ỳ thì thực hiện xử lý nghiêm vừa để dăn đe vừa nâng cao ý thức tự giác của người dân trong việc thực hiện chính sách thuế TNCN.

Thứ năm, Đẩy mạnh công tác kiểm tra thuế: Thực hiện kiểm tra tình hình chấp hành chính sách pháp luật về thuế TNCN của NNT nhằm phát hiện kịp thời các trường hợp vi phạm để xử lý kịp thời, đồng thời qua đó có biện pháp tuyên truyền, hướng dẫn cho NNT biết để tự giác thực hiện hoặc có những điều chỉnh trong công tác quản lý thuế TNCN cá nhân cho phù hợp với tình hình thực tế trên địa bàn.

2.3.3. Những bài học kinh nghiệm rút ra đối với Chi cục thuế huyện Đông

Anh trong công tác quản lý thuế TNCN

Qua nghiên cứu công tác quản lý thuế TNCN của các nước trên thế giới và công tác quản lý thuế TNCN của Cục thuế Hà Nội, Chi cục thuế huyện Từ Liêm, có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm có thể áp dụng cho Chi cục thuế huyện Đông Anh như sau:

Thứ nhất, về nhận thức, phải khẳng định việc quản lý thuế TNCN ỏ các nước trên thế giới cũng như ở các địa phương trên đã góp phần điều tiết thu nhập hợp lý, góp phần công bằng xã hội, huy động nguồn lực cho NSNN, kiểm soát được TNCN, góp phần hạn chế tham nhũng, lãng phí ... Địa bàn Đông Anh không thể ngoại lệ, cần phải nhận thức đúng vai trò của thuế TNCN.

Thứ hai, xây dựng bổ máy tổ chức quản lý thuế TNCN và đội ngũ cán bộ công chức quản lý thuế TNCN có phẩm chất đạo đức tốt, giỏi về chuyên môn nghiệp vụ, thành thạo về tin học ... theo hướng chuyên sâu về từng lĩnh vực như nóm quản lý thuế TNCN đối với cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công, nhóm quản lý thu nhập đối với cá nhân có thu nhập từ kinh doanh, nhóm quản lý thu nhập đối với cá nhân có thu nhập từđầu tư vốn, chuyển nhượng vốn ...

Thứ ba, tăng cường công tác tuyên truyền hỗ trợ NNT, thành lập các tổ chức tư vấn thuế, thông qua các tổ chức tư vấn thuế giúp cho NNT nâng cao tinh thần trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ thuế, hạn chếđược rủi ro về thuế; tăng

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 51 cường công tác thanh tra, kiểm tra NNT; thanh tra nội bộ ngành thuế nâng cao tinh thần trách nhiệm của công chức thuế và xây dựng được đội ngũ cán bộ công chức quản lý thuế TNCN trong sách, công tâm trong thực thi nhiệm vụ.

Thứ tư, tăng cường sự phối kết hợp giữa các cơ quan quản lý Nhà nước với CQT nhằm quản lý NNT một cách hiệu quả, tăng thu NSNN về thuế TNCN. Thuế TNCN liên quan đến nhiều lĩnh vực quản lý kinh tế, xã hội, do đó trong quá trình thực hiện cần phải có sự tham gia của các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội, các đoàn thể quần chúng, các cơ quan quản lý Nhà nước. Gắn trách nhiệm của các cấp các ngành, cấp ủy chính quyền địa phương với CQT trong việc quản lý thuế TNCN đểđảm bảo công tác này đạt hiệu quả cao nhất.

Thứ năm, xây dựng tiêu chí phân loại NNT thành các nhóm đối tượng như người Nhật, người Trung Quốc, Hàn Quốc, Mỹ, Anh ... hoặc phân cho cán bộ công chức quản lý thuế TNCN như thu nhập từ TLTC, thu nhập từ kinh doanh, thu nhập từ chuyển nhượng BĐS, thu nhập từ đầu tư vốn, chuyển nhượng vốn ... từđó tìm ra các biện pháp quản lý, phương thức hỗ trợ thích hợp.

Thứ sáu, để quản lý được thu nhập của các cá nhân nhất thiết phải ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý thuế. Không có công nghệ thông tin thì hiệu quả quản lý thuế TNCN sẽ không cao, không kiểm soát được thu nhập cá nhân ở nhiều nơi, có nhiều loại thu nhập. Vì vậy Chi cục thuế huyện Đông Anh nên áp dụng tốt công nghệ thông tin trong việc quản lý thuế TNCN và quản lý được đầy đủ thông tin về NNT.

2.4. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu

Thuế TNCN là sắc thuế mới ban hành, diện điều chỉnh của sắc thuế này rất rộng. Điều đó đặt ra cho các nhà quản lý hàng loạt các câu hỏi, đó là: quản lý đối tượng ra sao? Theo dõi và quản lý thu nhập như thế nào? kiếm soát giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc của các cá nhân có thu nhập bằng cách nào? Làm gì để mọi tầng lớp dân cư trong xã hội với trình độ khác nhau có thể tiếp cận và thực hiện một cách dễ dàng nhất ? Công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát như thế nào vừa gọn nhẹ, vừa hiệu quả ...

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 52 nhiều công trình nghiên cứu nhằm góp phần làm cho chính sách thuế TNCN hoàn thiện hơn. Qua tham khảo một số công trình nghiên cứu tiêu biểu mà tác giảđã có điều kiện đọc cho thấy:

- “Thuế Thu nhập cá nhân và những nghịch lý” (2013) của Trần Phương đăng trên Cổng thông tin điện tử Cục thuế Bình Phước. Bài viết này, tác giả đã phân tích và chỉ ra một số tồn tại, hạn chế, chưa phù hợp với thực tiễn đời sống. Một số quy định trong Luật thuế TNCN còn phức tạp, phát sinh nhiều thủ tục hành chính, chưa tạo thuận lợi cho người nộp thuế và khó khăn cho công tác quản lý thuế như: mức khởi điểm chịu thuế, mức giảm trừ gia cảnh, thuế suất đối với người nộp thuế, thu nhập tính thuế từ tiền lương, tiền công là chưa phù hợp trong điều kiện nền kinh tế có biến động.

- “Luật thuế Thu nhập cá nhân - Những bất cập và hướng hoàn thiện” (2012) của PGS.TS Lê Thị Thu Thủy, Viện nghiên cứu lập pháp. Tác giả đã phân tích những bất cập của Luật thuế TNCN và nêu hướng sửa đổi thích hợp về 4 vấn đề: thu nhập chịu thuế, giảm trừ gia cảnh, biểu thuế suất và khoảng cách giữa các bậc thuế trong biểu thuế.

Luận văn thạc sĩ kinh tế “Hoàn thiện quản lý thuế TNCN ở Việt Nam hiện

nay” (2011) của Lưu Thị Thu Hà. Đề tài nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn công tác quản lý thu thuế TNCN ở Việt Nam, việc nghiên cứu dựa trên khía cạnh của nội dung quản lý thuế. Tuy nhiên, đề tài này nghiên cứu tổng thể những lý luận, chính sách pháp luật có liên quan đến thuế TNCN và quản lý thuế TNCN, trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp quản lý thuế TNCN tại Việt Nam.

- Luận văn thạc sĩ kinh tế “Kiểm soát thuế TNCN đối với thu nhập từ tiền

lương, tiền công tại các tổ chức chi trả thu nhập do Cục Thuế TP Đà Nẵng thực hiện” (2011) của tác giả Bùi Công Phương. Đề tài này mới chỉ đi sâu nghiên cứu những lý luận cơ bản và thực tiễn của hoạt động kiểm soát thuế TNCN từ tiền lương, tiền công tại các tổ chức chi trả thu nhập do Cục thuế Đà Nẵng thực hiện. Đề tài này mới chỉ đề cập đến quy trình kiểm soát thuế TNCN đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công chứ chưa nghiên cứu đề cập những nội dung của quản lý thuế TNCN từ tiền lương, tiền công nói riêng và quản lý thuế TNCN

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 53 nói chung.

- Luận văn thạc sĩ kinh tế “Giải pháp tăng cường công tác quản lý thuế TNCN trên địa bàn huyện Tiên Du - tỉnh Bắc Ninh” (2013) của tác giả Nguyễn Thị Nụ. Đề tài này hệ thống hóa một số vấn đề lý luận cơ bản về thuế TNCN và công tác quản lý thuế TNCN. Từ những nghiên cứu lý luận, đề tài đề cập đánh giá thực trạng của công tác quản lý thuế TNCN trên địa bàn huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh, chỉ ra những hạn chế và nguyên nhân của công tác quản lý thuế TNCN nhằm đưa ra những giải pháp nâng cao hiệu quản công tác quản lý thuế TNCN ở huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh.

Ngoài ra, còn các công trình nghiên cứu đề cập đến một số nội dung của công tác quản lý thuế TNCN như:

- “Quản lý thuế TNCN và tính tuân thủ của người nộp thuế trên địa bàn

thành phố Hải Phòng” (2011) của Tô Hoàng;

- “Quản lý thuế TNCN tại Cục thuế thành phố Hà Nội” (2011) của Nguyễn Tiến Anh.

Qua nghiên cứu tổng quan về các đề tài, bài báo khoa học nêu trên cho thấy, các vấn đề lý luận về thuế TNCN và quản lý thuế TNCN đã được nghiên cứu khá nhiều và đã được phát triển một cách có hệ thống. Một số vấn đề thực tiễn Việt Nam nói chung và một sốđịa phương cũng đã được nghiên cứu. Song chính sách thuế TNCN có tính rất phức tạp, công tác quản lý thu thuếở mỗi địa phương, mỗi địa bàn lại có đặc thù riêng. Xuất phát từ tình hình trên, tác giả đi vào nghiên cứu “Qun lý thuế Thu nhp cá nhân trên địa bàn huyn Đông Anh”.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 54

PHN 3. ĐẶC ĐIM ĐỊA BÀN NGHIÊN CU

VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CU

3.1. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU

3.1.1 Đặc điểm kinh tế - xã hội của huyện Đông Anh

3.1.1.1 Điu kin t nhiên

Đông Anh là huyện ngoại thành ở phía đông bắc Thủ đô Hà Nội, cách trung tâm Thủ đô 15 km theo đường quốc lộ số 3 (Hà Nội - Thái Nguyên), có tổng diện tích tự nhiên là 18.213,89 ha, với 24 đơn vị hành chính, trong đó 23 xã và 1 thị trấn.

Huyện Đông Anh có địa giới hành chính tiếp giáp: Phía Bắc, Đông Bắc giáp huyện Sóc Sơn (Hà Nội) và Thị xã Từ Sơn (tỉnh Bắc Ninh); Phía Đông giáp huyện Gia Lâm (Hà Nội); Phía Tây giáp huyện Mê Linh (Hà Nội); Phía Nam giáp quận Tây Hồ và huyện Từ Liêm (Hà Nội).

Đông Anh được coi là cửa ngõ phía Bắc của Thủ đô, với nhiều tuyến đường huyết mạch nối liền Thủđô Hà Nội với các tỉnh phía Bắc, Đông Bắc như quốc lộ 3, quốc lộ 3B, quốc lộ 18, quốc lộ 23, quốc lộ 23B, đường cao tốc từ trung tâm Hà Nội đi sân bay quốc tế Nội Bài cửa ngõ thông thương với quốc tế, 2 tuyến đường sắt chạy qua, là các tuyến nối trung tâm Hà Nội với Thái Nguyên và với Lào Cai và một số tuyến đường đang được triển khai và hoàn thiện trên địa bàn như đường 5 kéo dài, đường dẫn cầu Nhật Tân đi sân bay quốc tế Nội Bài, đường cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên. Ngoài ra, Đông Anh có hệ thống sông Hồng, sông Đuống, sông Cà Lồ và sông Ngũ Huyện Khê với các lưu lượng nước rất lớn, là điều kiện thuận lợi cho giao thương phát triển đường thủy cũng như cung cấp nguồn nước phong phú cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân. Như vậy, Đông Anh có nhiều lợi thế về vị trí, tiềm năng và thế mạnh có khả năng thu hút thị trường, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu cây trồng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của huyện.

3.1.1.2. Đặc đim kinh tế, xã hi

Trong những năm qua kinh tế trên địa bàn huyện Đông Anh phát triển với mức tăng trưởng tương đối khá. Giá trị sản xuất các ngành kinh tếđạt 2.899 tỷ 526

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 55 triệu đồng, trong đó công nghiệp, xây dựng cơ bản tăng 13,8%; nông - lâm nghiệp thủy sản tăng 2,5%; thương mại dịch vụ tăng 13,4%.

Cơ cấu ngành kinh tế trên địa bàn huyện Đông Anh có sự chuyển dịch rất tích cực theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tăng tỉ trọng ngành thương mại, dịch vụ, ngành công nghiệp, xây dựng cơ bản và giảm dần tỷ trọng ngành nông nghiệp. Đặc biệt trên địa bàn Đông Anh có các khu công nghiệp và nhiều doanh nghiệp lớn như khu công nghiệp Bắc Thăng Long (do Thành phố Hà Nội quản lý), khu công nghiệp vừa và nhỏ Nguyên khê (do huyện Đông Anh quản lý), Công ty TNHH 1 thành viên ô tô 1/5, Tổng công ty thiết bị điện Đông Anh, Công ty CP chế tạo máy điện Việt Nam Hung ga ri, Công ty TNHH 1 thành viên cơ khí Đông Anh … nên giá trị sản xuất công nghiệp chiếm tỷ trọng rất lớn, chiếm gần 90% tổng giá trị sản xuất trên địa bàn. Riêng giá trị sản xuất khu vực do huyện quản lý, tỷ trọng giá trị sản xuất công nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng lớn và ngày càng tăng trưởng (Cụ thể năm 2006, tỷ trọng giá trị sản xuất nông nghiệp là 23,5%, thì năm 2013 chỉ còn 20,5%; tỷ trọng giá trị sản xuất công nghiệp và xây dựng công nghiệp năm 2006 là 45,4% thì năm 2013 là 50,5%; tỷ trọng giá trị sản xuất thương mại dịch vụ năm 2006 là 31,1% thì năm 2013 là 29,0%). Tiếp tục xu thế phát triển hiện nay, mục tiêu đặt ra đến năm 2020 là tiếp tục thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp - thương mại dịch vụ - nông nghiệp.

Dân số huyện Đông Anh năm 2013 là 336.633 người, mật độ dân số đạt

Một phần của tài liệu Quản lý thuế thu nhập cá nhân trên địa bàn huyện Đông Anh (Trang 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)